Điểm báo MOIT tuần từ ngày 11/8 đến ngày 17/8/2014
Trong tháng 7, tổng sản lượng khai thác quy dầu đạt 2,22 triệu tấn. Tính chung 7 tháng, con số này lên tới hơn 16 triệu tấn, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản xuất xăng dầu toàn Tập đoàn đạt 2,88 triệu tấn, bằng 120,7% kế hoạch Chính phủ giao, trong sản lượng chủ yếu đến từ nhà máy lọc dầu Dung Quất. Sản xuất điện, đạm cũng lần lượt vượt kế hoạch.
Tập đoàn Dầu khí cho biết đã triển khai khoan thăm dò thẩm lượng 19 giếng khoan, đưa 4 mỏ mới vào khai thác là Diamond, Thăng Long, Đông Đô và mỏ Dừa. Trong 7 tháng, toàn Tập đoàn đã tiết giảm khoảng 1.900 tỷ đồng chi phí, bằng 55% kế hoạch năm. Trong khi đó, số tiền nộp ngân sách ước khoảng 98.000 tỷ đồng, tăng 1,8% so với cùng kỳ.
Doanh nghiệp chủ động nguồn nguyên liệu
Là thông tin được đăng trên trang 7, báo Tin Tức, số ra ngày 16/8. Theo đó, để tránh lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, hiện nhiều doanh nghiệp trong nước đã tự xây dựng chuỗi cung cấp hoặc đầu tư nuôi - trồng - sản xuất để chủ động nguồn nguyên liệu.
Đi đầu trong lĩnh vực tăng tỷ lệ nội địa hóa nguồn nguyên liệu, Công ty CP sữa Việt Nam đã sớm đầu tư các trang trại chăn nuôi bò sữa để chủ động được nguồn nguyên liệu sữa tươi tại chỗ. Ngay trong năm nay và các năm tiếp theo, doanh nghiệp đưa vào hoạt động thêm 4 trang trại mới, nâng tổng số trang trại bò sữa lên 9 trang trại với khoảng 46.000 con, đáp ứng khoảng 40% nhu cầu sữa tươi nguyên liệu. Trước đó, trong nỗ lực nâng cao khả năng sản xuất của bò sữa Việt Nam, doanh nghiệp đã chủ động nhập bò sữa giống từ Australia để góp phần nâng cao chất lượng, sản lượng sữa từ nguồn trong nước.
Tại Tập đoàn Dệt may Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã triển khai đầu tư những vùng trồng nguyên phụ liệu và cơ sở sản xuất sợi, dệt, dệt may để gia tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm. Hiện số vốn Tập đoàn đầu tư đã lên đến hơn 2.000 tỷ đồng giúp ngành bổ sung thêm hơn 40.000 tấn sợi/năm và 20 triệu mét vải/năm so với năng lực hiện tại. Cùng với đó, Tập đoàn cũng có kế hoạch đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng triển khai các dự án nguyên liệu mới và nguyên liệu nguồn trồng bông nhằm từng bước giảm bớt được sự chi phối từ nguồn cung nguyên phụ liệu bên ngoài.
Để chủ động nguồn cung nguyên liệu, theo các chuyên gia kinh tế, về lâu dài Việt Nam cần tính đến việc xây dựng nguồn cung cấp ngay trong nước và tăng tỷ lệ nội địa hóa nguồn nguyên liệu. Hiện các nước ASEAN đang triển khai hàng loạt hiệp định, thỏa ước quốc tế, theo đó hoạt động xuất nhập khẩu và giao thương giữa các nước trong khối ASEAN có nhiều thuận lợi khi thuế quan được giảm về 0% theo lộ trình cắt giảm thuế. Việt Nam cũng đang đẩy mạnh đàm phán Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh châu Âu và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương. Để tận dụng cơ hội giảm thuế và mở cửa thị trường này, Việt Nam đang hướng tới mục tiêu nâng tỷ lệ nội địa hóa lên mức 55% vào năm 2015, 65% vào năm 2020 và năm 2030 là 70%, đồng thời hướng tới cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015.
Lên kế hoạch nhập khẩu than
Ngày 16/8, Báo Đại Đoàn Kết điện tử đưa tin: . Theo đó, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa giao Nạp Tiền 188bet cùng các Tập đoàn: Than- Khoáng sản, Điện lực, Dầu khí cập nhật thông tin, dự báo để xây dựng, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch, kế hoạch phát triển, cân đối năng lượng từ điện, than, khí, trong đó có vấn đề cung - cầu và nhập khẩu than sát với tình hình mới.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu đôn đốc khảo sát, tìm hiểu thị trường để tìm kiếm nguồn than cung cấp lâu dài cho nhu cầu nền kinh tế, nhất là giai đoạn sau năm 2020. Các đơn vị ngành than đẩy mạnh thăm dò, khai thác, chế biến than theo quy hoạch nhằm sản xuất, cung cấp chủng loại than phù hợp, đáp ứng tối đa nhu cầu tiêu thụ trong nước.
Tạm ngừng việc tạm nhập, tái xuất đường qua cửa khẩu Lào Cai
Báo Lao Động điện tử ngày 11/8 thông tin:. Theo đó, Cục Xuất nhập khẩu (Nạp Tiền 188bet ) đã ra văn bản yêu cầu tạm ngừng việc tạm nhập, tái xuất đường qua cửa khẩu phụ trên địa bàn Lào Cai.
Đây là việc làm nhằm thực hiện đề xuất tạm ngừng tạm nhập, tái xuất đường qua cửa khẩu phụ của Hiệp hội Mía đường nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp ngành mía đường trong nước khắc phục tình trạng tồn kho rất lớn.
Hiện cả nước vẫn còn 414.000 tấn đường tồn kho, trong lúc cơ quan hải quan phát hiện hàng chục ngàn tấn đường sau khi tạm nhập đã không tái xuất đúng quy định mà thẩm lậu vào nội địa để tiêu thụ. Đồng thời đường nhập lậu đang tràn vào Việt Nam qua biên giới Tây Nam do là đường trong nước cao hơn đường nhập lậu 3.000- 4.000 đồng/kg.
Được biết, giá đường tại Việt Nam gần như cao nhất thế giới, với mức giá khoảng 50 USD/tấn trong khi giá đường Brazin chỉ 12 USD/tấn, còn đường Thái Lan là 25 USD/tấn. Nguyên nhân là do năng suất mía ở Việt Nam chỉ đạt 64 tấn mía và 5,4 tấn đường/ha, trong ở Thái Lan là 100 tấn mía và đạt được 8 tấn đường/ha, còn tại Brazin là 120 tấn mía, 12 tấn đường.
Đã bán ra gần 247 nghìn lít xăng E5 sau 10 ngày
Là nhan đề bài viết đăng trên báo ngày 12/8. Theo đó, tin từ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam Petrolimex ngày 12/8, sau 10 ngày thí điểm bán xăng E5 RON 92 tại Quảng Ngãi (địa phương đầu tiên trên cả nước được chọn thí điểm), Petrolimex Quảng Ngãi đã bán ra 246.858 lít xăng.
Đến nay, có 19 cửa hàng xăng dầu của Petrolimex Quảng Ngãi đã tổ chức kinh doanh xăng này, tình hình kinh doanh vẫn diễn ra bình thường và “người tiêu dùng vui vẻ đón nhận xăng E5 RON 92 do Petrolimex Quảng Ngãi cung cấp”.
Được biết, theo phương thức cuốn chiếu, Petrolimex Quảng Ngãi dự kiến đến ngày 18/8 sẽ triển khai kinh doanh xăng E5 RON 92 tại 23/29 của hàng trực thuộc đúng theo kế hoạch. Bên cạnh đó, khối đại lý bán lẻ của Petrolimex Quảng Ngãi cũng đang khẩn trương thực hiện xúc rửa bể để chuyển đổi sang kinh doanh xăng E5 RON 92 thay thế xăng không chì RON 92.
Đến nay đã có 9/22 đại lý triển khai kinh doanh xăng E5 RON 92. Tất cả 22/22 đại lý sẽ chuyển sang kinh doanh xăng E5 RON 92 trước ngày 1/9 này.
Tiếp tục loại bỏ những công trình thủy điện không đảm bảo yêu cầu
Bản tin Thời sự lúc 19h trên Kênh VTV1, Đài truyền hình Việt Nam ngày 14/8 đưa thông tin:
Theo đó, Lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên và Nạp Tiền 188bet cho biết, sẽ tiếp tục loại bỏ những công trình thủy điện không đảm bảo yêu cầu.
“Xây dựng, vận hành, khai thác công trình thủy điện phải đảm bảo quyền lợi của người dân” - đó là khẳng định của Bộ trưởng Nạp Tiền 188bet Vũ Huy Hoàng trong chuyến công tác kiểm tra tình hình thực hiện Nghị quyết số 11 của Chính phủ và Nghị quyết 62 của Quốc hội về tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên trong tuần qua.
Tây Nguyên được coi là trung tâm thủy điện với số lượng các thủy điện vừa và nhỏ lớn nhất trong cả nước. Lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên và Nạp Tiền 188bet cho biết, sẽ tiếp tục loại bỏ những công trình thủy điện không đảm bảo yêu cầu.
Sáu tháng thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, Kon Tum đã rà soát các dự án thủy điện vừa và nhỏ trong quy hoạch và quyết định loại bỏ 36 vị trí, 6 vị trí không đưa vào danh mục kêu gọi đầu tư. Đây là các dự án có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến đất sản xuất, đất rừng và người dân ở hạ lưu.
Kết quả chống buôn lậu, gian lận thương mại còn khiêm tốn
Báo VOV điện tử thông tin: . Đây cũng là khẳng định của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong buổi làm việc với thành phố Hà Nội về gian lận thương mại.
Theo đó, sáng nay 14/08, tại buổi làm việc với thành phố Hà Nội về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và an toàn giao thông. Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Thủ đô Hà Nội không những là trung tâm chính trị -văn hóa mà còn là trung tâm giao lưu quốc tế và khu vực, cửa ngõ giao thông, trung tâm tiêu thụ, phân phối hàng hóa cho cả nước nên đây cũng là điều kiện phát sinh về hàng lậu, hàng giả. Do đó, việc phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại ở Hà Nội góp phần rất lớn đối với công tác phòng chống trong cả nước.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, từ đầu năm đến nay, mặc dù tình hình buôn lậu và gian lận thương mại có giảm về số vụ nhưng quy mô buôn lậu ngày càng lớn, tính chất buôn lậu ngày càng tinh vi. Phó Thủ tướng nhận định, tình hình buôn lậu trên cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng đang diễn biến phức tạp, gây tổn hại kinh doanh, thất thu lớn cho ngân sách, ảnh hưởng đến trật tự xã hội, phát sinh tiêu cực, đe dọa sức khỏe người dân. Trên địa bàn Hà Nội, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng còn xuất hiện ở nhiều tuyến phố, trung tâm thương mại.
Phó Thủ tướng cho rằng: chúng ta có lực lượng hải quan, công an, cán bộ thuế, thanh tra... nhưng kết quả phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại trong cả nước và Hà Nội còn khiêm tốn, chưa đáp ứng yêu cầu. Phó Thủ tướng đề nghị Hà Nội cần có những biện pháp quyết liệt hơn, để đi đầu trong chống buôn lậu, gian lận thương mại và tập trung chỉ đạo về an toàn giao thông để lập lại trật tự văn minh đô thị.
Hội chợ bán lẻ hàng Thái Lan: Cơ hội tốt cho doanh nghiệp hai nước
Báo Thông tấn xã điện tử cho biết:. Hội chợ bán lẻ hàng Thái Lan 2014 diễn ra từ ngày 14-17/8, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, thu hút 150 doanh nghiệp hàng đầu của Thái Lan, với 180 gian hàng gồm các sản phẩm chất lượng cao, nổi tiếng.Các sản phẩm được trưng bày tại Hội chợ như thực phẩm, đồ uống, trái cây, đồ gia dụng, hàng dệt may, trang sức, điện gia dụng, sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp sản phẩm, thiết bị ôtô, xe đạp và phụ kiện, đồ trang trí và quà tặng lưu niệm, thiết bị điện và hàng không.
Phát biểu tại lễ khai mạc Hội chợ bán lẻ hàng Thái Lan 2014, diễn ra sáng 14/8 tại Hà Nội, Đại sứ Vương quốc Thái Lan tại Việt Nam Panyarak Poolthup khẳng định: đây là cơ hội tốt cho doanh nghiệp hai nước mở rộng hợp tác nhằm thúc đẩy và gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Thái Lan.
Ông Panyarak Poolthup cũng bày tỏ tin tưởng, với việc tổ chức thường niên tại Việt Nam, Hội chợ sẽ là cầu nối tăng cường sự hợp tác giữa cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng hai nước.