Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Năm 2012: Bán lẻ sôi nổi đầu tư và mở rộng

Năm 2012, sức mua của người tiêu dùng giảm sút mạnh bởi kinh tế khó khăn. Vậy nhưng, dường như điều này không ảnh hưởng đến các kế hoạch đầu tư, mở rộng của các nhà bán lẻ. Thị trường bán lẻ năm qua rất sôi nổi với các cuộc đua mở chuỗi cửa hàng của “người mới” lẫn “người cũ”.

Theo Tổng cục Thống kê, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2012 tính tăng 16% so với năm 2011 (loại trừ yếu tố giá thì tăng 6,2%), mức tăng khá khiêm tốn so với con số 20-25% của những năm trước. A.T Kearney thì đánh giá, Việt Nam rớt khỏi top 30 các thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới. Vậy nhưng với các nhà bán lẻ đã hoặc đang chuẩn bị hiện diện, Việt Nam vẫn là thị trường vô cùng tiềm năng để khai thác. Vì vậy, các kế hoạch mở rộng mạng lưới ở nhiều phân khúc vẫn diễn ra gay gắt, quyết liệt.

Người cũ đua cửa hàng thực phẩm tiện lợi

Một trong những điểm đáng chú ý trong bức tranh phát triển sôi nổi của ngành bán lẻ trong năm qua là các hệ thống siêu thị ganh đua rất quyết liệt để phát triển chuỗi cửa hàng thực phẩm tiện lợi (chuyên về thực phẩm, mở cửa sớm, đi sâu vào các khu dân cư) khi mô hình này mang lại hiệu quả kinh doanh tốt. Nói như ông Nguyễn Thành Nhân, Phó tổng giám đốc hệ thống siêu thị Saigon Co.op thì năm nay, các nhà đầu tư, các nhà bán lẻ tập trung vào phát triển chuỗi cửa hàng thực phẩm tiện lợi, khác hẳn với thời điểm 2008 chỉ có Saigon Co.op một mình một chợ với mô hình Co.op Food.

Trong đó, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TPHCM (chủ sở hữu chuỗi Saigon Food) đã có thêm 24 cửa hàng Co.op Food, nâng tổng số cửa hàng thuộc chuỗi này lên con số 55. Theo ông Nhân, trong năm nay, mặc dù tình hình kinh tế khó khăn nhưng Co.op Food có tốc độ tăng trưởng tốt, cao hơn mức trung bình của toàn hệ thống. Hiệu quả kinh doanh mà mô hình này mang lại cũng như cơ hội kinh doanh là lý do để đơn vị này đẩy nhanh tốc độ phát triển của chuỗi.

Trong khi đó, Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) thì mở rộng mạng lưới cửa hàng thực phẩm tiện lợi mang tên Satrafoods, bắt đầu từ giữa năm 2011. Tính riêng trong năm 2012, Satra đã mở được 12 cửa hàng mới, nâng mạng lưới lên 18 cửa hàng, nằm rải rác tại các quận huyện trên địa bàn TPHCM. Theo đại diện Satra, đây tiếp tục là phân khúc được tập trung đầu tư trong năm 2013. Và mở màn sẽ là cửa hàng thứ 19 ở số 46-48 đường số 41, phường 6, quận 4, TPHCM khai trương vào ngày 5-2.

Nhà bán lẻ đến từ Pháp, Big C cũng đã có 7 cửa hàng thực phẩm tiện lợi mang thương hiệu New Chợ. Trong đó, hai cửa hàng được mở trong năm 2012. Big C cũng bắt đầu phát triển chuỗi cửa hàng thực phẩm tiện lợi từ năm 2011 như Satra. Chưa hết, năm 2012, Big C còn mở thêm thương hiệu C Express với mô hình tương tự New Chợ, chuyên bán các sản phẩm thực phẩm chế biến tiện dụng, quy mô nhỏ để đi sâu vào các khu dân cư, vừa cạnh tranh trực tiếp với các siêu thị, lại vừa cạnh tranh với cửa hàng thực phẩm tiện lợi lẫn các cửa hàng tiện lợi 24/24.

Bên cạnh đó còn phải kể đến hàng loạt cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm của các nhà sản xuất. Chẳng hạn như nhà sản xuất thịt tươi sống và chế biến Vissan. Đơn vị này hiện có 106 cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm, trong đó nhiều cửa hàng được mở trong năm 2012, không chỉ bán hàng của Vissan (gồm thịt tươi sống, chế biến, rau củ quả) mà còn bán thêm nhiều sản phẩm của các nhà sản xuất khác.

Nhà bán lẻ nước ngoài đổ vốn

Với những nhà bán lẻ nước ngoài đã có mặt trên thị trường Việt Nam lâu như Big C, Metro Cash&Carry, Shop & Go…, năm 2012 cũng là năm bận rộn với các kế hoạch mở rộng.

Big C, nhà bán lẻ thuộc Tập đoàn Casino (Pháp), trong năm 2013 đã có 3 siêu thị mới, mở tại Bình Dương, Cần Thơ và TPHCM, nâng tổng số siêu thị lên con số 21. Trong khi đó, Metro Cash&Carry (Đức), trong năm 2012 mở thêm 7 trung tâm phân phối tại Việt Nam.

Còn nhà bán lẻ đến từ Hàn Quốc, LOTTE Mart, vào cuối năm 2012 đã đưa vào khai thác LOTTE Mart Đồng Nai (ngày 29-11) và LOTTE Mart Đà Nẵng (ngày 21-12). Ông Hong Pyong Gyu - Tổng giám đốc LOTTE Mart cho Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online biết, LOTTE Mart đầu tư vào Việt Nam với một chiến lược lâu dài. LOTTE Mart nhận thấy Việt Nam là một thị trường tiềm năng, dân số trẻ, nguồn tài nguyên dồi dào và là thị trường cực kỳ hấp dẫn để đầu tư.

Trước đó, vào cuối tháng 10, nhà đầu tư của LOTTE Mart được Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM phê duyệt thành 100% vốn nước ngoài và nhà đầu tư này tiếp tục điều chỉnh tăng vốn từ 65 triệu đô la Mỹ (theo giấy phép năm 2006) lên thành 120 triệu đô la Mỹ. Việc điều chỉnh này nhằm khai thác thêm các dự án do công ty đầu tư ở Việt Nam sắp tới.

Ở phân khúc cửa hàng tiện lợi 24/24, các nhà đầu tư cũng tập trung phát triển với tốc độ nhanh. Theo đại diện Công ty cổ phần Cửa hiệu và Sức sống (chủ sở hữu của chuỗi cửa hàng tiện lợi Shop & Go), trong năm 2012 đã mở gần 100 cửa hàng, tập trung chủ yếu ở TPHCM và Hà Nội, đi từ các quận trung tâm rồi tiến ra các quận ven, ngoại thành.

Các nhà đầu tư mới hơn cũng không hề kém cạnh. Tập đoàn Aeon (Nhật Bản), trong năm 2012 công bố triển khai hai dự án tại Việt Nam. Một là dự án trung tâm mua sắm Aeon CeladonCity SC tại quận Tân Phú, TPHCM với số vốn đầu tư khoảng 109 triệu đô la Mỹ. Hai là dự án tại thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương với số vốn đầu tư lên đến 95 triệu đô la Mỹ.

Trong khi đó, hệ thống FamilyMart thì đã có 37 cửa hàng tính đến thời điểm này, trong đó hơn phân nửa được mở trong năm 2012.

 


Tin nổi bật

Liên kết website