Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Năm 2013 ngành dệt may phấn đấu tăng trưởng trên 10%

Dự kiến năm 2013 ngành dệt may sẽ xuất khẩu từ 18,8-19,2 tỷ USD, đạt mức tăng trưởng trên 10% so với cùng kỳ.

“Trên cơ sở kết quả đã đạt được của năm 2012 và những dự báo, đánh giá thị trường chúng tôi dự kiến mục tiêu tăng trưởng của ngành năm 2013 sẽ trên 10% và đạt từ 18,8-19,2 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu”, ông Lê Tiến Trường, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) chia sẻ tại buổi họp báo về kết quả sản xuất, kinh doanh của tập đoàn năm 2012 hôm 8/1 vừa qua.

Về đích thành công

Tại buổi họp báo ông Lê Tiến Trường cho biết: Năm 2012 ngành dệt may Việt Nam đã về đích thành công với 17,2 tỷ USD kim ngạch (chưa kể 65 triệu USD kim ngạch xuất khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày) đạt mức tăng trưởng 8,5% so với năm 2011, đây là lần thứ 4 liên tiếp ngành dệt may đứng đầu trong nhóm ngành hàng xuất khẩu của cả nước. Vinatex cũng đóng góp 2,6 tỷ USD vào tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may và đạt mức tăng trưởng gần 14% so với cùng kỳ.
Mặc dù năm 2012 là năm có nhiều biến động bất lợi nhưng về cơ bản xuất khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam sang các thị trường vẫn tăng trưởng ổn định. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt 7,5 tỷ USD, tăng gần 9,2% so với cùng kỳ; Nhật Bản đạt 2 tỷ USD, tăng 19,3%; Hàn Quốc đạt 1,3 tỷ USD tăng 9%; Các thị trường khác như Liên Xô cũ, Châu Phi, Trung Đông… đạt 3,7 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ; Duy chỉ có kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU giảm từ 2,8 tỷ USD năm 2011 xuống 2,4 tỷ USD năm 2012.

Thị trường nội địa của ngành trong năm vừa qua không đạt được mức tăng trưởng như những năm trước do sức tiêu dùng thấp. Chỉ tính riêng Vinatex, năm 2012 doanh thu nội địa toàn Tập đoàn là 19.700 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng 8,5% là mức tăng thấp nhất từ năm 2007 tới nay. Tuy nhiên, năm 2012 cũng ghi dấu sự cố gắng của các DN trong việc mở rộng hệ thống phân phối nội địa, tăng khả năng thiết kế, “độ phủ”của thương hiệu…

Đánh giá về kết quả đạt được của ngành trong năm vừa qua, ông Lê Tiến Trường cho rằng: Năm 2012 là năm đầy thách thức với ngành dệt may Việt Nam khi mà tổng cầu sản phẩm dệt may của thế giới giảm 1%, từ 704 tỷ USD năm 2011 xuống còn 696,9 tỷ USD năm 2012. Bản thân các thị trường lớn của ngành dệt may Việt Nam cũng không “nở” ra mà thậm chí còn giảm đi như: Mỹ giảm 0,5%, EU giảm 9%, Hàn Quốc giảm 7%, chỉ có thị trường Nhật Bản là tăng 8%. Tuy nhiên, với những kết quả ạt được ngành dệt may đã chứng tỏ được sự vững vàng về thị phần ở những thị trường truyền thống và sức bật tương đối mạnh ở những thị trường mới. Điều đó cũng chứng tỏ uy tín của ngành dệt may Việt Nam trên bản đồ dệt may thế giới được nâng lên một bậc.

Nâng mục tiêu tăng trưởng

Về những dự đoán của năm 2013, theo ông Trường, năm 2013 sẽ tiếp tục là năm khó khăn cho ngành dệt may Việt Nam bởi tình hình thị trường chung vẫn còn bất ổn, dự kiến tổng tiêu dùng hàng dệt may của toàn thế giới sẽ ở mức 713 tỷ USD tăng 2,32 so với năm 2012. Trong đó, Mỹ được dự báo sẽ nhập khẩu khoảng 103 tỷ USD, tăng 3,01%; EU tiếp tục suy giảm nhưng chỉ ở mức khoảng 2,6% đạt 234 tỷ USD; Nhật Bảnnhập khẩu 49 tỷ USD, tăng trưởng 10%; Hàn Quốc duy trì ở mức 10,5 tỷ USD và các thị trường khác tăng khoảng 5% đạt ngưỡng 315 tỷ USD… Về cơ bản tổng quan về thị trường của ngành dệt may năm 2013 sẽ không tăng mạnh.

Ông Trường cũng cho rằng, bên cạnh những bất ổn của thị trường thì cũng có tín hiệu tốt hơn cho ngành dệt may Việt Nam, tiêu biểu là việc chúng ta đang tích cực đàm phán Hiệp định TPP, FTA, đây là những Hiệp định rất quan trọng đối với một ngành xuất khẩu như dệt may. Nếu thành công đây là bước chuyển mới, cơ hội mới cho ngành dệt may như chúng ta có BTA với Mỹ năm 2002, trở thành thành viên WTO năm 2007.

Kinh tế trong nước đã ổn định hơn, việc tiếp cận vốn, lãi suất vay vốn đã cải thiện hơn so với năm 2012 và quan trọng là nhận thức của người tiêu dùng Việt với hàng dệt may Việt Nam đã tốt hơn rất nhiều…

Trên cơ sở tất cả những dự báo trên dự kiến năm 2013 ngành dệt may phấn đấu đạt 18,8 - 19,2 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu (không tính xuất khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày) đạt tốc độ tăng trưởng từ 10,4-12%. Trong đó, sẽ xuất khẩu sang thị trường Mỹ là 8,5 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2012; EU 2,4 tỷ USD; Nhật Bản 2,4 USD, tăng 18%; Hàn Quốc 1,5 tỷ USD, tăng 15%, ông Trường cho biết thêm.

Ngành dệt may Việt Nam tiếp tục phát huy những nỗ lực vượt khó nhằm đạt kết quả tốt nhất cho năm 2013.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website