Thứ trưởng Trần Tuấn Anh thăm và làm việc tại Haiti
Tại buổi tiếp kiến Thủ tướng Haiti Laurent Salvador Lamothe, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh cam kết Việt Nam sẽ tích cực phối hợp với các cơ quan hữu quan của Haiti để đảm bảo nguồn cung gạo chất lượng cao với giá cả cạnh tranh, góp phần đảm bảo an ninh lương thực và ổn định giá gạo tại thị trường Haiti. Việt Nam sẽ tham gia tích cực trong các dự án thuộc Chương trình tái thiết Haiti, nhất là các dự án xây dựng nhà ở và xây dựng cơ sở hạ tầng tại Haiti.
Thứ trưởng Trần Tuấn Anh tiếp kiến Thủ tướng Haiti Laurent Salvador Lamothe
Thủ tướng Haiti Laurent Salvador Lamothe bày tỏ sự hài lòng đối với hai lô gạo đầu tiên do Việt Nam cung cấp cả về chất lượng cũng như tiến độ giao hàng với giá cả rất cạnh tranh. Nguồn cung gạo của Việt Nam đã góp phần không nhỏ trong việc bình ổn giá lương thực tại thị trường Haiti. Thủ tướng Laurent Salvador Lamothe cũng mong muốn Việt Nam sẽ tham gia vào quá trình tài thiết Haiti, nhất là tham gia cung cấp vật liệu xây dựng và tham gia xây dựng các dự án lớn như sân bay, trụ sở các Bộ/ngành, v.v… của Haiti.
Thứ trưởng Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Nạp Tiền 188bet Haiti
Trước đó, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Nạp Tiền 188bet Haiti, kiêm Bộ trưởng Bộ Kinh Tế và Tài Chính Haiti Wilson Laleau đã trủ trì hội thảo “Cơ hội hợp tác thương mại và Đầu tư Việt Nam – Haiti” với sự tham gia của nhiều chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp hai nước để xác định rõ các dự án/lĩnh vực mà hai bên có thể hợp tác trong thời gian tới như cung cấp lương thực (gạo), sản phẩm nhựa tiêu dùng, đồ uống, vật liệu xây dựng (gạch, xi măng, sắt thép, v.v…).
Trong thời gian ở Haiti, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh và đoàn công tác cũng thăm và làm việc tại các khu công nghiệp Sonafi và Caracol.Đây là hai khu công nghiệp lớn nhất tại Haiti.
Khu công nghiệp Caracol nằm tại thị trấn Caracol, vùng Đông Bắc của Haiti. Khu công nghiệp được xây dựng trên diện tích 250 héctavới mục đích thúc đẩy đầu tư vào Haiti trên mọi lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực dệt may. Các nhà đầu tư sẽ được hưởng những lợi ích khi xây dựng nhà máy tại khu công nghiệp này và được ghi rõ trong Luật đầu tư của Haiti. Cụ thể: Miễn thuế hải quan và thuế thu nhập cho các thiết bị và nguyên vật liệu cần thiết trong xây dựng, vận hành và sản xuất của các doanh nghiệp; Miễn thuế lương và các loại thuế trực thu khác trong nước với thời gian tối đa không quá 15 năm.
Haiti là một nền kinh tế định hướng thị trường với một số lợi thế nhất định từ chi phí lao động thấp và miễn thuế xuất khẩu khi vào thị trường Hoa Kỳ. 2/5 số dân Haiti phụ thuộc chủ yếu vào các ngành nông nghiệp ngư nghiệp với quy mô nhỏ, chủ yếu là để duy trì cuộc sống tối thiểu. Kinh tế Haiti chịu thiệt hại nặng nề vào tháng Giêng năm 2010 khi trận động đất 7 độ tàn phá hầu hết thủ đô Port-au-Prince và khu vực xung quanh. Trận động đất đã gây thiệt hại 7,8 tỷ USD và làm GDP suy giảm 5,4% năm 2010. Hàng năm,Haiti tiếp nhận viện trợ từ các nước như Hoa Kỳ, Liên Minh Châu Âu, Canada, Argentina, Brazil,Chile, Mexico, Venezuena và Cuba để tái thiết đất nước sau thảm họa. Cụ thể, Haiti nhận được 4,59 tỷ USD cam kết cho viện trợ quốc tế để tái thiết đất nước trong vòng 6 năm bắt đầu từ năm 2011. Những sự giúp đỡ từ bên ngoài này chiếm gần 30-40% tổng ngân sách của quốc gia. Nền kinh tế của Haiti vẫn đang phục hồi từ trận động đất lớn trong tháng 1 năm 2010. Chính quyền Haiti đang tiến hành cải cách kinh tế thông qua việc thực hiện đồng bộ các chính sách tài chính và tiền tệ.
Các doanh nghiệp Haiti rất quan tâm hợp tác với Việt Nam
Đạo luật Khuyến khích hợp tác đối tác (HOPE) của Hoa Kỳ được thông qua vào tháng 12 năm 2006 đã thúc đẩy xuất khẩu may mặc và thu hút đầu tư nhờ ưu đãi tiếp cận phi thuế quan vào thị trường Hoa Kỳ. Cụ thể hàng hóa trong lĩnh vực may mặc của Haiti được miển thuế nhập khẩu khi vào thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên, đạo luật HOPE I năm 2006 có một số bất cập như thời gian miễn thuế xuất khẩu chỉ 3 năm, hàng hóa phải được hoàn thiện ở Dominica sau đó chuyển về Haiti để xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Đạo luật này cũng không bao gồm các mặt hàng len sợi (chiếm 80% mặt hàng dệt may xuất khẩu của Haiti). Do vậy, đạo luật HOPE 2, ra đời vào năm 2010, đã thay đổi những hạn chế nói trên giúp ngành công nghiệp dệt may Haiti có những chuyển biến rõ rệt. Cùng năm đó, Quốc hội Hoa Kỳ đã gia hạn đạo luật trên đến năm 2020 theo Đạo luật Chương trình Phục hồi kinh tế Haiti (HELP).
Thương mại quốc tế của Haiti phát triển tương đối chậm trong vòng 5 năm qua. Kim ngạch thương mại quốc tế của Haiti năm 2011 đạt 4,07 tỷ USD, chiếm 34,6% tổng GDP. Hoa Kỳ là đối tác thương mại chính của Haiti với 70% nhập khẩu và 34% kim ngạch xuất khẩu. Cộng hòa Dominica cũng đóng một vai trò kinh tế quan trọng, chiếm 23% nhập khẩu và 9% xuất khẩu của Haiti. Các đối tác thương mại chính khác bao gồm Canada, Netherlands Antilles và Trung Quốc. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Haiti bao gồm dệt may, dầu, ca cao, cà phê và xoài. Gần 70% trong số này được xuất khẩu sang Hoa Kỳ nhờ những ưu đãi mà Hoa Kỳ đành cho Haiti.
Trao đổi hàng hóa của Haiti với thế giới
Đối tác xuất khẩu chính của Haiti là Hoa Kỳ (83,3%) (năm 2011). Các mặt hàng xuất khẩu chính của Haiti bao gồm hàng may mặc và các sản phẩm dệt may, hoa quả, xì gà, thuốc lá, tinh dầu quần áo thể thao, đồ uống và cà phê đã qua chế biến. Trong số này, dệt may và các sản phẩm dệt may chiếm phần lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Haiti và xuất khẩu mặt hàng này vào Hoa Kỳ đạt kim ngạch 563 triệu USD năm 2012 chiếm gần 72% tổng kim nghạch xuất khẩu của Haiti vào Hoa Kỳ.
Đối tác nhập khẩu chính: Cộng hòa Dominica (31,9%), Hoa Kì (25,3%), Hà Lan (8,7%), Trung Quốc (7,2%) (năm 2011). Các mặt hàng nhập khẩu chính bao gồm gạo, lúa mì, dược phẩm, thịt gà và gia cầm, đồ ăn, vải sợi bông, tinh dầu và dầu ăn, máy xúc và máy đào đất, xe tải, xe bus và các phương tiện chuyên dụng.
Quan hệ kinh tế - thương mại và đầu tư với Việt Nam
Cho đến nay các sản phẩm chủ yếu mà Việt Nam đã xuất khẩu sang Haiti bao gồm gạo, dệt may, mây tre, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, mì ăn liền, hóa chất, sản phẩm chất dẻo và các loại hàng hóa khác. Về nhập khẩu, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu các loại nguyên phụ liệu từ Haiti như nguyên phụ liệu trong các ngành dệt may, da giày, bột giấy, phế liệu sắt thép, thức ăn gia súc. Về vấn đề đầu tư, Tập đoàn Viễn thông Quân đội Việt Nam (Viettel) đã đầu tư liên doanh với Ngân hàng trung ương Haiti với tổng số vốn đầu tư là 100 triệu USD, trong đó Viettel đóng góp 60%. Năm 2012, doanh thu của Natcom đạt 50,4 triệu USD với 50 cửa hàng, 60 đại lý, 3.956 điểm bán hàng và 96 nhân viên bán hàng trực tiếp.
(Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam)
Mặc dù là một nước nghèo với rất nhiều khó khăn về kinh tế, chính trị và xã hội nhưng nền kinh tế Haiti là một nền kinh tế mở, nhu cầu tiêu dùng của người dân Haiti tiềm ẩn nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng tiêu dùng của Việt Nam. Hiện tại, một số công ty của Viêt Nam đã thâm nhập thị trường Haiti trong đó đáng chú ý nhất là dự án đầu tư của Viettel trong lĩnh vực viễn thôngsong thị trường này còn nhiều rất nhiều cơ hội đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Trong những năm gần đây chính phủ Haiti đang chú trọng đến việc phát triển kinh tế. Với quan hệ chính trị tốt đẹp và sự ủng hộ của lãnh đạo cấp cao của hai nước cùng với mức thuế doanh nghiệp và các mức thuế nhập khẩu của Haiti thấp hơn so với mức trung bình của các quốc gia thuộc Mỹ Latinh và vùng Ca-ri-bê, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều nhiều điều kiện thuận lợi để hoạt động tại thị trường này.
Lương thực và nhu yếu phẩm là một vấn đề cấp bách với Haiti trong thời điểm hiện tại cũng như trong 5-10 năm tới. Bản ghi nhớ về thương mại gạo đã được ký kết giữa Nạp Tiền 188bet Việt Nam và Bộ Kinh Tế - Tài Chính Haiti vào tháng 1 năm 2013, theo đó Haiti đề nghị Việt Nam cung cấp hàng năm từ 250-300.000 tấn gạo với điều kiện ưu đãi. Bên cạnh sự thiếu hụt về gạo trong vòng 5-10 năm tới, nhu cầu về thực phẩm và nhu yếu phẩm phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày vẫn đang còn thiếu. Chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh việc tìm hiểu đầu tư hàng hóa cho phân khúc thị trường bình dân tại Haiti cho những ngành hàng thực phẩm, nhu yếu phẩm hàng ngày.
Sau trận động đất năm 2010, khu trung tâm thủ đô bị thiệt hại nặng nề về cơ sở hạ tầng. Hàng năm chính phủ Haiti nhận được khá nhiều viện trợ từ các tổ chức quốc tế nhưng công cuộc khôi phục lại cơ sở hạ tầng tại khu trung tâm vẫn đang triển khai một cách chậm chạp. Các doanh nghiệp ngành xây dựng và ngành sản xuất vật liệu xây dựng của Việt Nam có thể tận dụng cơ hội này để bán hàng cũng như đưa người sang tham gia vào các dự án xây dựng của Haiti.