Các Hiệp định thương mại tự do phát huy hiệu quả trong đại dịch Covid-19
Trong bối cảnh tình hình kinh tế - chính trị thế giới có những diễn biến phức tạp, đa số các quốc gia chịu nhiều tác động về kinh tế - xã hội do đại dịch COVID-19 bùng phát, Việt Nam vẫn không ngừng mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, quan hệ đối tác chiến lược với các nền kinh tế lớn trên thế giới.
Tính đến tháng 11/2021, Việt Nam đã ký kết 15 Hiệp định thương mại tự do (FTA). Việc đàm phán và ký kết thành công nhiều FTA với các đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội về tăng trưởng kinh tế, đa dạng hoá thị trường xuất nhập khẩu, đồng thời tạo ra những động lực đổi mới trong nước nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của nhân dân.
>>>Nạp Tiền 188bet là cơ quan đầu mối thực thi Hiệp định EVFTA và CPTPP
Về xuất khẩu hàng hóa, việc tham gia các FTA đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng xuất nhập khẩu. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt trên 545 tỷ USD trong năm 2020. Chỉ trong hai quý đầu năm 2021 ghi nhận 5 mặt hàng đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD và 25 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD.
Việc ký kết và thực thi các FTA với những đối tác như ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Ốt-xtrây-lia và Niu Di-lân đã giúp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các thị trường này. So với thời điểm bắt đầu tham gia Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) năm 1996, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước ASEAN đã tăng hơn 9 lần, từ 5,9 tỷ USD năm 1996 lên hơn 53 tỷ USD trong năm 2020. Tương tự, kim ngạch xuất khẩu của ta sang các thị trường đối tác FTA của ASEAN cũng đạt được những bước tăng trưởng đáng kể so với thời điểm trước khi thực hiện FTA, trong đó xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc đạt mức tăng trưởng lớn nhất (15 lần) sau hơn 15 năm; kế đến là xuất khẩu Việt Nam sang Hàn Quốc (tăng 6 lần), Ấn Độ (tăng 5,2 lần), Nhật Bản (tăng 3 lần)...
Đối với Hiệp định EVFTA, kết quả thực thi Hiệp định EVFTA trong năm qua thể hiện tác động tích của Hiệp định trong việc hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với khó khăn và trở ngại của đại dịch. Nhìn lại 01 năm thực thi, có thể nói việc đưa Hiệp định EVFTA vào thực thi đã đem lại những kết quả rất khả quan, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã và đang diễn biến phức tạp tại cả châu Âu và Việt Nam. Trong năm đầu thực thi Hiệp định trao đổi thương mại hai chiều đạt 54,6 tỷ USD, tăng trưởng 11,9%, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang EU đạt 38,5 tỷ USD, tăng 11,3% còn EU xuất khẩu sang Việt Nam đạt 16,2 tỷ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sử dụng C/O mẫu EUR.1 đạt khoảng 7,71 tỷ USD, cho thấy nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chú ý tận dụng cơ hội từ việc cắt giảm thuế quan của Liên minh châu Âu theo EVFTA.
Trong 9 tháng đầu năm 2021, kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và EU đã chứng kiến sự phục hồi và tăng trưởng khả quan so với năm 2020, kể cả so với thời kỳ trước đại dịch với kim ngạch 2 chiều đạt 41,3 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó xuất khẩu đạt 28,85 tỷ USD , tăng 11,7% và nhập khẩu đạt 12,4 tỷ USD, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2020. Việt Nam xuất siêu sang EU 16,41 tỷ USD.
Bên cạnh đó, Hiệp định UKVFTA đã được thực thi kể từ đầu năm 2021, giúp cho quan hệ thương mại song phương Việt Nam - Vương quốc Anh không bị đứt gãy trong bối cảnh Anh rời khỏi EU. Hiệp định UKVFTA đã trải qua gần 1 năm thực thi với nhiều kết quả tích cực trong bối cảnh COVID-19 phức tạp. Trong 10 tháng của năm 2021, thương mại 2 chiều đạt gần 5,5 tỷ USD và giá trị xuất nhập khẩu đều tăng 2 chữ số, theo đó xuất khẩu hàng hóa sang Anh đạt 4,735 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2020; nhập khẩu từ Anh đạt 706 triệu USD, tăng 25,3%.
Bên cạnh những tác động tích cực trong việc thúc đẩy xuất nhập khẩu, là những Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, tiêu chuẩn cao với mức độ cam kết sâu, phạm vi bao phủ rộng, từ những vấn đề thương mại truyền thống cho tới những vấn đề mới mà Việt Nam tham gia lần đầu tiên như mua sắm của Chính phủ, phát triển bền vững…, các cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do này được kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam đi xa hơn trong quá trình đổi mới thể chế kinh tế, minh bạch hóa thủ tục hành chính, từ đó xây dựng môi trường đầu tư - thương mại ngày càng thuận lợi hơn cho doanh nghiệp và người dân, góp phần vào tăng trưởng và phục hồi kinh tế trong và sau đại dịch COVID-19.