Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Điểm báo MOIT tuần từ ngày 23/6 đến ngày 29/6

Trong tuần từ ngày 23/6 đến ngày 29/6, trên các báo Người Lao động, Nhân dân, Thời Báo Kinh tế Việt Nam… đã có hàng loạt các bài viết nổi bật liên quan đến ngành Công Thương.
. Theo đó, tại hội thảo về triển vọng kinh doanh ngành da giày do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Da giày, túi xách Việt Nam (Lefaso) tổ chức ngày 23/6 tại Thành phố Hồ Chí Minh, ông Diệp Thành Kiệt - Phó Chủ tịch Lefaso cho biết, Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) nếu được ký kết sẽ có hiệu lực từ giữa hoặc cuối năm tới nên hiện các nhãn hàng đang đẩy mạnh sản xuất để đón đầu xu thế, giúp ngành da giày tăng trưởng nhanh. Gần đây, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã rót vốn vào Việt Nam để hưởng ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do (FTA). Bởi không chỉ TPP mà FTA giữa Việt Nam và EU, Liên minh thuế quan Nga - Belarus - Kazakhstan đang đàm phán cũng là cơ hội rất lớn.

Ông Phan Chí Dũng - Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ, Nạp Tiền 188bet - cho biết nhiều nhà đầu tư đang có động thái đầu tư vào Việt Nam đón đầu các FTA, như một số doanh nghiệp Trung Quốc mở nhà máy ở Móng Cái, Hòa Bình hoặc một Khu công nghiệp lớn vừa được thành lập ở Nam Định… “Dù chưa ồ ạt nhưng doanh nghiệp nước ngoài triển khai rất nhanh nhờ tiềm lực về tài chính mạnh, đầu tư để hưởng ưu đãi, thu lợi nhuận” - ông Dũng nói.

Trong khi đó, dù là ngành xuất khẩu chủ lực nhưng doanh nghiệp trong nước chủ yếu phải nhập nguyên liệu đầu vào. Nhiều doanh nghiệp da giày, túi xách trong nước chỉ ở công đoạn thấp của chuỗi cung ứng toàn cầu. Nay với các FTA Việt Nam đang tham gia sẽ là động lực để các nhà đầu tư nước ngoài đổ vốn vào, cải thiện vùng nguyên phụ liệu trong nước. Đây là cơ hội lớn, nếu không tranh thủ, không cách gì ngành da giày khắc phục được điểm yếu là phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nước ngoài.

Dự kiến khởi công Nhiệt điện Vân Phong 1 cuối năm 2015

Dự kiến khởi công Nhiệt điện Văn Phong 1 cuối năm 2015 là nhan đề đăng trên trang 2, số 175, Báo Đại biểu Nhân Dân ra ngày 24/6. Theo bài báo, đại diện Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) cho biết, Tập đoàn dự kiến khởi công Dự án Nhiệt điện Vân Phong 1 tại Khánh Hòa vào cuối năm 2015.

Kế hoạch này trên thực tế đã được Sumitomo đưa ra từ giữa năm ngoái, với dự kiến đẩy nhanh tiến độ đàm phán hợp đồng xây dựng - khai thác - chuyển giao (BOT) với Nạp Tiền 188bet và hàng loạt thủ tục khác, như cấp giấy chứng nhận đầu tư, thành lập công ty BOT, hoàn thành nghĩa vụ tài chính, v.v…

Mong muốn của Sumitomo là có thể ký hợp đồng BOT trong Quý I/2014, hoàn thành thủ tục đầu tư và nhận chứng nhận đầu tư trong tháng 7/2014. Tuy nhiên, đến nay chưa có thông tin liên quan đến việc này.

Trong khi đó, thông tin từ UBND tỉnh cho biết, Dự án Nhiệt điện Vân Phong 1 được Tập đoàn Sumitomo đề nghị đầu tư từ năm 2006, với công suất 2.640 MW, trên diện tích hơn 350 ha tại xã Ninh Phước. Dự án có tổng vốn đầu tư 3,8 tỷ USD, trong đó giai đoạn I đầu tư 2 tỷ USD. Tuy nhiên, do vướng mắc trong đàm phán hợp đồng BOT, nên đến nay, Dự án vẫn chưa triển khai thực hiện được.

Mặc dù vậy, để tạo điều kiện cho nhà đầu tư triển khai Dự án, năm 2012, tỉnh đã ứng 150 tỷ đồng đền bù giải tỏa cho người dân và dành 135 tỷ đồng làm khu tái định cư Ninh Thủy. Hiện nay, tỉnh đã thực hiện gần xong việc đền bù giải phóng mặt bằng. Khu tái định cư Ninh Thủy đã xây dựng xong cơ sở hạ tầng.

Doanh nghiệp xăng dầu được "nới" thêm quyền tăng giá

Trang 3, số 151 Thời Báo Kinh tế Việt Nam ngày 25/6 có bài viết: Doanh nghiệp xăng dầu được “nới” thêm quyền tăng giá. Theo đó, Nạp Tiền 188bet vừa trình Thủ tướng Dự thảo mới nhất Nghị định thay thế Nghị định 84 về cơ chế kinh doanh xăng dầu. Trong dự thảo này, Bộ có "nới" thêm quyền tăng giá cho doanh nghiệp xăng dầu.

Cụ thể, các doanh nghiệp xăng dầu được quyền tăng giá bán trong phạm vi 3% thay vì ở mốc phạm vi 2% như trước đây khi các yếu tố đầu vào cấu thành giá cơ sở biến đổi tăng 3% so với giá bán lẻ hiện hành.

Trường hợp giá cơ sở tăng vượt 3% đến 7% so với giá bán lẻ hiện hành, doanh nghiệp xăng dầu phải gửi văn bản kê khai giá, dự kiến mức điều chỉnh tới liên bộ Công Thương – Tài chính trước thời gian điều chỉnh 2 ngày làm việc. Quá thời hạn trên mà cơ quan nhà nước không có ý kiến thì thương nhân được quyền tăng giá bán đến mức 3%. Khoảng còn lại, 4% sẽ do cơ quan điều hành giá của Nhà nước điều chỉnh trong 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được quyết định điều chỉnh giá.

Trường hợp có biến động làm cho giá cơ sở tăng trên 7% so với giá bán lẻ hiện hành hoặc việc tăng giá xăng dầu làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân, Thủ tướng Chính phủ sẽ công bố và áp dụng các biện pháp bình ổn giá xăng dầu. Tuy vậy trong trường hợp này, thương nhân đầu mối phải báo cáo trước 5 ngày làm việc để xem xét.

Trường hợp cơ quan hữu trách không có văn bản điều hành, thương nhân đầu mối được quyền chủ động tăng giá tương đương giá cơ sở tại thời điểm điều chỉnh giá và gửi quyết định điều chỉnh giá tới cơ quan quản lý nhà nước.

Bên cạnh đó, dự thảo Nghị định cũng đưa ra cơ sở để tính giá xăng dầu. Theo đó, dữ liệu giá xăng dầu thế giới để tính giá cơ sở, làm căn cứ điều chỉnh giá sẽ được lấy trong 15 ngày cuối của chu kỳ dự trữ 30 ngày, chứ không phải 15 ngày đầu như dự thảo trước. Cùng đó, thời gian giữa hai lần điều chỉnh giá liên tiếp tối thiểu là 15 ngày dương lịch đối với trường hợp tăng giá và tối đa là 15 ngày đối với trường hợp giảm giá. Khoảng thời gian giữa hai lần giảm giá và số lần giảm giá không bị hạn chế.

Công nghiệp hỗ trợ tại TPHCM: Nỗ lực 10 năm vẫn... èo uột

Là nhan đề trên ngày 24/6. Giám đốc điều hành của Văn phòng JETRO tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam cần có những chính sách hỗ trợ tích cực cho ngành công nghiệp này. Là một thành phố công nghiệp nên thành phố Hồ Chí Minh ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên, trong 10 năm qua, ngành công nghiệp này của thành phố phát triển rất chậm. Tỷ lệ nội hóa các sản phẩm chỉ đạt khoảng 30%. Nói đến ngành công nghiệp hỗ trợ của thành phố Hồ Chí Minh, nhiều người vẫn nghĩ đến hình ảnh các doanh nghiệp phải nhập khẩu từ cây kim, sợi chỉ đến cái đinh vít, con ốc, chốt bạc,v.v… Và 10 năm qua, việc nhập khẩu những thứ như vừa nêu cũng có gì thay đổi đáng kể. Cụ thể như Tổng công ty Nam Thái Sơn ở quận 2, đơn vị chuyên sản xuất bao bì nhựa và các sản phẩm liên quan đến nhựa, các phụ tùng, linh kiện để sản xuất đều nhập khẩu đến 80%. Trong khi đó, những phụ tùng, linh kiện này các doanh trong nước đều làm được.

Ông Trần Việt Anh, Tổng giám đốc Tổng công ty Nam Thái Sơn cho biết: “Chúng tôi nhập những phụ kiện như dây đai, đồng hồ, điện điều khiển, dây kẻ, mực, phụ tùng nhỏ. Những cái này, các doanh nghiệp Việt Nam đều có thể làm được. Nếu các doanh nghiệp trong nước sản xuất sẽ thuận lợi cho doanh nghiệp chủ động nguồn nguyên liệu và các chính sách hậu mãi cũng tốt hơn”.

Để giải quyết khó khăn này, thành phố đã ưu tiên thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Trong đó, doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các cụm công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp - giảm 10% trong 15 năm, miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo.

Điều đáng nói là dù có chính sách ưu đãi thuế, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà với ngành công nghiệp hỗ trợ. Vì sản xuất công nghiệp hỗ trợ thì phải sản xuất với số lượng lớn, giá cả cạnh tranh, chất lượng hàng hóa ổn định và thời gian giao hàng nhanh, trong khi các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của thành phố phần lớn là công nghệ, máy móc lạc hậu chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Hiện công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí chế tạo có đến 40% công nghệ dưới trung bình. Còn đầu tư mới, nhiều doanh nghiệp ngần ngại vì ngành công nghiệp hỗ trợ của thành phố rất manh mún, không liên kết, chưa sản xuất được số lượng lớn để có giá cạnh tranh với các nước trong khu vực. Điều đáng nói nữa là, nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu của ngành cơ khí chính xác phục vụ công nghiệp hỗ trợ cũng còn rất hạn chế.

Xuất khẩu tôm sang EU sẽ tăng trưởng mạnh trong 2014

Báo Hải Quan điện tử ngày 25/6 có bài viết: . Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu (XK) Thủy sản Việt Nam (VASEP): EU là một trong ba thị trường tiêu thụ lớn nhất của ngành thủy sản Việt Nam. XK thủy sản sang khu vực này chiếm gần 18% tổng giá trị XK thủy sản của cả nước. Trong đó, tôm là mặt hàng có giá trị XK lớn nhất.

Năm 2013, XK thủy sản sang EU đạt trên 1,18 tỷ USD, trong đó, XK tôm đạt 409 triệu USD, XK cá tra đạt 385,4 triệu USD. Đối với tôm, EU là thị trường tiêu thụ lớn thứ ba sau Mỹ và Nhật Bản. Năm 2013, XK tôm sang thị trường này hồi phục đáng kể sau hơn một năm giảm sâu do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế.

Việt Nam hiện là nhà cung cấp tôm lớn thứ ba cho EU sau Ấn Độ và Ecuador nhập khẩu (NK) tôm Việt Nam vào EU 2 tháng đầu năm 2014 cũng cho thấy mức tăng trưởng khả quan với 49,1% so với cùng kỳ năm 2013.

Không chỉ có Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador và Indonesia cũng có những “bước tiến lớn” trên thị trường tôm trong 2 tháng đầu năm nay. NK tôm từ Thái Lan, một trong những nguồn cung lớn nhất, giảm tới 50,2% đã tạo thêm cơ hội cho các nước cung cấp khác trong đó có Việt Nam. Năm 2014, thuế NK tôm chế biến của Thái Lan vào EU đã tăng từ 7% lên 20%. Năm 2015, mức thuế áp cho tôm nguyên liệu Thái Lan NK vào EU sẽ tăng từ 4,2% lên 12%.

Sản lượng tôm chân trắng tăng mạnh cùng với thế mạnh về tôm sú, Việt Nam hoàn toàn có thể tận dụng cơ hội này để mở rộng hơn nữa thị trường tôm EU trong năm nay và năm tới. Đặc biệt là trong tình hình thị trường hiện nay khi Nhật Bản vướng rào cản kháng sinh Oxytetracycline và Mỹ có thể tăng thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam.

Chống hàng giả: Doanh nghiệp thờ ơ là tự chết

Liên quan đến chống hàng giả, Báo Nhân Dân điện tử ngày 27/6 nhấn mạnh: . Nạn sản xuất, buôn bán hàng giả trên thị trường hiện nay diễn biến ngày càng phức tạp và có xu hướng gia tăng, khó kiểm soát. Các mặt hàng bị làm giả khá đa dạng, tập trung vào những mặt hàng có mức giá chênh lệch lớn giữa trong và ngoài nước, có mức thuế nhập khẩu cao.

Theo thống kê của Nạp Tiền 188bet , năm tháng đầu năm 2014, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra 66.180 vụ, xử lý hơn 35.600 vụ vi phạm, với tổng số thu nộp ngân sách hơn 152 tỷ đồng. Thu giữ và tiêu hủy số lượng lớn các loại hàng hóa, trong đó chủ yếu là các mặt hàng như: rượu bia, thuốc lá, mì chính, mỹ phẩm, băng đĩa, nước giải khát, v.v... Tuy nhiên, con số này mới chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”.

Phó Cục trưởng quản lý thị trường Ðỗ Thanh Lam cho biết, lý do là công tác chống hàng giả vẫn còn nhiều bất cập, cơ chế thực thi còn chồng chéo chưa đồng bộ, lực lượng quản lý thị trường từ cấp Trung ương đến địa phương còn mỏng. Nhiều doanh nghiệp là chủ thể bị xâm phạm chưa thật sự chủ động, tích cực hợp tác với các lực lượng chức năng trong việc phát hiện và xử lý hàng giả.

Cũng theo Phó Cục trưởng Ðỗ Thanh Lam, nhiều vụ việc khi được cơ quan quản lý thị trường phát hiện tạm giữ hàng hóa vi phạm nhưng doanh nghiệp lại không hợp tác để xử lý vi phạm vì tâm lý cho rằng, phát hiện hàng giả đối với sản phẩm của mình sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm, doanh thu, ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng nếu biết sẽ tẩy chay luôn hàng thật. Khi bị thiệt hại và nguy cơ mất thị phần, lúc đó doanh nghiệp mới ngăn chặn, khi đó khó khăn hơn rất nhiều, người tiêu dùng sẽ cảnh giác chuyển sang mua các nhãn hiệu khác.

Có thể thấy, người tiêu dùng đang rất lúng túng trước một thị trường hàng hóa phong phú, đa dạng nhưng thật, giả khó lường. Ngay cả siêu thị, nơi được coi là kênh phân phối văn minh, hiện đại, vốn được tin cậy từ trước đến nay, nhưng sau những vụ lình xình về chất lượng, về nguồn gốc, xuất xứ của một số sản phẩm bán trong siêu thị đã khiến không ít người tiêu dùng mất lòng tin.

Ðể hiệu quả hơn nữa, cần làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng. Cùng với đó, các doanh nghiệp là chủ thể bị xâm phạm cần tăng cường phối hợp chặt chẽ hơn nữa với cơ quan thực thi pháp luật, phối hợp phải có trọng tâm, có chương trình, phương án cụ thể. Doanh nghiệp cần xác định chống hàng giả, hàng nhái là trách nhiệm đối với người tiêu dùng, đối với xã hội, đồng thời là hành động tự bảo vệ. Có như vậy, cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái mới thật sự mang lại hiệu quả thiết thực trong việc bảo vệ người tiêu dùng và ổn định thị trường.

Hội chợ Triển lãm thương mại - dịch vụ TPHCM 2014 tại Myanmar

Báo Sài Gòn Giải Phóng điện tử ngày 27/6, thông tin: . Theo đó, ngày 26/6, tại Trung tâm Tatmadaw Hall, thành phố Yangon, Myanmar, đã diễn ra lễ khai mạc Hội chợ Triển lãm thương mại - dịch vụ TPHCM 2014 (Ho Chi Minh City Expo 2014) do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC) tổ chức.

Hội chợ được tổ chức quy mô, với 115 gian hàng, giới thiệu và bày bán hàng trăm sản phẩm của nhiều doanh nghiệp hàng đầu tại TPHCM. Nét mới của hội chợ lần này là sự xuất hiện của hơn 20 gian hàng ẩm thực, để vừa quảng bá du lịch - ẩm thực, vừa giới thiệu những sản phẩm Việt Nam dùng để chế biến món ăn đặc sắc.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch TPHCM Nguyễn Thị Hồng cho biết, đây là năm thứ 3 liên tiếp, Ho Chi Minh City Expo được tổ chức tại Myanmar. Sự kiện này cho thấy sự quyết tâm và cam kết mạnh mẽ của lãnh đạo TPHCM và các nhà sản xuất - kinh doanh Việt Nam, với mong muốn gắn bó với thị trường Yangon nói riêng và Myanmar nói chung.

Ngay trong ngày khai mạc, nhiều sản phẩm nổi tiếng của Việt Nam như: mỹ phẩm Sài Gòn, thực phẩm chế biến Vissan, bóng đèn Điện Quang, nhựa Đại Đồng Tiến, dệt may Gia Định… đã được người tiêu dùng chọn mua. Các doanh nghiệp cũng thực hiện chiến lược tăng cường khuyến mãi bằng nhiều cách, như “mua 5 tặng 1”; “mua 3 tặng 1”, hoặc mời dùng thử sản phẩm… để giới thiệu hàng hóa tới người dân Yangon. Hội chợ sẽ kéo dài đến hết ngày 30-6-2014.

Chiều cùng ngày, Hội thảo Xúc tiến - đầu tư - thương mại - du lịch và kết nối giao thương Việt Nam - Myanmar diễn ra tại hội trường Liên đoàn các Phòng Thương mại và Công nghiệp Myanmar. 


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website