Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa dự Hội thảo “Việt Nam-Châu Phi-Trung Đông: Đối tác mới cho sự phát triển”

Nhằm góp phần tăng cường phát triển quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và các nước Châu Phi/Trung Đông, ngày 7/9/2011, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Châu Phi-Trung Đông phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Đại sứ quán các nước Châu Phi, Trung Đông tại Hà Nội tổ chức Hội thảo “Việt Nam-Châu Phi-Trung Đông: Đối tác mới cho sự phát triển” kết hợp ra mắt Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Châu Phi-Trung Đông.

Đến dự cuộc Hội thảo có Thứ trưởng Nạp Tiền 188bet Hồ Thị Kim Thoa, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc, Giám đốc World Bank tại Việt Nam Victoria Kwakwa, đại diện các Bộ, ngành, địa phương, Đại sứ quán các nước Châu Phi, Trung Đông tại Hà Nội, đại diện Tổ chức quốc tế Pháp ngữ, các hiệp hội, ngành hàng và 150 doanh nghiệp của Việt Nam và châu Phi (CH Congo, CH Chad, Niger, Angola).

Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa phát biểu tại Hội thảo

Phát bịểu nhân dịp này, Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa đã giới thiệu những tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại giữa Việt Nam với hai khu vực thị trường này. Châu Phi và Trung Đông là hai thị trường rộng lớn với dân số khoảng 1,3 tỷ người trong đó châu Phi khoảng 1 tỷ dân và Trung Đông là 300 triệu người. Châu Phi là lục địa rất giàu tài nguyên thiên nhiên, nhân công giá rẻ, còn Trung Đông có nguồn tài chính dồi dào, khả năng thanh toán tốt. Quan hệ chính trị giữa Việt Nam và các nước Châu Phi, Trung Đông rất tốt đẹp và không ngừng phát triển với việc trao đổi các đoàn cấp cao và kí nhiều Hiệp định song phương với các quốc gia thuộc hai khu vực này.

Thời gian qua, Nạp Tiền 188bet cũng đã ban hành các chính sách, chương trình hành động nhằm đẩy mạnh hợp tác thương mại với các nước châu Phi, Trung Đông. Tháng 3 năm 2009, Bộ Công Thương đã ban hành Chương trình hành động nhằm thực hiện Chương trình hành động quốc gia của Chính phủ thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Châu Phi giai đoạn 2008-2010. Tháng 8 năm 2010, Bộ Công Thương đã tổ chức thành công Phiên chuyên đề về “Hợp tác thương mai, công nghiệp, năng lượng và đầu tư giữa Việt Nam và Châu Phi” trong khuôn khổ Hội thảo Quốc tế Việt Nam - Châu Phi lần 2. Tháng 12 năm 2008, Bộ Công Thương đã ban hành Chương trình hành động nhằm thực hiện Đề án của Chính phủ thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Trung Đông giai đoạn 2008-2015. Đây là những cơ sở pháp lý và cơ chế quan trọng để thúc đẩy quan hệ hợp tác chuyên ngành sâu rộng giữa hai bên như đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng Việt Nam có thế mạnh vào các nước trong khu vực có nhu cầu cao; tăng cường các biện pháp trao đổi thương mại hai chiều để giảm chi phí vận tải, nâng cao năng lực cạnh tranh; tăng cường hợp tác công nghiệp.... Nhờ đó, trong những năm gần đây, quan hệ hợp tác trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp giữa Việt Nam và châu Phi-Trung Đông đã phát triển rất ấn tượng.

Năm 2011, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường châu Phi đạt 3,5 tỷ USD, tăng 97% so với năm 2010 trong khi tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường này đạt 1,24 tỷ USD, tăng 62%. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam tại Châu Phi không ngừng được mở rộng. Cho tới nay, Việt Nam đã có trao đổi thương mại với tất cả 55 nước trong khu vực. Những thị trường xuất khẩu quan trọng nhất là Nam Phi, Ai Cập, Bờ Biển Ngà, Ni-giê-ri-a, An-giê-ri, Ăng-gô-la, Xê-nê-gan, Gha-na, Tanzania, Mô-dăm-bích... Những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất là gạo, sản phẩm dệt may, thuỷ hải sản, cà phê, điện thoại di động, nguyên phụ liệu thuốc lá.

Về nhập khẩu, năm 2011, Việt Nam mua từ Châu Phi 1,24 tỷ USD hàng hóa các loại, tăng khoảng 62% so với năm 2010. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu phục vụ sản xuất công nghiệp trong nước như hạt điều thô, bông, gỗ, sắt thép phế liệu. Các thị trường nhập khẩu chính là Nam Phi, Bờ Biển Ngà, Tan-da-ni-a, Ni-giê-ri-a và Gha-na.

Đối với Trung Đông, năm 2011, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia Trung Đông đạt 5,13 tỷ USD tăng 55% so với 2010, trong đó Việt Nam xuất khẩu 2,5 tỷ USD, nhập khẩu 2,63 tỷ USD. 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Đông đạt 1,8 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Đông đạt 1,1 tỷ USD. Những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam gồm hải sản, sợi, điện thoại di động, dệt may, giày dép, hàng nông sản, sữa và sản phẩm sữa, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, cao su, sản phẩm gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ, v.v... Những mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam gồm có dầu mỏ, khí hóa lỏng, chất dẻo nguyên liệu, hóa chất, thức ăn gia súc và nguyên liệu, kim loại thường, sắt thép, v.v…Các đối tác thương mại lớn nhất tại Trung Đông là Các tiểu vương quốc A rập Thống nhất (UAE), Thổ Nhĩ Kỳ, A rập Xê út, Cô-oét...Ngoài lĩnh vực thương mại, hợp tác công nghiệp và đầu tư giữa Việt Nam và các nước Châu Phi, Trung Đông cũng bắt đầu được chú trọng mở rộng.

Tính đến tháng 8/2012, Việt Nam đã có 17 dự án đầu tư tại 10 quốc gia và vùng lãnh thổ châu Phi, với tổng vốn đầu tư đạt 711 triệu USD. Việt Nam đang triển khai hợp tác đầu tư khai thác dầu khí ở Algeria; xúc tiến các dự án hợp tác thăm dò dầu khí tại Tuynidi, Madagascar, Ai Cập, Sudan... Một số doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư vào Châu Phi trong lĩnh vực lắp ráp, sản xuất xe máy. Gần đây, Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp của Việt Nam đang tích cực nghiên cứu thị trường, tìm kiếm cơ hội đầu tư để lắp ráp, sản xuất máy nông cụ tại Tanzania. Trong lĩnh vực viễn thông, một trong những Tập đoàn Viễn thông hàng đầu của Việt Nam là Viettel cũng đã tiến hành đầu tư vào Mô-dăm-bích và đang tích cực xúc tiến tìm kiếm các cơ hội đầu tư vào các nước khác ở Châu Phi.

Châu Phi cũng có 7 quốc gia đầu tư vào Việt Nam là Seychelles, Maroc, Nigeria, Mauritius, Ai Cập, Kenya và Siera Leon. Mặc dù có 37 dự án, song tổng số vốn vẫn còn nhỏ bé chỉ đạt 67,76 triệu USD. Các lĩnh vực đầu tư chính gồm công nghiệp chế biến, chế tạo, bán buôn, bán lẻ, sửa chữa, lĩnh vực hoạt động khoa học công nghệ, dịch vụ lưu trú và tư vấn.

Với khu vực Trung Đông, quan hệ hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp, dầu khí, đầu tư chủ yếu tập trung vào các đối tác như Cô-oét, UAE, Ả-rập Xê-út, I-xra-en. Tình hình triển khai các dự án hợp tác tiến triển thuận lợi, bước đầu thu được những kết quả đáng khích lệ. Công ty Zamil Steel chuyên sản xuất nhà thép tiền chế với hai nhà máy tại khu công nghiệp Nội Bài-Hà Nội và khu công nghiệp Amata-Đồng Nai là hình mẫu kinh nghiệm đầu tư thành công của Ả-rập Xê-út ở Việt Nam. Dự án Liên hợp Lọc hoá dầu Nghi Sơn liên doanh giữa Tập đoàn PVN của Việt Nam và Tổng Công ty KPC của Cô-oét và phía Nhật Bản gần như hoàn tất các thủ tục kỹ thuật trong khâu đàm phán cuối cùng để có thể được tiến hành xây dựng vào Quý 3 năm 2012 và đi vào vận hành theo kế hoạch vào năm 2014. Ngoài hợp tác trong một số dự án dầu khí, KPC của Cô-oét còn là nhà cung cấp xăng dầu ổn định cho Tập đoàn Petrolimex của Việt Nam trong những năm qua. Các công ty của UAE như IPIC và ADNOC cũng tích cực quan tâm và đang triển khai hợp tác trong lĩnh vực dầu khí (xây dựng nhà máy lọc dầu và cung cấp khí hóa lỏng, dầu và các sản phẩm dầu, dịch vụ dầu khí) với các đối tác Việt Nam. Ngoài ra, các doanh nghiệp của UAE còn quan tâm tới hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất, đóng tầu, đầu tư vào lĩnh vực bất động sản và quản lý khu liên hợp thương mại hoặc tòa nhà văn phòng cho thuê. Tính nay, UAE có 5 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt 128 triệu USD, tập trung tại Tp. Hồ Chí Minh và Bà Rịa-Vũng Tầu. Hợp tác với I-xra-en chủ yếu trong lĩnh vực công nghệ cao, các Tập đoàn RAD, ECI Telecom Ltd., Comverse và Alvarion, Tập đoàn Ultra Pure Core (UPC) của I-xra-en đang có những dự án hợp tác hiệu quả với đối tác là các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn của Việt Nam. Bên cạnh đó, một số công ty I-xra-en cũng đã tham gia liên doanh, đầu tư vào một số dự án sản xuất và bất động sản tại Việt Nam.

Mặc dù có những tiến triển tích cực trong quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư song những kết quả trên vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của hai bên. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu thông tin, mạng lưới cơ quan đại diện của Việt Nam nhất là ở Châu Phi và của các nước Châu Phi tại Việt Nam còn mỏng, sự hiểu biết lẫn nhau giữa các đối tác doanh nghiệp còn hạn chế, chưa có nhiều kênh hoạt động trực tiếp trong lĩnh vực ngân hàng gây khó khăn trong khâu thanh toán của doanh nghiệp, vẫn tồn tại những khó khăn và thách thức cần vượt qua trong cơ chế chính sách thương mại và phát triển thị trường của mỗi bên, công tác xúc tiến thương mại do mỗi bên thực hiện chưa đủ mạnh, các kỳ triển lãm/hội chợ quốc tế tổ chức tại Việt Nam và các nước châu Phi chưa có được sự tham gia tích cực của doanh nghiệp hai bên. Nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và các nước ở Châu Phi, Trung Đông, Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa đã nêu ra một số giải pháp như: Hai bên cần nhanh chóng nghiên cứu, ký kết các hiệp định trong các lĩnh vực liên quan (đầu tư, thuế, tài chính, ngân hàng, vận tải hàng không và đường biển) để tạo khuôn khổ pháp lý và hỗ trợ thuận lợi cho các hoạt động thâm nhập, mở rộng thị trường, phát triển kinh doanh, hợp tác sản xuất và đầu tư của doanh nghiệp hai bên; Phối hợp thiết lập các kênh liên hệ đầu mối trực tiếp (Bộ, ngành chức năng, Phòng Thương mại và Công nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp giữa hai bên) và kiện toàn hoạt động của các Ủy ban liên Chính phủ/Ủy ban hỗn hợp nhằm cung cấp các thông tin tuyên truyền chính thống, chính xác, hiệu quả, kịp thời, tin cậy về thị trường, chính sách thương mại, doanh nghiệp của nhau, các cơ hội giao thương giữa hai bên và nhằm hỗ trợ giải quyết những khó khăn hoặc vướng mắc phát sinh của các doanh nghiệp; Tăng cường hợp tác theo cơ chế 3 bên trong khuôn khổ của Tổ chức Pháp ngữ (OIF) và Trung tâm thương mại quốc tế (ITC) nhằm đẩy mạnh việc phát triển thương mại liên vùng giữa các nước UEMOA/CEMAC/Mekong; Khuyến khích doanh nghiệp hai bên tích cực đi khảo sát thị trường, tham gia vào các hội chợ quốc tế được tổ chức hàng năm ở mỗi bên. Thứ trưởng tin tưởng rằng với tiềm năng và nỗ lực của mỗi bên, quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và các nước ở Châu Phi, Trung Đông nhất định sẽ có những bước phát triển tích cực trong thời gian tới.

Sau phần khai mạc, các đại biểu tham dự đã nghe các tham luận của bà Angele Bonane-Đại diện Tổ chức quốc tế Pháp ngữ, của ngài R.S MOLOI- Đại sứ Nam Phi và của ông Zafrir Asaf, Trưởng Văn phòng Kinh tế và Thương mại Đại sứ quán Israel tại Việt Nam về triển vọng hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam với Châu Phi, Trung Đông. Hội thảo cũng nghe những chia sẻ kinh nghiệm trong đầu tư và kinh doanh tại hai khu vực này, những thuận lợi, khó khăn và giải pháp thâm nhập thị trường của đại diện các công ty Viettel, Lafooco và CMS.

Cũng nhân dịp này, Phòng TM và CN Việt Nam đã tổ chức cuộc gặp gỡ B to B giữa doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp đến từ Châu Phi, Trung Đông.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website