Tập trung gỡ khó, đẩy mạnh liên kết vùng
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa nhấn mạnh: Hội nghị ngành Công Thương vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ là cơ hội để nhìn nhận và đánh giá về những thuận lợi, khó khăn đối với sản xuất công nghiệp và các hoạt động thương mại trong năm 2012, 7 tháng đầu năm 2013, nhiệm vụ và giải pháp các tháng cuối năm 2013; đồng thời cũng là dịp để Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trong Vùng giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong các mặt công tác quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, Hội nghị giúp lãnh đạo các Bộ, ngành được tiếp xúc, lắng nghe và đề xuất những giải pháp tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời cùng nhau trao đổi, đề xuất những nội dung công việc, giải pháp phối hợp trên cơ sở tiềm năng, lợi thế, điều kiện của mỗi địa phương.
Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa chủ trì Hội nghị |
7 tháng đầu năm, sản xuất công nghiệp và thương mại Vùng có mức tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng đạt gần 1.080 nghìn tỷ đồng, tăng 32,3% so với cùng kỳ. Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp 7 tháng đầu năm 2013 của hầu hết các tỉnh, thành phố trong Vùng đều cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Một số tỉnh, thành phố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của Vùng tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ như: Bắc Ninh (đạt 403 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 37,3%, tăng 86,6%); Hà Nội (đạt 299 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 27,7%, tăng 11,8%); Vĩnh Phúc (đạt hơn 80 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7,4%, tăng 23,6%).
Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng toàn vùng năm 2012 đạt gần 688 nghìn tỷ đồng, tăng 20,7% so với năm 2011, chiếm tỷ trọng gần 30% của cả nước; 7 tháng đầu năm 2013 đạt hơn 440 nghìn tỷ đồng, tăng 13,5% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 29,6% của cả nước.
Về xuất khẩu, 7 tháng đầu năm, Vùng đạt hơn 27 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, tăng 47,1% so với cùng kỳ và chiếm tỷ trọng 37,1% so với cả nước. Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Dương, Ninh Bình… là những tỉnh, thành phố có tốc độ tăng trưởng kim ngạch cao so với các địa phương trong Vùng.
Đánh giá kết quả thực hiện trong thời gian qua, Thứ trưởng Nạp Tiền 188bet Hồ Thị Kim Thoa đã biểu dương những thành tích đạt được của Vùng trong những tháng đầu năm. Tuy nhiên, theo Thứ trưởng, bên cạnh những kết quả đạt được, vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ còn có một số hạn chế cần được khắc phục để tiếp tục phát huy lợi thế của Vùng về công nghiệp và thương mại, cụ thể là: Nhiệm vụ duy trì tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp ở mức cao trong thời gian tới sẽ rất khó khăn, do tác động tiêu cực của tình hình kinh tế thế giới cũng như những khó khăn nội tại của kinh tế trong nước như sức mua thấp, lượng hàng tồn kho cao, giá cả nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào tăng cao. Sức cạnh tranh của một số sản phẩm công nghiệp còn thấp hơn sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực. Phần lớn các cơ sở công nghiệp trong Vùng ở quy mô nhỏ và vừa, chưa xây dựng được thương hiệu và thể hiện được uy tiến, khả năng cạnh tranh trên thị trường. Công nghiệp phụ trợ của các tỉnh, thành phố trong Vùng vẫn phát triển ở mức độ hạn chế, tiềm ẩn nguy cơ mất cân đối về xuất nhập khẩu, tăng trưởng sản xuất công nghiệp thiếu sự bền vững. Tiến độ đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp của một số tỉnh, thành phố còn chậm do thiếu vốn và khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư. Hệ thống mạng lưới kết cấu hạ tầng còn chênh lệch lớn giữa khu vực thành thị và nông thôn hải đảo. Số lượng, chất lượng nguồn nhân lực tronh ngành chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển, trình độ quản lý, mức độ ứng dụng khoa học kỹ thuật và năng lực dự báo thị trường còn hạn chế. Liên kết vùng còn chưa mạnh mẽ, nhất là các hoạt động phối hợp, hợp tác phát triển giữa các địa phương trong việc xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư theo hướng chuyên môn hóa, v.v…
Ngoài việc kiểm điểm, đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm trong Hội nghị lần trước, các đại biểu tham dự Hội nghị đã bàn thảo để xây dựng chiến lược hỗ trợ, hợp tác, liên kết sản xuất, lưu thông hàng hóa, xúc tiến thương mại, đầu tư và kiến nghị, đề xuất, tham mưu đối với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, hoạch định chính sách, định hướng phát triển và đề ra giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để thúc đẩy sản xuất, tăng trưởng kinh tế, kìm chế lạm phát, bình ổn thị trường, đảm bảo an sinh xã hội.
Tập trung gỡ khó, đẩy mạnh liên kết vùng
Kết thúc Hội nghị, theo Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa, để có thể hoàn thành được nhiệm vụ trong những tháng cuối năm, các tỉnh, thành phố trong vùng cần tập trung mọi nỗ lực để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý.
Về lĩnh vực sản xuất công nghiệp, cần tập trung thực hiện quản lý tốt các Quy hoạch đã được phê duyệt, nâng cao hiệu quả công tác xây dựng kế hoạch, đề án phát triển ngành Công Thương. Đẩy nhanh tiến độ và giám sát chặt chẽ các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án trọng điểm chậm tiến độ và các dự án có khả năng hoàn thành trong năm 2013. Tăng cường công tác thu hút đầu tư để lấp đầy các cụm công nghiệp, kêu gọi các nhà đầu tư là doanh nghiệp tham gia kinh doanh hạ tầng và các cụm công nghiệp đã được phê duyệt.
Về thương mại, cần tích cực và chủ động phối hợp với các Bộ, ngành triển khai các giải pháp, đề án trong Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 – 2020, định hướng đến năm 2030. Triển khai giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thương mại dịch vụ theo Quy hoạch, đặc biệt chú trọng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại trọng điểm. Nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp tăng cường quảng bá, giới thiệu các sản phẩm tiêu biểu của địa phương thông qua các hội chợ triển lãm, sàn giao dịch thương mại điện tử. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đặc biệt tập trung chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, vận chuyển gia súc, gia cầm nhập lậu.
Về liên kết vùng, các địa phương tăng cường công tác phối hợp với nhau, hạn chế chồng chéo tự phát trong hoạt động, đặc biệt là trong quy hoạch và thu hút đầu tư. Các Sở Công Thương cần đặc biệt chú trọng nâng cao hiệu quả phối hợp để thực hiện các giải pháp đẩy mạnh việc tìm kiếm thị trường, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, giảm hàng tồn kho, tăng cường xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, khai thác được lợi thế tiềm năng của từng tỉnh, thành phố để bổ sung cho nhau, qua đó hình thành chuỗi giá trị khu vực. Triển khai tích cực nâng cao hơn nữa hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động, chú trọng tăng cường tuyên truyền vận động và nâng cao nhận thức của nhân dân về hàng Việt Nam, qua đó giúp các doanh nghiệp trong nước tiêu thụ sản phẩm đẩy mạnh phát triển sản xuất.