Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thụy Sỹ lên kế hoạch đối phó với tình trạng thiếu hụt khí đốt mùa đông tới

Kể từ khi bùng nổ cuộc xung đột tại Ucraina, nguồn cung nhiên liệu tại châu Âu ngày càng căng thẳng, đặc biệt đối với khí đốt. Dòng khí đốt của Nga đến các nước EU liên tục giảm trong những tháng gần đây và hiện chỉ chiếm khoảng 15% tổng lượng khí đốt nhập khẩu của EU.

Thụy Sỹ không có kho dự trữ khí đốt trong nước và hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu. Khoảng 3/4 lượng khí đốt được vận chuyển vào Thụy Sỹ qua Đức. Vì vậy Thụy Sỹ sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tình trạng thiếu khí đốt ở các nước EU.

Trước diễn biến phức tạp của tình hình, Chính phủ Thụy Sỹ và ngành công nghiệp khí đốt nước này đã phối hợp triển khai các biện pháp tăng cường nguồn cung khí đốt cho mùa đông tới bằng cách đảm bảo lượng khí đốt dự trữ tại các nước láng giềng và tìm kiếm nguồn cung bổ sung. Dưới sự điều phối của Hiệp hội Công nghiệp Khí đốt Thụy Sỹ (ASIG), Thụy Sỹ đã thành lập Nhóm phản ứng nhanh (task force) về nguồn cung khí đốt cho mùa đông 2022/2023. Tham gia Nhóm phản ứng nhanh có đại diện Bộ Môi trường, Giao thông, Năng lượng và Truyền thông và Bộ Kinh tế Liên bang. 

Tháng 5/2022, Chính phủ Thụy Sỹ đã giao nhiệm vụ cho Nhóm là phải lên phương án đảm bảo nguồn cung khí đốt trong mùa đông tới và bắt buộc các nhà cung cấp khí đốt địa phương phải thực hiện theo. Hai biện pháp được đưa ra, một là lập kho dự trữ khí đốt cho Thụy Sỹ ở các nước láng giềng đảm bảo được 15% (tương đương khoảng 6 Tỷ KWh) tổng lượng khí đốt tiêu thụ hàng năm của Thụy Sỹ (tương đương khoảng 35 Tỷ KWh). Hai là có phương án bổ sung nguồn cung khí đốt không phải từ Nga lên khoảng 6 Tỷ KWh (khoảng 20% ​​lượng tiêu thụ khí đốt của Thụy Sỹ trong mùa đông) để sử dụng trong ngắn hạn nếu cần thiết.

Tại phiên họp ngày 29/6/2022, Chính phủ Thụy Sỹ đã nghe Nhóm phản ứng nhanh báo cáo và quyết định các nội dung liên quan đến điều hành kho dự trữ khí đốt, giá cả, tính minh bạch của các hợp đồng và chi phí, đảm bảo nguồn nhập khẩu cần thiết...

Chính phủ Thụy Sỹ quyết định sẽ sớm ký với Đức một thỏa thuận về dự trữ khí đốt và thúc đẩy xây kho dự trữ nội địa. Bộ Môi trường, Giao thông, Năng lượng và Truyền thông cũng được giao nhiệm vụ phát động chiến dịch tiết kiệm năng lượng trên quy mô toàn quốc, phổ biến sâu rộng về các biện pháp tiết kiệm năng lượng trong người dân và cộng động doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Chính phủ Thụy Sỹ cũng chuẩn bị các kịch bản đối phó với tình trạng thiếu khí đốt hoặc điện năng có thể xảy ra, với sự tham gia của các Bộ ngành, địa phương và doanh nghiệp ngành năng lượng. Khả năng Thụy Sỹ bị thiếu hụt điện đã tăng lên, đặc biệt do nguồn điện nhập khẩu từ các nhà máy điện hạt nhân ở Pháp giảm sút và mức tích nước tại các hồ chứa của các nhà máy thủy điện đang ở dưới mức trung bình.

Trong chiến dịch truyền thông, Chính phủ sẽ kêu gọi người dân và doanh nghiệp giảm tiêu thụ khí đốt bằng cách thực hiện các lời khuyên và khuyến nghị. Đồng thời, những nơi đang sử dụng thiết bị có thể chạy bằng khí và dầu sẽ phải chuyển sang dùng dầu.

Nếu những hành động trên vẫn không đủ để đối phó với tình trạng thiếu hụt, dự kiến việc tiêu thụ khí đốt sẽ bị áp hạn ngạch, trước hết áp dụng cho những đối tượng tiêu dùng không được ưu tiên. Các đối tượng ưu tiên chủ yếu bao gồm các hộ gia đình có kết nối với mạng lưới phân phối khí đốt phục vụ sưởi ấm và sinh hoạt, cũng như cơ sở giáo dục và hành chính công. Tất cả các khách hàng không ưu tiên sẽ phải tuân thủ hạn ngạch. Ngoài ra, các hạn chế tiêu dùng cũng được cân nhắc, đặc biệt là việc cấm sử dụng khí đốt cho một số hoạt động cụ thể.

Bộ Kinh tế Liên bang hiện đang xem xét kế hoạch hạn ngạch sau khi đã tham vấn với ngành công nghiệp khí đốt. Kế hoạch cụ thể sẽ trình lên Chính phủ cuối tháng 8/2022.

Diễn biến tình hình trên thị trường năng lượng cho thấy sự phụ thuộc lẫn nhau mạnh mẽ giữa các nguồn năng lượng khác nhau như điện, khí đốt và dầu mỏ, đòi hỏi phải có đánh giá toàn diện. Ban chỉ đạo liên Bộ do Bộ trưởng Môi trường, Giao thông, Năng lượng và Truyền thông và Bộ trưởng Kinh tế Liên bang đứng đầu, cùng đại diện các đơn vị liên quan, sẽ trực tiếp đưa ra các hướng dẫn cụ thể. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ đảm bảo sự phối hợp giữa Liên bang và các bang, đánh giá tình hình trên cả bình diện chính trị và chiến lược, xác định các hành động cụ thể và chuẩn bị các quyết định cho Chính phủ.

Ngoài ra, từ tháng 12/2021, một cơ quan xử lý khủng hoảng đã được thành lập, tập trung đặc biệt vào thị trường điện năng do bối cảnh địa chính trị căng thẳng. Trong những tháng gần đây, hoạt động của cơ quan này đã được mở rộng sang lĩnh vực khí đốt.

Với Ban chỉ đạo liên Bộ và cơ quan xử lý khủng hoảng nói trên, Chính phủ Thụy Sỹ đã có một cơ chế xử lý khủng hoảng, có thể thích ứng linh hoạt.

Năm 2021, tiêu thụ năng lượng của Thụy Sỹ đạt 221 tỷ KWh. Trong đó 15,4% là khí đốt, 26,3% điện năng, 14% dầu mazut, 29,3% nhiên liệu hóa thạch (chủ yếu là dầu mỏ), 0,5% than đá và 14,4% năng lượng khác (củi, than củi, rác thải, khí sinh học...). Riêng về điện năng, năm 2021, sản lượng điện của Thụy Sỹ bao gồm 61,5% thủy điện, 28,9% năng lượng hạt nhân và 9,6% nhiệt điện và năng lượng tái tạo.


Nguồn:Thương vụ Việt Nam tại Thụy Sỹ Copy link

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website