Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Điểm báo MOIT tuần từ 17/3 - 23/3/2014

Bức tranh toàn cảnh về nền kinh tế Việt Nam luôn hiện ra sinh động, ấn tượng và phong phú qua các tư liệu, báo chí. Qua đó, không chỉ độc giả trong nước mà bạn bè quốc tế còn nhìn nhận về một Việt Nam đa chiều hơn, với những nỗ lực không ngừng để hòa nhập cùng xu thế chung. Trong tuần từ 17/3 - 23/3/2014, nhiều bài viết đáng chú ý về ngành Công Thương đã được báo chí đề cập đến như:
, ngày 17/3/2014 đã phân tích thị trường đồ uống trước áp lực cạnh tranh qua một bài viết tương đối ngắn gọn và sâu sắc.

Các doanh nghiệp trong ngành kinh doanh đồ uống cơ bản đồng tình với đề xuất nâng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia, đồ uống có ga. Nhưng việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó, một số doanh nghiệp chọn giải pháp sẽ chuyển sản xuất sản phẩm có nồng độ cồn cao sang các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên. Doanh nghiệp cũng tăng cường mở rộng về thị trường nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi dành cho sản phẩm có phân khúc tiêu dùng ở mức giá không cao. Theo Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài gòn Sabeco Lê Hồng Xanh, tham gia vào các chương trình xây dựng nông thôn mới, cuộc vận động Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam sẽ giúp đồ uống nội đến với người tiêu dùng nhiều hơn.

Một bất cập nữa khi áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt cần phải tính đến, đó là biên độ lợi nhuận của các doanh nghiệp rất lệch nhau (tức là tỷ suất lợi nhuận trên vốn của doanh nghiệp). Bởi vậy, việc áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt đều nhau sẽ khiến doanh nghiệp yếu thế sẽ "chết" trước, rồi doanh nghiệp trung bình thì sống tạm ổn và phần thắng sẽ rơi vào tay doanh nghiệp có biên độ lợi nhuận cao.

Một số doanh nghiệp ngành đồ uống đã lo ngại về sức cạnh tranh của sản phẩm nội địa khi tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này, trong khi các quốc gia khác không tăng. Nhưng có thể thấy, ngay cả khi chưa điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt, thì đồ uống nhập khẩu đang được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn vì có chất lượng, hương vị tốt hơn. Vì thế, các doanh nghiệp nội hãy đặt trọng tâm vào chất lượng sản phẩm, thông qua việc tuân thủ chặt chẽ các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật trong quản lý chất lượng. Chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, dịch vụ bán hàng thuận tiện, phân chia lợi nhuận hợp lý là cách thuyết phục nhất để sản phẩm đồ uống Việt đến với người tiêu dùng trước áp lực tăng thuế.

TPP: ai lợi, ai lo?

Trang 5, mục Giao thương, báo Kinh doanh và tiếp thị, số 925, ra ngày 17/3/2014 có bài viết mang tính đối thoại cao "TPP: Ai lợi, ai lo?".

Bài viết mở đầu bằng nhận định của tác giả: Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) nếu được ký kết sẽ giúp đẩy mạnh sự phát triển của các nền kinh tế, xóa bỏ rào cản về thương mại và đầu tư, tăng xuất khẩu và tạo thêm các cơ hội việc làm, v.v... Đàm phán TPP đang phấn đấu hoàn thành trong năm 2014.

Chú thích cho bức ảnh minh họa bài viết, tác giả khẳng định: doanh nghiệp Việt phải chuẩn bị chu đáo mới có thể "hưởng lợi" từ TPP. Vậy theo tác giả, "TPP: ai lợi, ai lo?". Câu trả lời được đưa ra cùng lời giải thích và những số liệu cụ thể. Dệt may - da giày, lúa gạo, đồ gỗ và nội thất là những ngành được "kỳ vọng". Ngành công nghiệp ô tô; các sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi và thủy sản; dược phẩm; dịch vụ tài chính - ngân hàng là những ngành còn đang "bộn bề nỗi lo".

Theo đó, tác giả cho biết, vào TPP, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều rào cản kỹ thuật và yêu cầu xuất xứ nghiêm ngặt. Cụ thể, vào TPP, cạnh tranh bằng giá sẽ không còn là lợi thế của các doanh nghiệp Việt Nam mà là các hình thức cạnh tranh phi giá, các quy định kỹ thuật thuộc nội khối như bao gói, nhãn mác, dư lượng hóa chất tối đa trong sản phẩm xuất khẩu cũng là một rào cản cho hàng xuất khẩu Việt Nam, hàng nông sản, thủy hải sản của Việt Nam vào TPP có thể bị mắc ở rào cản về các biện pháp vệ sinh dịch tễ, v.v..

Vào TPP, các doanh nghiệp sẽ phải chấp nhận tham gia một cuộc chơi công bằng, cạnh tranh lành mạnh, đòi hỏi một sự thay đổi về chất để đáp ứng mọi nhu cầu mới không chỉ trong nước mà còn ngoài nước. Do vậy, hơn khi nào hết, đã đến lúc các doanh nghiệp cần tỉnh táo lựa chọn cho mình hướng đi và mục tiêu thích hợp trong năm 2014.

Đề phòng kiện phòng vệ thương mại

Trang 6, thời báo Kinh tế Việt Nam, số 66, thứ Ba, ngày 18/3/2014 có bài viết đáng chú ý: "Đề phòng kiện phòng vệ thương mai, cần sự chuẩn bị về tâm lý lẫn kế sách, nội lực để đối phó".

Theo Cục Quản lý cạnh tranh - Nạp Tiền 188bet , các thị trường nhập khẩu có xu hướng áp dụng nhiều biện pháp phòng vệ thương mại với hàng hóa bên ngoài nhập vào thị trường. Qua đó, áp lực tăng thêm với các doanh nghiệp xuất khẩu. Năm 2011, hàng hóa Việt Nam bị vướng vào các vụ kiện phòng vệ thương mại là 3 vụ; năm 2012, thêm 11 vụ (trong đó, đòi áp thuế chống bán giá chiếm đa số trong các vụ phòng vệ thương mại chiếm 7/11 vụ); năm 2013 là 7 vụ và trong 3 tháng đầu năm 2014 đã có 2 vụ kiện khởi động.

Thời gian qua, áp các vụ kiện lên hàng hóa của Việt Nam nhiều nhất là Hoa Kỳ (21%) và EU (18%). Do vậy, khi xuất khẩu vào hai thị trường này, doanh nghiệp cần cẩn trọng tìm hiểu thông tin về thị trường, tiểu sử ngành hàng nhập khẩu đã từng bị vướng vào các vụ phòng vệ thương mại hay chưa, xem xét năng lực của các doanh nghiệp cùng ngành tại thị trường.

Theo tác giả, doanh nghiệp cần chủ động đề phòng trước khả năng xấu nhất. Bởi lẽ, nếu để các ngành hàng đối mặt xới nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại thì tác hại rất lớn. Trước tiên ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa. Khách hàng ép giá. Nếu thị trường đó là thị trường xuất khẩu chủ lực thì kim ngạch xuất khẩu sụt giảm là điều khó tránh khỏi. Một số doanh nghiệp có suy nghĩ: nếu bị kiện ở thị trường này thì chuyển sang thị trường khác. Điều này không thực tế và chẳng đơn giản bở thiết lập được một thị trường đòi hỏi về thời gian và tốn kém chi phí xúc tiến thị trường.

Bên cạnh đó, chi phí, thời gian để giải quyết các vụ kiện rất lớn. Bản thân doanh nghiệp cũng cảm thấy mệt mỏi, áp lực. Do đó, tránh để xảy ra các vụ kiện là điều tốt nhất. Khi vướng vào thuế phòng vệ thương mại thì mặt hàng đó phải sống suốt đời với phòng vệ thương mại. Theo quy định, mức thuế phòng vệ thương mại áp cho 5 năm, cứ sau 5 năm sẽ tiến hành rà soát để xem xét lại mức thuế. Lời khuyên của tác giả dành cho ngành hàng nào bị kiện phòng vệ thương mại là cần tích cực tham gia vào công tác kháng kiện, đoàn kết, hợp tác với Hiệp hội để thực hiện chiến lược kháng kiện.

Nỗi lo khi Việt Nam là nước sản xuất cao su đứng thứ 3 trên thế giới

Việt Nam vừa được công bố trở thành nước thứ 3 về sản xuất cao su. Tuy nhiên, đằng sau sự phát triển vượt bậc này lại còn tiềm ẩn nhiều nỗi lo. Lo là vì sao? Báo điện tử , ngày 18/3/2014, đã đưa ra những nhận định xác đáng của các chuyên gia về vấn đề này.

Theo Hiệp hội Các nước sản xuất cao su tự nhiên: Việt Nam đã vượt qua Ma-lai-xi-a và Ấn Độ để trở thành nước sản xuất cao su tự nhiên lớn thứ 3 thế giới. Năm 2013, sản lượng cao su của Việt Nam ước đạt 1,043 triệu tấn, tăng 20,8% so với năm trước đó. Theo bài báo, đây là lần đầu tiên trong lịch sử, sản lượng cao su tự nhiên của Việt Nam vượt qua mốc 1 triệu tấn. Nhờ vậy, Việt Nam đã từ vị trí thứ 5 lên thứ 3 trong danh sách các nước sản xuất cao su tự nhiên hàng đầu thế giới.

Mặc dù vươn lên là nước thứ 3 thế giới về sản xuất cao su song các chuyên gia kinh tế lại ví von rằng, ngành cao su Việt Nam chỉ là "to xác" mà thôi. Theo chuyên gia kinh tế, thương mại Phạm Tất Thắng, sản lượng cao su thì lớn nhưng xuất khẩu cao su những năm gần đây lại trở nên ì ạch và đang ngày càng sụt giảm. Lý do đơn giản là làm ra nhiều sản phẩm nhưng cao su Việt Nam lại thiếu quy chuẩn chất lượng. Theo ông Phạm Tất Thắng: “Cùng với việc nguồn cung cao su thiên nhiên vượt cầu, việc thiếu quy chuẩn về chất lượng cao su xuất khẩu và sự tăng trưởng kinh tế chậm lại ở một số thị trường tiêu thụ chính như Trung Quốc, Ấn Độ đã tác động xấu tới cao su xuất khẩu Việt Nam”.

Số liệu từ Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm, tổng khối lượng cao su xuất khẩu ước chỉ đạt 104.000 tấn với giá trị kim ngạch 215 triệu USD, giảm 25,4% về khối lượng và giảm 43,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013. Thực tế, giá cao su xuất khẩu bình quân tháng 1/2014 đạt 2.069 USD/tấn, giảm 23,9% so với cùng kỳ năm 2013. Mặc dù Trung Quốc, Ma-lai-xi-a và Ấn Độ vẫn duy trì là thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong tháng 1/2014 nhưng lại có xu hướng giảm mạnh so với cùng kỳ 2013.

Theo ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Nạp Tiền 188bet ), hiện Việt Nam chưa có quy chuẩn quốc gia cho ngành cao su nên chưa có cơ sở pháp lý cho việc kiểm soát chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra của các nhà máy chế biến mủ cao su. Điều này dẫn đến chất lượng của cao su xuất khẩu của Việt Nam không ổn định, uy tín, thương hiệu của cao su Việt Nam thấp hơn so với các nước trong khu vực, kéo theo giá cao su xuất khẩu của Việt Nam thường thấp hơn so với sản phẩm cùng loại của Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a tới vài trăm USD/tấn.

Bên cạnh đó, Việt Nam còn thiếu cơ chế bắt buộc kiểm tra chất lượng và có giấy chứng nhận chất lượng cho tất cả lô hàng cao su xuất khẩu, nên không tạo động lực hay bắt buộc doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đảm bảo chất lượng. Trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt như hiện nay, đây là một bất lợi lớn đối với cao su xuất khẩu Việt Nam.

Thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam – Na Uy

Chương trình , ngày 19/3/2014, phát trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam đã đưa tin về chuyến thăm Việt Nam 04 ngày (18-21/3/2014) của Thái tử và gần 80 thành viên đoàn doanh nghiệp Na Uy nhằm tìm kiếm cơ hội, mở rộng hợp tác về kinh tế giữa hai nước Việt Nam – Na Uy vốn đang ở mức dưới tiềm năng.

Bên cạnh tìm kiếm và khai thác dầu khí, thủy điện, các doanh nghiệp Na Uy được đánh giá là có thế mạnh trong lĩnh vực đóng tàu, vận tải hàng hóa, đánh bắt thủy sản. Na Uy cũng là quốc gia hỗ trợ Việt Nam trong xóa đói giảm nghèo, chống biến đổi khí hậu, thực thi quyền con người. Na Uy nhìn nhận cơ hội hợp tác với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực còn rất lớn.

Bà Bente Angell Hansen, Tổng Thư ký Bộ Ngoại giao Na Uy nhấn mạnh: "Quan hệ giữa hai nước chúng ta quan trọng đến mức tôi có mang theo ở đây cả một chiến lược hợp tác song phương đặc biệt với Việt Nam được xây dựng dựa trên chiến lược châu Á của chúng tôi. Chiến lược này được xây dựng sau chuyến thăm của Chủ tịch nước các bạn đến Na Uy và Chiến lược này về các lĩnh vực hợp tác, đầu tư cũng như đối thoại về quyền con người".

Chủ tịch Phòng Thương mại Na Uy Finn Kristian Aam Odt cho biết thêm: "Chúng tôi nhận thấy Việt Nam ngày một trở nên quan trọng đối với việc tìm kiếm cơ hội của các doanh nghiệp Na Uy. Từ sau khủng hoảng kinh tế, xuất khẩu của NU sang Việt Nam tăng lên. Chúng tôi đã tổ chức nhiều diễn đàn về Việt Nam cho các doanh nghiệp Na Uy. Mỗi năm, chúng tôi thường giúp đỡ khoảng 10 doanh nghiệp Na Uy tìm kiếm cơ hội tại Việt Nam".

Thủy điện cũng là lĩnh vực được Na Uy quan tâm, như xem xét, tham gia đầu tư, xây mới các dự án thủy điện, mua cổ phần tại các nhà máy thủy điện đã cổ phần hóa, hoặc tham gia vào thị trường điện đang được hình thành tại Việt Nam.

Năm 2004, khi Vua và Hoàng hậu Na Uy thăm Việt Nam, kim ngạch thương mại hai chiều thời điểm đó mới đạt 28 triệu USD. Năm 2013, sau gần 10 năm, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 240 triệu USD. Với sự kiện đoàn doanh nghiệp Na Uy tháp tùng Thái tử sang Việt Nam lần này, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng rằng quan hệ thương mại, hợp tác đầu tư giữa hai nước sẽ có bước phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

Đà Nẵng dẫn đầu bảng xếp hạng PCI 2013

Sáng 20/3/2014, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2013 đã chính thức được công bố trên .

Theo đó, Thành phố Đà Nẵng (66,45 điểm) trở lại dẫn đầu trong bảng xếp hạng PCI 2013, từ vị trí thứ 12 của năm ngoái. Đây là thành phố từng 3 năm liên tiếp từ 2008-2010 giữ vị trí quán quân PCI cả nước.

Thành phố Hồ Chí Minh tăng 3 hạng, Thành phố Hà Nội tăng 18 hạng.

Khu vực Duyên hải miền Trung có hai tỉnh nằm trong nhóm xếp hạng "Rất Tốt" là Thừa Thiên Huế (65,56 điểm đứng thứ 2) và Quảng Nam (62,60 điểm, đứng thứ 7).

Giống như nhiều năm trước, nhiều tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục duy trì chất lượng điều hành tốt. Có đến 3 tỉnh Kiên Giang (63,55 đứng thứ 3), Đồng Tháp (63,35 điểm, đứng thứ 5) và Bến Tre (62,78 điểm, đứng thứ 6) thuộc 7 tỉnh nhóm "Rất Tốt".

Quảng Ninh lần đầu tiên vươn lên đứng trong nhóm 4 tỉnh xếp hạng PCI cao nhất với 63,51.

Nhóm tỉnh thấp nhất PCI là các tỉnh thuộc khu vực Miền núi phía Bắc, trong đó thấp nhất là Tuyên Quang (48,98 điểm), tiếp đó đến Hòa Bình (52,15 điểm), Cao Bằng (52,30 điểm).

Theo nhận định chung, nền kinh tế Việt Nam đang có dấu hiệu phục hồi. Chất lượng điều hành kinh tế của các tỉnh, TP ở Việt Nam thời gian qua có xu hướng chuyển biến tích cực. Chỉ số PCI gốc (hệ thống các chỉ số so sánh cố định từ 2006) có xu hướng tăng dần và năm 2013 đạt giá trị cao nhất trong các năm với 47 điểm.

Chỉ số PCI là bộ chỉ số đánh giá chất lượng điều hành kinh tế và mức độ tạo thuận lợi, thân thiện của môi trường kinh doanh dành cho các doanh nghiệp của các tỉnh, thành phố ở Việt Nam. PCI bao gồm nhiều chỉ số thành phần như chi phí gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất, tính minh bạch, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, tính năng động của chính quyền địa phương môi trường cạnh tranh bình đẳng, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động và thiết chế pháp lý. PCI do một nhóm chuyên gia trong và ngoài nước của VCCI thực hiện với sự hỗ trợ của USAID.

 


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website