Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nghị quyết TW 9 (Khóa XI): Xây dựng văn hóa doanh nghiệp - doanh nhân với ý thức tôn trọng pháp luật

Ngày 19/8/2014, Đảng ủy Nạp Tiền 188bet đã tổ chức Hội nghị quán triệt nội dung Nghị quyết TW 9 (khóa XI) về "Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước".

Từ ngày 8 đến ngày 14/5/2014, tại thủ đô Hà Nội, Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam (BCH TW Đảng) (khóa XI) đã tiến hành Hội nghị lần thứ 9 nhằm thảo luận, cho ý kiến và thông qua nhiều nội dung quan trọng, trong đó tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết TW 5 (khóa VIII) về văn hóa. Thay mặt BCH TW Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 33/NQ-TW về "Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước".

Nghị quyết số 33-NQ/TW về "Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” đã khẳng định: xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam là chiến lược lớn của Đảng trong thời kỳ phát triển mới của đất nước. Xây dựng nền văn hóa dân tộc chính là xây dựng những thế hệ con người Việt Nam với những phẩm chất tiêu chí cụ thể; đồng thời con người Việt Nam chính là động lực để xây dựng và phát triển văn hóa, phát triển đất nước.

Nghị quyết TW 5 (khóa VIII) về văn hóa ban hành khi nước ta mới bước vào giai đoạn đầu của nền kinh tế thị trường. 15 năm sau, tình hình trong nước và thế giới có nhiều thay đổi, thực trạng văn hóa nước ta cũng xuất hiện một số hạn chế, thậm chí đang suy thoái khá nghiêm trọng về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống. Chính vì vậy, việc tổng kết, đánh giá một chặng đường thực hiện Nghị quyết TW 5 (khóa VIII) xuất phát từ yêu cầu khách quan, nhằm "làm mới" nhận thức về văn hóa.

Vấn đề trọng tâm, cốt lõi của xây dựng văn hóa là xây dựng con người

Thay mặt Ban Tuyên giáo, Đảng ủy Nạp Tiền 188bet , bà Trần Thị Bạch Dương, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo cho biết: Nghị quyết TW 9 (khóa XI) đã kế thừa và phát huy toàn bộ nội hàm và tinh túy của Nghị quyết TW 5 (khóa VIII).

 

Theo bà Trần Thị Bạch Dương, tại Nghị quyết TW 5 (khóa VIII), nhân tố con người chưa được quan tâm đúng mức. Đây được coi là điểm bổ sung nổi bật của Nghị quyết TW 9, bởi nói về văn hóa cũng là nói về con người, vì văn hóa là của con người, do con người, vì con người. Hai chữ "Con người" được đưa vào trang trọng trong tên gọi của Nghị quyết là sự khẳng định của BCH TW Đảng xác định vấn đề trọng tâm, cốt lõi của xây dựng văn hóa là xây dựng con người.

Với ý nghĩa đó, Nghị quyết TW 9 (khóa XI) đã đề ra 5 quan điểm, nhiệm vụ của việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam: một là, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hộil; hai là, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; ba là, phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa; bốn là, xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa; năm là, xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân.

Khác biệt và đổi mới so với Nghị quyết TW 5 (khóa VIII), Nghị quyết TW 9 (khóa XI) đã bổ sung thêm hai quan điểm mới để chỉ đạo xây dựng con người, đặc biệt là xây dựng nhân cách, lối sống và chỉ đạo xây dựng môi trường văn hóa, con người trong mối tương quan với kinh tế.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp - doanh nhân với ý thức tôn trọng pháp luật

Từ 10 nhiệm vụ trong Nghị quyết TW 5 (khóa VIII) (bao gồm các nhiệm vụ về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa), Nghị quyết TW 9 (khóa XI) đã rút gọn, tập trung 6 nhiệm vụ chính về văn hóa là:

Nhiệm vụ 1: Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện. Nâng cao trí lực, bồi dưỡng tri thức cho con người Việt Nam; khẳng định, tôn vinh cái đúng, cái tốt đẹp, tích cực, cao thượng; nhân rộng các giá trị cao đẹp, nhân văn.

Nhiệm vụ 2: Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; mỗi địa phương, cộng đồng, cơ quan, đơn vị tổ chức phải là một môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần giáo dục, rèn luyện con người về nhân cách, lối sống; gắn các hoạt động văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh với chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

 

Nhiệm vụ 3: Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế; chú trọng chăm lo xây dựng văn hóa trong Đảng, trong các cơ quan nhà nước và các đoàn thể; thường xuyên xây dựng văn hóa trong kinh tế. Con người thực sự là trung tâm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội; tạo lập mội trường văn hóa pháp lý; xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân với ý thức tôn trọng pháp luật; phát huy ý thức và tinh thần dân tộc, động viên toàn dân, trước hết là các doanh nghiệp, doanh nhân xây dựng và phát triển các thương hiệu Việt Nam có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế.

Nhiệm vụ 4: Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa; huy động sức mạnh của toàn xã hội nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; xây dựng cơ chế để giải quyết hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội.

Nhiệm vụ 5: Phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa; phát triển công nghiệp văn hóa nhằm khai thác và phát huy những tiềm năng và giá trị đặc sắc của văn hóa Việt Nam; đổi mới, hoàn thiện thể chế, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để xây dựng, phát triển thị trường văn hóa và công nghiệp văn hóa.

Nhiệm vụ 6: Chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phát huy tài năng, tâm huyết của trí thức, văn nghệ sỹ người Việt Nam ở nước ngoài; chú trọng truyền bá văn hóa Việt Nam, dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài ở Việt Nam.

 

 


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website