Lấy ý kiến đóng góp đối với quy định kiểm soát tập trung kinh tế trong Dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi)
Tại kỳ họp thứ 1, Quốc hội khoá XIV đã đưa dự án Luật Cạnh tranh sửa đổi vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017. Theo đó, Chính phủ đã ban hành Quyết định giao cho Nạp Tiền 188bet là cơ quan chủ trì soạn thảo.
Sau khi hoàn thành việc xây dựng Dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi), thực hiện theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và trên cơ sở chỉ đạo của Lãnh đạo Nạp Tiền 188bet , Cục Quản lý cạnh tranh đã tiến hành gửi văn bản xin ý kiến về Dự thảo tới các Bộ, cơ quan ngang Bộ và đơn vị liên quan, đồng thời, Cục QLCT cũng đã đăng tải Dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi) và tài liệu liên quan lên website của Nạp Tiền 188bet và cổng thông tin điện tử của Chính phủ để lấy ý kiến. Bên cạnh đó, theo quy định hiện hành, Dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi) cũng cần phải được lấy ý kiến của các đối tượng chịu tác động trực tiếp của Luật, việc lấy ý kiến được thực hiện thông qua hình thức lấy ý kiến trực tiếp tại các hội thảo, toạ đàm, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Trên cơ sở đó, trong khuôn khổ Dự án “Hoàn thiện việc thực thi chính sách cạnh tranh và phòng vệ thương mại của Việt Nam” do chính phủ Úc tài trợ, ngày 26 tháng 5 năm 2017, tại thành phố Hồ Chí Minh, Cục QLCT đã tổ chức hội thảo chuyên đề về Lấy ý kiến đóng góp đối với Quy định kiểm soát tập trung kinh tế trong Dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi) để có thể tiếp thu được nhiều ý kiến đóng góp nhằm phục vụ công tác xây dựng và hoàn thiện Dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi). Hội thảo có sự tham dự của rất nhiều các chuyên gia, học giả danh tiếng có bề dày nghiên cứu về lĩnh vực cạnh tranh đến từ các Cơ quan, Bộ ngành, Viện nghiên cứu, và trường đại học hàng đầu trong cả nước, các đại diện đến từ các Sở, ngành, các hiệp hội, công ty luật và các doanh nghiệp.
Phát biểu khai mạc, Phó Cục trưởng Trịnh Anh Tuấn nhấn mạnh rằng so với Luật Cạnh tranh 2004, các quy định về tập trung kinh tế đã được thay đổi, chỉnh sửa nhiều cả về nội dung và cách tiếp cận. Trong khi đó, các quy định về tập trung kinh tế là một phần rất quan trọng của Luật Cạnh tranh. Do đó, Hội thảo cần có nhiều ý kiến đóng góp có chất lượng, chuyên môn cao nhằm hoàn thiện các quy định về tập trung kinh tế trong Dự thảo, và đảm bảo rằng các quy định của Dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi) đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu của Luật.
Hội thảo tập trung vào 02 vấn đề chính, đó là (i) các hình thức tập trung kinh tế và ngưỡng kiểm soát, và (ii) Cơ chế kiểm soát tập trung kinh tế: đánh giá tác động hạn chế cạnh tranh của việc tập trung kinh tế và các biện pháp khắc phục. Đại diện cho Cục Quản lý cạnh tranh, Bà Trần Phương Lan, Trưởng phòng Giám sát và quản lý cạnh tranh đã trình bày về các hình thức tập trung kinh tế, ngưỡng kiểm soát, cơ chế kiểm soát tập trung kinh tế với những quy định của Luật Cạnh tranh 2004 và định hướng sửa đổi, bổ sung. Theo quy định của Luật Cạnh tranh 2004, tập trung kinh tế là một phần nội dung nằm trong nhóm hành vi hạn chế cạnh tranh. Tuy nhiên, tại Dự thảo Luật sửa đổi, các quy định về tập trung kinh tế được tách thành chương riêng, phản ánh đúng bản chất mục tiêu kiểm soát các hoạt động mua bán, sáp nhập, hợp nhất, liên doanh theo quy định của Luật Cạnh tranh.
Nếu trước kia, Luật Cạnh tranh 2004 quy định kiểm soát tập trung kinh tế dựa vào ngưỡng thị phần kết hợp giữa các bên tham gia trên thị trường liên quan, Dự thảo Luật Cạnh tranh sửa đổi quy định về ngưỡng thông báo tập trung kinh tế dựa trên một trong các tiêu chí gồm thị phần, giá trị giao dịch tập trung kinh tế và tổng doanh thu của một trong các bên đạt trên mức ngưỡng quy định theo Luật. Ông Nguyễn Hữu Huyên, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp cho rằng mục tiêu của việc xác định ngưỡng tập trung kinh tế nhằm ngăn ngừa các nguy cơ có thể hình thành các doanh nghiệp (nhóm doanh nghiệp) có vị trí thống lĩnh thị trường và sau đó có thể có những hành vi lạm dụng, cản trở cạnh tranh. Việc bổ sung các tiêu chí xác định ngưỡng thông báo tập trung kinh tế, gồm giá trị giao dịch, tổng doanh thu sẽ giúp các doanh nghiệp tăng tính chủ động trong việc thực hiện nghĩa vụ thông báo với cơ quan cạnh tranh khi thực hiện một giao dịch tập trung kinh tế, qua đó sẽ giúp doanh nghiệp giảm rủi ro về mặt pháp lý phát sinh từ việc không xác định được chính xác liệu giao dịch tập trung kinh tế có thuộc ngưỡng thông báo/bị cấm theo quy định của Luật Cạnh tranh hay không.
Về quy định thông báo tập trung kinh tế, rất nhiều đại biểu tại Hội thảo đến từ các công ty luật, doanh nghiệp, giới nghiên cứu cho rằng việc thông báo tập trung kinh tế cần theo hướng cơ chế tự động. Các doanh nghiệp khi thực hiện các giao dịch thuộc ngưỡng thông báo tập trung kinh tế cần có trách nhiệm nộp hồ sơ lên cơ quan cạnh tranh. Theo đó, cơ quan cạnh tranh sẽ thẩm định và nếu tập trung kinh tế không thuộc trường hợp bị cấm, sau thời hạn quy định trong Luật, các doanh nghiệp có thể làm thủ tục tập trung kinh tế tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật có liên quan. Tuy nhiên, nếu trường hợp tập trung kinh tế có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể, cơ quan cạnh tranh sẽ thông báo về việc thẩm định chính thức và có thể đưa ra một số biện pháp khắc phục đối với việc tập trung kinh tế. Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Trưởng khoa Luật, Đại học Tôn Đức Thắng cho rằng các biện pháp khắc phục gồm biện pháp khắc phục về cấu trúc và biện pháp khắc phục về hành vi nhằm giảm tác động gây hạn chế cạnh tranh do giao dịch tập trung kinh tế đó có thể gây ra trên thị trường.
Cũng theo Dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi), các hành vi tập trung kinh tế có tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam sẽ bị cấm theo quy định tại Điều 24. Theo đó, Ông Bùi Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chánh Văn phòng Hội đồng cạnh tranh cho biết cơ quan cạnh tranh sẽ thẩm định vụ việc tập trung kinh tế trên cơ sở xem xét, đánh giá cấu trúc thị trường, mức độ tập trung trên thị trường, khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường và tác động tích cực của việc tập trung kinh tế đối với nền kinh tế.
Ông Lê Viết Thái, Nguyên Trưởng ban nghiên cứu thể chế kinh tế, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cũng nêu quan điểm rằng trong quá trình xây dựng chính sách cạnh tranh và vấn đề kiểm soát tập trung kinh tế, Nhà nước cần lưu ý một số vấn đề như tính kinh tế của quy mô kinh doanh và nguy cơ lạm dụng vị thế, hạn chế cạnh tranh của doanh nghiệp, đảm bảo thu hút đầu tư và khung pháp lý của nhà nước, phù hợp với mô hình phát triển của quốc gia, khả năng của cơ quan cạnh tranh và quá trình hội nhập kinh tế thế giới.
Hội thảo đã diễn ra thành công với sự đóng góp ý kiến hết sức nhiệt tình, chuyên sâu và thiết thực đối với các quy định trong Dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi) từ các đại biểu tham dự. Kết thúc hội thảo, Phó Cục trưởng Trịnh Anh Tuấn cho rằng ý kiến của các chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp, các đại biểu tại buổi Hội thảo có ý nghĩa kết sức quan trọng. Các ý kiến này sẽ được Cục Quản lý cạnh tranh ghi nhận, tiếp thu trong quá trình xây dựng Luật nhằm đảm bảo Luật Cạnh tranh sửa đổi sẽ khắc phục được những vấn đề tồn đọng, phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, đồng thời phản ánh nguyện vọng chính đáng của doanh nghiệp.