Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phiên đàm phán thứ 5 Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)

Phiên đàm phán thứ 5 Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) giữa ASEAN và 6 đối tác (Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Niu Di-lân, Ôt-xtrây-lia và Trung Quốc) đã diễn ra từ ngày 21 - 27 tháng 4 năm 2014 tại Xinh-ga-po.

Đàm phán diễn ra trong các lĩnh vực thương mại hàng hóa (bao gồm các nội dung thuế quan, quy tắc xuất xứ, thủ tục hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS), tiêu chuẩn, quy chuẩn và thủ tục đánh giá sự phù hợp (TBT), v.v.), thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, giải quyết tranh chấp và hợp tác kinh tế kỹ thuật.

Tại Phiên này, 10 nước ASEAN và 6 đối tác tập trung thảo luận các vấn đề chủ chốt như cấu trúc, phạm vi Hiệp định, mô hình cắt giảm thuế quan, cách tiếp cận trong thương mại dịch vụ và đầu tư. Các bên đã trao đổi thẳng thắn về các nội dung có giá trị gia tăng so với 5 Hiệp định FTA ASEAN+1 hiện có giữa ASEAN và từng đối tác. Kết quả Phiên này sẽ được báo cáo lên Hội nghị Bộ trưởng các nước tham gia Hiệp định RCEP lần thứ 2 dự kiến tổ chức vào ngày 27 tháng 8 tại Nay-Pyi-Taw, My-an-ma để các Bộ trưởng chỉ đạo, xúc tiến đàm phán.

Kết thúc một tuần đàm phán năng động và tích cực, các bên đã làm rõ được quan điểm của nhau, thảo luận định hướng thu hẹp sự khác biệt trong các nội dung đàm phán then chốt đồng thời xác định các vấn đề lớn cần được các Bộ trưởng quyết định nhằm mang lại các cơ hội mở cửa thị trường cho hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, v.v có lợi ích cân bằng cho tất cả các nước tham gia Hiệp định RCEP.

Đoàn Việt Nam tham dự Phiên 5 bao gồm đại diện Văn phòng Chính phủ, Nạp Tiền 188bet , Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng. Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với các nước ASEAN để thúc đẩy sự đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN trong việc dẫn dắt tiến trình đàm phán, đảm bảo mang lại lợi ích cho tất cả các nước ASEAN trong các lĩnh vực đàm phán.

Ngày 20 tháng 11 năm 2012, trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 21, các Nhà Lãnh đạo ASEAN và 6 Nhà Lãnh đạo các nước đối tác FTA của ASEAN đã tuyên bố khởi động đàm phán Hiệp định RCEP. Theo đó, Hiệp định sẽ được bắt đầu đàm phán vào đầu năm 2013 và hướng tới hoàn tất vào cuối năm 2015. Tới nay đàm phán RCEP đã diễn ra được 5 phiên.

Các nước tham gia Hiệp định RCEP gồm Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), các nước Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Niu Di-lân, Trung Quốc và Ôt-xtrây-lia trong khu vực Đông Á. Đây là khu vực năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, chiếm khoảng 47% dân số và 28% tổng thu nhập quốc nội (GDP) của thế giới.

Các nước tham gia Hiệp định RCEP là các đối tác kinh tế lớn của Việt Nam, xét cả về giá trị và tỷ trọng thương mại. Theo số liệu năm 2013, thương mại với các nước Đông Á chiếm tới 58,3% tổng giá trị thương mại của Việt Nam. ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam với giá trị thương mại hai chiều đạt 40,1 tỷ USD, Trung Quốc đứng ở vị trí thứ nhất với 50,21 tỷ USD, Hàn Quốc đứng thứ 5 với 27,33 tỷ USD, Nhật Bản đứng thứ 6 với 25,26 tỷ USD.

Các nước tham gia Hiệp định RCEP là thị trường xuất khẩu quan trọng của nước ta với tổng giá trị xuất khẩu trên 58 tỷ USD năm 2013, tương đương 44% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đây cũng là nguồn nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với giá trị 95,824 tỷ USD, chiếm 73% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Về quan hệ đầu tư, Đông Á là nguồn cung cấp chính đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam. Tính đến tháng 12 năm 2013, FDI của các nước Đông Á vào Việt Nam đạt 124 tỷ USD vốn đăng ký và 39,4 tỷ USD vốn thực hiện, chiếm lần lượt 54% và 50,1% tổng vốn đăng ký và thực hiện của Việt Nam.



Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website