Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nigeria yêu cầu Hóa đơn điện tử đối với hoạt động xuất nhập khẩu

Từ ngày 1/2/2022, tất cả các giao dịch xuất nhập khẩu tại thị trường Nigeria sẽ phải thực hiện khai báo Hóa đơn dưới dạng điện tử (e-Invoice) đã được xác thực bởi các Ngân hàng Thương mại được cấp phép để thay thế cho Hóa đơn giấy.

Ngân hàng Trung ương Nigeria ngày 21/01/20222 đã ban hành hướng dẫn về việc khai báo và nộp/trình Hóa đơn điện tử (e-Invoice) trên Cổng thông tin một cửa Nigeria (trade.gov.ng) – hay Hệ thống giám sát thương mại, đối với các hoạt động xuất nhập khẩu. Động thái này nhằm mục đích giám sát giá các loại hàng hóa xuất khẩu/nhập khẩu tại thị trường Nigeria. Theo đó, Cổng thông tin một cửa Nigeria sẽ hoạt động theo Cơ chế xác minh giá cả toàn cầu (Global Price Verification Mechanism) dựa trên giá tham chiếu. Giá tham chiếu là giá thị trường thực tại thời điểm hoàn thành hóa đơn, tại thị nơi mà hàng hóa được giao dịch.

Hàng hóa xuất nhập khẩu có giá trên đơn vị (Unit Prices) cao hơn 2,5% giá tham chiếu thì hoạt động xuất khẩu/nhập khẩu sẽ bị treo và sẽ không thể hoàn thành Form M và Form NXP- hai (02) loại giấy tờ bắt buộc để thực hiện việc thanh toán giao dịch đối với hoạt động nhập khẩu (Form M) và xuất khẩu (Form NXP) tại Nigeria.

Ngân hàng Trung ương Nigeria cũng đưa ra hướng dẫn về nghĩa vụ cụ thể của các nhà nhập khẩu và cung ứng hàng hóa như sau:

  1. Nhà nhập khẩu/xuất khẩu (importer/exporter) hàng hóa vào Nigeria sẽ đảm bảo rằng Hợp đồng Mua/Bán với nhà cung ứng/người mua nước ngoài quy định việc tuân thủ nghĩa vụ thực hiện Hóa đơn điện tử và rằng Hóa đơn của nhà cung ứng/người bán (Supplier/seller) phải được khai báo và nộp/trình dưới dạng điện tử và được xác thực bởi Ngân hàng Thương mại được cấp phép như là một giấy tờ tài liệu cho việc thanh toán.
  2. Không nhà nhập khẩu/xuất khẩu nào có thể thực hiện việc thanh toán cho nhà cung ứng nước ngoài trừ khi Hóa đơn điện tử (e-Invoice) đã được xác thực bởi Ngân hàng Thương mại được cấp phép, nộp/trình cùng với các giấy tờ liên quan khác cho việc thanh toán giao dịch.
  3. Nội dung của Hóa đơn điện tử (e-Invoice) chỉ dùng tham vấn đối với Cục Hải quan Nigeria
  4. Nhà cung ứng/người mua (Supplier/buyer) hàng hóa hoặc dịch vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu vào hoặc ra khỏi Nigeria được yêu cầu đăng ký trên một cổng thông tin điện tử được cấp bởi Ngân hàng Trung ương Nigeria (CBN) và hoạt động bởi nhà cung cấp đại diện cho CBN như là hướng dẫn thực hiện khai báo Form M điện tử (e-Form M) và Form NXP điện tử (e-Form NXP).
  5. Sau khi thực hiện đăng ký và xác thực, nhà cung cấp dịch vụ được chỉ định của CBN sẽ gửi báo cáo xác nhận và chứng chỉ số (digital certificate) tới nhà cung ứng/người mua (Supplier/buyer). Chứng chỉ này sẽ có thời hạn giá trị một (01) năm kể từ ngày cấp. Nhà cung ứng (Supplier) sẽ sử dụng chứng chỉ này cho việc ký Hóa đơn điện tử.
  6. Sau khi thực hiện đăng ký và xác thực, nhà cung ứng/người mua (Supplier/buyer) được yêu cầu đăng ký và nộp/trình Hóa đơn điện tử (e-Invoice) trên cổng thông tin chỉ định cho sự chấp thuận và xác thực của Hóa đơn theo quy định của CBN.
  7. Nhà cung cấp dịch vụ của CBN sẽ gửi e-Invoice được xác thực tới nhà cung ứng/người mua (Supplier/buyer) và đàm phán thanh toán. Nhà cung cấp dịch vụ của CBN cũng sẽ gửi e-Invoice tới Cổng thông tin một cửa Nigeria – Hệ thống Giám sát Thương mại.
  8. Chi phí xác thực hàng năm của nhà cung ứng hàng hóa (Supplier) trên hệ thống là 350 USD (Ba trăm năm mươi đô la Mỹ).
  9. Nhà cung ứng/người mua (Supplier/buyer) được khuyến cáo rằng một e-Invoice đã được xác thực là được yêu cầu cho việc thanh toán. Bất kỳ bản in của e-Invoice sẽ thể hiện mã QR để cho phép xác minh sự xác thực trực tuyến.

Việc miễn trừ e-Invoice được áp dụng với: (i) hóa đơn riêng lẻ có giá trị dưới 10.000 USD, ngoại trừ hóa đơn riêng lẻ nhưng có giá trị tích luỹ hàng năm trên 500.000 USD; (ii) giao dịch xuất nhập khẩu được thực hiện bởi lực lượng an ninh; (iii) hàng viện trợ của Chính phủ nước ngoài, các tổ chức quốc tế và các tổ chức nhân quyền được công nhận; (iv) hàng hóa cung cấp cho các phái đoàn ngoại giao/lãnh sự và các tổ chức quốc tế của Liên hợp quốc; (v) hàng hóa được cung ứng trực tiếp từ một Chính phủ nước ngoài.


Nguồn:Thương vụ Nigeria Copy link

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website