Mexico tìm kiếm cơ hội hợp tác và đầu tư dệt may với Việt Nam
Hội thảo với chủ đề “Hợp tác thương mại, đầu tư dệt may Việt Nam - Mexico”, do Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) phối hợp với Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS), Phòng Công nghiệp Dệt quốc gia Mexico (CANAINTEX), Phòng Công nghiệp May quốc gia Mexico (CANAIVE) tổ chức, với sự hỗ trợ của Thương vụ Việt Nam tại Mexico.
Tham dự buổi hội thảo, có ông Lê Hoàng Tài – Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Nạp Tiền 188bet ), ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VITAS, ông Alfonso Juan Ayub - Chủ tịch Phòng Công nghiệp dệt Mexico (CANAINEX), bà Sara Valdés Bolaño - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang Mexico tại Việt Nam, ông Gerson Garduño Chavero - Đại diện thương mại Mexico tại Singapore, kiêm nhiệm thị trường Việt Nam, cùng trên 50 doanh nghiệp Việt Nam và 11 doanh nghiệp Mexico, hoạt động trong lĩnh vực dệt may đã tham gia Hội thảo.
Phát biểu khai mạc buổi hội thảo, ông Lê Hoàng Tài – Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Nạp Tiền 188bet ) chào mừng đoàn doanh nghiệp dệt may Mexico đến Việt Nam. Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết việc tận dụng tốt những ưu đãi từ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), cùng việc tham gia tích cực của cả hai nước vào các hiệp định thương mại tự do (FTA) khác của khu vực, sẽ tạo điều kiện thuận lợi giúp các doanh nghiệp dệt may hai nước tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, thông qua tăng cường hợp tác kinh doanh và đầu tư, trao đổi tự do về nguyên liệu, nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm, để cung cấp cho thị trường hai nước nói riêng và thế giới nói chung các sản phẩm cạnh tranh.
Trong lời đáp, bà Sara Valdés Bolãno, Đại sứ Mexico tại Việt Nam đánh giá hội thảo là cơ hội tốt cho doanh nghiệp hai nước, tìm hiểu lẫn nhau để tăng cường hợp tác thương mại, đầu tư trong lĩnh vực dệt may. Ông Alfonso Juan Ayub, Chủ tịch Phòng Công nghiệp dệt Mexico điểm qua về ngành công nghiệp dệt may Mexico, có 10.560 doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực dệt may, giải quyết 450.000 việc làm trực tiếp và chiếm 10% số việc làm của Mexico, xuất khẩu 6,5 tỷ USD. Đề cập đến hợp tác giữa hai nước, ông Chủ tịch CANAINEX cho rằng, ngành dệt may Việt Nam và Mexico chưa phát huy được tiềm năng, cơ hội hợp tác thương mại và đầu tư. Ông Chủ tịch CANAINEX cũng nhìn nhận mặc dù Việt Nam với số dân ít hơn Mexico, nhưng Việt Nam là quốc gia xuất khẩu đứng thứ hai vào Hoa Kỳ, trong khi đó Mexico chỉ đứng thứ sáu, trong việc xuất khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ.
Dệt may Việt Nam là một trong những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Hơn nữa, ngành lại có nhiều lợi thế khi các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới: TPP, FTA Việt Nam – EU có hiệu lực sẽ mang đến cho ngành những ưu thế lớn. Theo dự báo, đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam sẽ đạt 45-50 tỷ USD. Mặc dù vậy, nhưng theo ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch VITAS, ngành dệt may đang tồn tại nhiều vấn đề cần tháo dỡ như: lượng nguyên phụ liệu sản xuất của ngành phải nhập khẩu với số lượng lớn, quản trị công nghệ yếu, thiết kế thời trang, phát triển thương hiệu còn yếu. Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch - kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, nắm bắt được những lợi thế từ thị trường Việt Nam, những nền kinh tế có thế mạnh về công nghiệp hỗ trợ sản xuất sợi, vải như Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc chưa tham gia TPP, đang chuyển mạnh sang đầu tư tại Việt Nam để hưởng lợi thế về ưu đãi thuế quan giảm dần về 0%, khi TPP có hiệu lực.
Tại Hội thảo, các chuyên gia đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích và giải đáp về những vấn đề các doanh nghiệp dệt may Mexico quan tâm, trong việc hợp tác đầu tư tại Việt Nam trong lĩnh vực dệt may như: cơ sở vật chất, điện, nước, thuế, chi phí lao động, đất đai, v.v… Các đại biểu cũng như doanh nghiệp hai nước tham tham dự hội thảo hy vọng trong thời gian tới hợp tác thương mại, đầu tư Việt Nam – Mexico trong lĩnh vực dệt may sẽ đạt được nhiều kết quả khả quan. Trong khuôn khổ hội thảo còn diễn ra giao thương trực tiếp giữa các doanh nghiệp nhập khẩu, xuất khẩu, đầu tư trong lĩnh vực dệt may của Việt Nam và Mexico.
Mexico hiện là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại khu vực châu Mỹ, là cửa ngõ đưa hàng hóa Việt Nam thâm nhập sâu vào thị trường nội địa các nước khu vực Mỹ La-tinh. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam và Mexico 7 tháng đầu năm 2016 đạt 1 tỷ 294 triệu USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam vào Mexico đạt 1 tỷ 33 triệu USD, nhập khẩu từ Mexico là 261 triệu USD. Việt Nam xuất siêu vào Mexico 772 triệu USD. Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam và Mexico năm 2016 có nhiều thay đổi so với cùng kì năm ngoái. Những mặt hàng tiếp tục có triển vọng phát triển mở rộng thị trường bao gồm cà phê và nông thủy sản, điện tử và linh kiện máy móc thiết bị phụ tùng, da giày và đặc biệt là dệt may. Dệt may thuộc nhóm mặt hàng được đánh giá có triển vọng mở rộng thị trường, khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực, trong đó Việt Nam và Mexico đều là những quốc gia thành viên. Thương mại hai chiều Việt Nam – Mexico, trong đó có dệt may, được kỳ vọng sẽ có mức tăng trưởng đột phá trong tương lai gần, nếu thực hiện thành công các chương trình xúc tiến thương mại và đầu tư, liên quan trong khuôn khổ Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, giữa Nạp Tiền 188bet Việt Nam và Bộ Kinh tế Mexico đã được được ký kết.
Trước đó tại trụ sở Nạp Tiền 188bet , ngày 22 tháng 8 năm 2016, Thứ trưởng Nạp Tiền 188bet Hồ Thị Kim Thoa và Lãnh đạo Vụ Thị trường châu Mỹ, Vụ Công nghiệp nhẹ đã tiếp xã giao Chủ tịch Phòng công nghiệp dệt và các thành viên của đoàn.
Trong chương trình làm việc tại Việt Nam lần này, đoàn doanh nghiệp Mexico dự kiến sẽ thăm và làm việc với Viện Dệt May Việt Nam, thăm 7 nhà máy dệt may tại khu công nghiệp dệt may Phố Nối, tỉnh Hưng Yên, các doanh nghiệp dệt may tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, để nghiên cứu quy trình và thúc đấy các khả năng hợp tác từ sản xuất nguyên liệu, cho đến thành phẩm may mặc với các đối tác Việt Nam.