Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kỷ niệm Ngày truyền thống ngành Dệt May

Nhân kỷ niệm Ngày truyền thống ngành Dệt May Việt Nam 25/3/2014, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa hướng về nguồn.

Chiều 25/3/2014, tại Nam Định, Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinatex Vũ Đức Giang cùng đoàn lãnh đạo và cán bộ Tập đoàn đã đến dâng hương tưởng niệm tại Nhà truyền thống ngành Dệt May Việt Nam nhân kỷ niệm Ngày truyền thống của Ngành. Tại đây, Lãnh đạo Tập đoàn đã báo công với các bậc tiền bối về những kết quả đạt được trong năm 2013 và những kỳ vọng phấn đấu cho năm 2014.

Những năm đầu của thế kỷ XX, trong cảnh khốn cùng nước mất nhà tan, đội ngũ công nhân nhà máy Dệt Nam Định đã liên tục đấu tranh giành quyền sống và không ngừng trưởng thành về nhận thức, ý thức gia cấp. Năm 1929, tổ chức Việt Nam Cách mạng thanh niên trong nhà máy được thành lập có 29 hội viên trong tổng số 168 hội viên toàn tỉnh, chiếm gần 18%, trên cơ sở đó sớm hình thành Chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Nam Định, trực tiếp lãnh đạo phong trào đấu tranh. Tiêu biểu là cuộc đấu tranh ngày 25 tháng 03 năm 1930 của hơn 4.000 công nhân nhà máy Sợi Nam Định đã diễn ra trong 21 ngày liên tục. Cuộc đấu tranh đã giành thắng lợi to lớn, kẻ thù đã buộc phải chấp nhận các yêu sách của công nhân.

Cuộc đấu tranh ngày 25/3 giành thắng lợi đã có một ý nghĩa lịch sử hết sức lớn lao trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam. Lần đầu tiên tạo ra sự đoàn kết chặt chẽ của liên minh công nông. Cuộc đấu tranh này đã châm ngòi nổ cho hàng loạt cuộc đấu tranh đòi quyền lợi của giai cấp công nhân ở trong khắp đất nước ta khi đó như: Cuộc đấu tranh của công nhân mỏ Quảng Ninh, công nhân cao su Phú Riềng, công nhân Nhà máy Diêm Bến Thủy (Nghệ An) mà đỉnh cao là Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. 

Chủ tịch HĐTV Vinatex Vũ Đức Giang ghi lưu bút tại Nhà truyền thống

Bước vào thời kỳ đổi mới và hội nhập, ngành Dệt May Việt Nam tiếp tục giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế đất nước bằng những đóng góp lớn vào việc thu dụng lao động và ổn định đời sống xã hội cũng như đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu. Ngành hiện sử dụng trên 2 triệu lao động - trong đó hơn 1,3 triệu lao động công nghiệp, chiếm tỉ trọng trên 10% so với lao động công nghiệp cả nước.

Với truyền thống tự hào và những thành tích nổi bật của ngành Dệt May, ngày 4 tháng 6 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành Quyết định số 798/QĐ-TTg lấy ngày 25 tháng 03 làm Ngày truyền thống ngành Dệt May Việt Nam. Việc lấy ngày 25/3 là Ngày truyền thống ngành Dệt May Việt Nam không chỉ có ý nghĩa sâu sắc với đối với nhân dân Nam Định, công nhân Dệt Nam Định, với ngành Dệt May Việt Nam mà còn là niềm tự hào chung của giai cấp công nhân Việt Nam.

Đồng thời, để bảo tồn và phát huy truyền thống của Dệt May Việt Nam, được sự ủng hộ của Chính phủ và các cấp Bộ ngành tạo điều kiện, ý kiến đồng thuận của các chuyên gia hàng đầu Việt Nam về xây dựng Nhà truyền thống, sự ủng hộ nhiệt tình, tâm huyết của các bậc lão thành trong ngành Dệt may, cuối năm 2009, Hội đồng thành viên Tập đoàn Dệt May đã thống nhất và quyết định việc xây dựng Nhà truyền thống ngành Dệt May Việt Nam trên cơ sở khuôn viên nhà truyền thống của Tổng công ty CP Dệt May Nam Định.

Với diện tích khoảng 900m2, tòa nhà chính 2 tầng dành cho khu trưng bày nội thất, phần ngoại thất được thiết kế kết hợp sân vườn, cây xanh, thảm cỏ, với trưng bày ngoài trời, các dịch vụ phụ trợ khác. Tính đến thời điểm hiện tại Nhà truyền thống ngành Dệt May Việt Nam đang lưu giữ khoảng gần 100 hiện vật khối, 62 hiện vật giấy, 70 hiện vật vải, gần 2.000 phim ảnh.

Nghiên cứu hiện vật được trưng bày tại Nhà truyền thống

Những hoạt động nhân ngày truyền thống ngành Dệt may Việt Nam 25/3 nhằm mục đích khơi dậy những truyền thống quý báu trong công cuộc đấu tranh và bảo vệ tổ quốc đối với thế hệ những người lao động hôm nay. Đồng thời cũng là động lực để người lao động phấn đấu, đưa ngành Dệt may vượt qua những thách thức, đón đầu cơ hội để hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới.

Thăm xưởng sản xuất của Cty CP May Nam Định

Chiều cùng ngày, đoàn lãnh đạo và cán bộ Tập đoàn đã đến thăm Cty CP May Nam Định – một trong những doanh nghiệp giàu truyền thống của ngành Dệt may Nam Định. Trước đó, Đoàn Thanh niên Vinatex cũng đã tổ chức nhiều hoạt động giao lưu với các đơn vị doanh nghiệp Dệt May trên địa bàn tỉnh Nam Định.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website