Nguồn cung hàng hoá trên thị trường luôn được đảm bảo
Ở trong nước, do ảnh hưởng của thiên tai (mưa bão…) sản xuất của ngành Công Thương đã bị ảnh hưởng (đặc biệt là ngành than). Bên cạnh đó, sức mua của người dân vẫn chưa cao; cơ cấu hàng hoá xuất khẩu có chuyển dịch nhưng còn chậm, tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp chế biến, nhóm hàng có hàm lượng công nghệ cao chưa có sự chuyển biến đáng kể... đã có tác động nhất định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Các ngành công nghiệp đều có mức tăng trưởng cao
Theo báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại 9 tháng năm 2015 của Nạp Tiền 188bet , trong hoạt động sản xuất công nghiệp, tốc độ tăng trưởng so với tháng 9 năm 2014, chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành tháng 9 năm 2015 tăng 10,1%. Tính chung 9 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,8% (cao hơn mức tăng 6,7% của cùng kỳ 9 tháng năm 2014 so với năm 2013 và mức tăng 5,4% của cùng kỳ 9 tháng năm 2013 so với năm 2012).Tăng trưởng của nhóm ngành, các ngành công nghiệp đều có mức tăng trưởng cao hơn nhiều so với mức tăng cùng kỳ năm trước. Ngành chế biến, chế tạo tăng 10,2%; ngành khai khoáng tăng 8,2%; ngành sản xuất, phân phối điện tăng 11,4% .
Một sản phẩm công nghiệp có tốc độ tăng trưởng 9 tháng năm 2015 cao hơn tốc độ tăng trưởng toàn ngành gồm: điện sản xuất tăng 12,3%; thép cán tăng 20,1%; điện thoại di động tăng 50,4%; tivi tăng 45,5%; ôtô tăng 55,3%; giày, dép da tăng 24,1%... Một số sản phẩm tăng trưởng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ như: than sạch tăng 5,1%; thuốc lá bao các loại tăng 3,4%; phân đạm ure tăng 1,5%; vải dệt từ sợi tổng hợp hoặc sợi nhân tạo giảm 5,4%, v.v...
Tình hình tiêu thụ của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 9 tháng năm 2015 tăng trưởng khá, cao hơn mức tăng của cùng kỳ năm 2014. Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 9 tháng đầu năm 2015 tăng 13,2% so với cùng kỳ, cao hơn so với mức tăng của cùng kỳ năm trước (năm 2014 tăng 8,9% so với năm 2013). Tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục duy trì mức thấp hơn so với năm 2014.
Nhìn chung, tăng trưởng sản xuất công nghiệp 9 tháng năm 2015 cao hơn mức tăng của cùng kỳ năm 2013 và năm 2014 (năm 2013 và năm 2014 tăng trưởng lần lượt là: 5,4% và 6,7%). Bên cạnh đó, thông qua mức tăng trưởng hàng tháng của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và tăng trưởng của ngành sản xuất và phân phối điện, có thể thấy sản xuất công nghiệp tiếp tục xu hướng phát triển. Nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và nhóm ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành là yếu tố tích cực của phát triển sản xuất kinh tế. Nhóm mặt hàng cơ khí tăng trưởng khá là dấu hiệu cho thấy ngành công nghiệp hỗ trợ bắt đầu xu hướng phát triển. Nhóm ngành dệt, da giày, sản xuất sản phẩm điện tử (điện thoại di động), máy vi tính và sản phẩm quang học, sản xuất xe có động cơ… có sự tăng trưởng cao, tuy nhiên giá trị gia tăng của sản phẩm chưa cải thiện nhiều, chủ yếu vẫn thực hiện theo hình thức gia công, lắp ráp; tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị chưa đạt yêu cầu phát triển, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất vẫn phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu là chủ yếu.
Công nghiệp chế biến giữ vai trò chủ đạo trong xuất khẩu
Đối với hoạt động thương mại, trong xuất khẩu hàng hoá, tổng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) 9 tháng ước đạt gần 120,7 tỉ USD (bằng 73,1% mục tiêu kế hoạch), tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2014 (tương đương với 10,6 tỷ USD); trong đó, xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) ước đạt hơn 82,2 tỷ USD, tăng 21,1%; xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước đạt 35,5 tỷ USD giảm 2,7% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, KNXK bình quân trong 9 tháng đầu năm ước đạt 13,4 tỷ USD/tháng, 9 tháng có 24 mặt hàng có KNXK trên 1 tỷ USD, v.v...
Xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp chế biến vẫn giữ vai trò quan trọng góp phần vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu chung. Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này tăng trưởng 19,2% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 78,7% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong khi đó nhóm hàng nông sản, thủy sản và nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản gặp nhiều khó khăn, lần lượt giảm 9,9% và 45,5% so với cùng kỳ. Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản: 9 tháng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 15,142 tỷ USD, chiếm 12,5% trong tổng KNXK, trong đó có những mặt hàng có KNXK giảm mạnh: cà phê 31,6%, gạo 14,3%, cao su 11,6%.
Giá xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu của nhóm giảm so với cùng kỳ đã làm giảm 53 triệu USD KNXK của nhóm; biến động về lượng xuất khẩu của nhóm cũng làm giảm 842 triệu USD KNXK của nhóm. Tính chung sự biến động của cả giá và lượng của nhóm nông sản đã làm giảm 895 triệu USD KNXK. Trong đó, nhóm nhiên liệu và khoáng sản: 9 tháng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 3,9 tỷ USD, chiếm gần 3,2% trong tổng KNXK, giảm 45,5% so với cùng kỳ. Trong số 4 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của nhóm có dầu thô và xăng dầu có lượng xuất khẩu tăng nhẹ. Các mặt hàng như than đá, quặng và khoáng sản khác lượng xuất khẩu đều giảm, trong đó than đá giảm 77%. Dầu thô và xăng dầu đều có giá xuất khẩu bình quân giảm cho ảnh hưởng giảm của giá dầu thế giới. Tính chung do biến động giá và lượng của nhóm hàng này (do giá dầu thô giảm) đã làm KNXK giảm mạnh (3,3 tỉ USD).
Về thị trường xuất khẩu: 9 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu tăng không đồng đều trên tất cả các thị trường, thị trường Châu Á có mức tăng trưởng 8,1% chiếm tỷ trọng cao nhất 49% trong các khu vực thị trường, trong đó, khu vực Đông Á chiếm 29,7%, 2 nước Nhật Bản và Trung Quốc chiếm lần lượt là 8,7% và 10,4%. Thị trường xuất khẩu của một số nước tại khu vực Châu Á có sự tăng trưởng mạnh, tập trung vào các nước như In-đô-nê-xi-a, Lào, Mi-an-ma, Xing-ga-po, Hàn Quốc, Hồng Kông..., các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vào thị trường này vẫn là các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như: sợi dệt các loại, hàng dệt may, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, điện thoại các loại, sắt thép, thủy sản, cà phê, giày dép, hạt điều, v.v...
Nhập siêu 9 tháng năm 2015 ước khoảng 3,86 tỷ USD, bằng 3,2% kim ngạch xuất khẩu, tháng 9 năm 2015 ước nhập siêu 100 triệu USD. Trong đó, khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 11,9 tỷ USD, các doanh nghiệp trong nước nhập siêu 15,8 tỷ USD. Việt Nam vẫn nhập siêu chủ yếu với khu vực Châu Á.
9 tháng năm 2015, xuất khẩu ước đạt khoảng 73,2% kế hoạch năm 2015 (kế hoạch là 165 tỷ USD). Khối các doanh nghiệp FDI vẫn tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu trong việc tạo giá trị xuất khẩu, tỷ trọng ngày càng tăng, xuất khẩu của khối FDI (không kể dầu thô) 9 tháng năm 2015 chiếm tỷ trọng 68% (9 tháng năm 2014 chiếm tỷ trọng 61,6%). Xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước giảm cho thấy sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước còn khó khăn.
Mục tiêu kế hoạch KNXK năm 2015 là tăng 10% so với năm 2014 (đạt 165 tỷ USD). Trong 9 tháng đầu năm, KNXK mới chỉ đạt gần 120,7 tỷ USD, bằng 73,2% kế hoạch năm (9 tháng năm 2014 đạt 75,4% kế hoạch năm), như vậy bình quân mỗi tháng cuối năm phải đạt hơn 14,7 tỷ USD. Do vậy, các cơ quan, Bộ ngành cần có các giải pháp quyết liệt nhằm hỗ trợ và thúc đẩy xuất khẩu để đạt được mục tiêu kế hoạch về KNXK.
Thị trường hàng hoá trong nước dồi dào
Về thị trường trong nước, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội tháng 9 năm 2015 ước đạt 270.588 tỷ đồng, tăng 0,58% so với tháng trước, tính chung 9 tháng đầu năm 2015, tổng mức bán lẻ đạt 2.374.506 tỷ đồng, tăng 9,81% so với cùng kỳ năm 2014, tăng thấp hơn so với mức tăng 11,12% của năm ngoái và thấp so với cùng kỳ các năm trước (các năm trước thông thường tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ so với cùng kỳ thường tăng từ 12-22%), nguyên nhân chủ yếu do sức mua yếu. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá, tổng mức bán lẻ 9 tháng năm 2015 đạt mức tăng 9%.
Xét về cơ cấu ngành kinh tế: nhóm thương nghiệp đạt mức tăng cao nhất là 10,58% (trong đó các mặt hàng lương thực, thực phẩm; hàng may mặc; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị, gia đình; vật phẩm văn hóa, giáo dục tăng cao từ 12-16%), nhóm khách sạn, nhà hàng và nhóm dịch vụ đạt mức tăng vừa phải lần lượt là 6,52% và 9,01%, riêng nhóm du lịch đạt mức tăng thấp nhất là 0,46%.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 năm 2015 giảm 0,21% so với tháng trước. Như vậy CPI 9 tháng đầu năm 2015 đã tăng 0,74% so với cùng kỳ năm 2014 (đây là mức tăng thấp nhất so với các năm trước, CPI cùng kỳ năm 2013 đạt mức tăng 4,61%, cùng kỳ năm 2012 tăng 4,63%), trong đó nhóm tăng cao nhất là nhóm giáo dục (tăng 7,83%) do việc điều chỉnh tăng phí dịch vụ giáo dục tại một số địa phương lớn trên cả nước; các nhóm hàng khác không có biến động lớn, giá gas, xăng dầu trong 9 tháng đầu năm được điều chỉnh theo sự biến động của thị trường, có tăng có giảm nên CPI các nhóm hàng chịu tác động trực tiếp từ các mặt hàng này cũng có sự tăng giảm hợp lý. Ngoài ra, CPI 9 tháng đầu năm của các nhóm hàng khác phần lớn tăng trên mức tăng chung (là 0,74%), riêng nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 2,03% do giá cả vật liệu xây dựng giảm.
Thị trường hàng hoá trong nước dồi dào, nguồn cung hàng hoá trên thị trường luôn được đảm bảo, tuy nhiên do thu nhập của người dân chưa được cải thiện đáng kể nên sức tiêu thụ hàng hóa trên thị trường cũng chưa tăng nhiều. So với một số năm gần đây, khó khăn đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa đã giảm do sức ép về chi phí tài chính không còn lớn (lãi suất huy động và cho vay đã giảm mạnh), lượng hàng tồn kho không còn cao (một phần do các doanh nghiệp đã chủ động thu hẹp sản xuất).
Thị trường các mặt hàng thiết yếu trong 9 tháng đầu năm cũng không có nhiều biến động. Bên cạnh việc triển khai tốt các chương trình bình ổn thị trường trong các dịp Lễ, Tết, Chính phủ và các Bộ, ngành cũng đã có sự điều hành linh hoạt hơn đối với giá cả, cung cầu các mặt hàng quan trọng như nhóm nhiên liệu năng lượng thông qua việc kết hợp hài hòa các công cụ như thuế, quỹ bình ổn, xuất nhập khẩu, v.v... Đối với nhóm hàng nông sản, do nguồn cung dồi dào, cùng với nhu cầu xuất khẩu yếu khiến giá các mặt hàng lương thực giảm liên tục 6 tháng qua (từ tháng 02 đến tháng 8), giá các mặt hàng thực phẩm tươi sống có xu hướng giảm nhẹ do nhu cầu tiêu dùng không cao đã ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân. Để đảm bảo nguồn cung các mặt hàng thực phẩm thiết yếu trong các tháng cuối năm, giảm bớt khó khăn cho người nông dân, Chính phủ và các Bộ, ngành đã có những giải pháp hỗ trợ về tín dụng, tiêu thụ, thu mua tạm trữ, v.v... Đến tháng 9, thị trường các mặt hàng nông sản đã bắt đầu ổn định, giá các mặt hàng như thịt lợn, gà, lúa gạo giảm nhẹ.