Bình chọn Doanh nghiệp tiêu biểu ngành Dệt May: Tôn vinh giá trị bền vững
Định hướng trách nhiệm cho doanh nghiệp
Chương trình “Bình chọn Doanh nghiệp tiêu biểu nghành Dệt may Việt Nam” được tổ chức dưới sự bảo trợ của Nạp Tiền 188bet , Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Thời báo Kinh tế Sài Gòn, nhằm mục đích “Tôn vinh và làm hình mẫu các doanh nghiệp tiêu biểu, có năng lực cạnh tranh cao để rút kinh nghiệm trong ngành”. Được tổ chức lần đầu tiên từ năm 2004, tới nay, qua 8 lần bình chọn, Chương trình đã trở thành một giải thưởng uy tín, có sức ảnh hưởng tích cực đến ngành Dệt may, thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp với nhiều giải thưởng được trao cho hàng chục doanh nghiệp tiêu biểu. Cuộc bình chọn năm nay do Nạp Tiền 188bet chủ trì và giao nhiệm vụ cho Hiệp hội Dệt may (VITAS) tổ chức. Theo Ban tổ chức, Lễ trao giải sẽ được tổ chức vào 19h00 ngày 24/3/2014 (Ngày truyền thống của ngành Dệt may Việt Nam) tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Quý độc giả quan tâm tới vấn đề này có thể theo dõi video dưới đây:
Phát biểu tại họp báo, ông Lê Tiến Trường, Phó Chủ tịch VITAS cho biết: Cuộc bình chọn Doanh nghiệp tiêu biểu ngành Dệt may lần VIII được triển khai từ tháng 8/2012, với 64 doanh nghiệp tham gia xét giải căn cứ theo bộ tiêu chí đánh giá gồm: Doanh nghiệp tiêu biểu nhất của ngành Dệt/ngành May; Doanh nghiệp tiêu biểu toàn diện; Doanh nghiệp tiêu biểu từng mặt; Xưởng sản xuất tiêu biểu; Doanh nghiệp tiêu biểu nhất trong năm.
Kết quả có 53 doanh nghiệp đã đạt các giải của cuộc bình chọn. Đáng chú ý, Tổng công ty CP May Việt Tiến là doanh nghiệp tiêu biểu nhất 10 năm liền (2004 – 2013), trong suốt 8 lần bình chọn đều đứng trên bục vinh danh của cuộc bình chọn này. Với mức tăng trưởng trung bình 20% mỗi năm, duy trì mức chia cổ tức 25%, Việt Tiến được đánh giá là doanh nghiệp phát triển thực sự bền vững. Hiện nay, toàn bộ dây chuyền sản xuất của Việt Tiến đã áp dụng phương pháp sản xuất Lean hiện đại của thế giới đem lại năng suất cao, hiệu quả kinh tế lớn, qua đó nâng cao được thu nhập cho 3 vạn lao động. Bên cạnh đó, đơn vị cũng đã triển khai mô hình sản xuất ODM với tỷ lệ cao trong Ngành.
Trong danh sách đoạt giải doanh nghiệp dệt may tiêu biểu lần VIII, danh hiệu doanh nghiệp tiêu biểu toàn diện ngành Dệt được trao cho Công ty THHH MTV Dệt kim Đông Xuân. Sau 4 năm liên tục phấn đấu đổi mới thì diện mạo của Dệt kim Đông Xuân đã có nhiều thay đổi. Đặc biệt là trong 2 năm gần đây tốc độ tăng trưởng về lợi nhuận liên tục năm sau gấp đôi năm trước. Đến năm 2014, kế hoạch của Dệt kim Đông Xuân là tỉ suất lợi nhuận/vốn đạt xấp xỉ 50%, vươn lên trở thành một Trung tâm dệt kim nhẹ lớn của miền Bắc, tạo một hình ảnh đẹp về doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh hiệu quả, năng động.
Đánh giá về hiệu quả xã hội của những lần tôn vinh doanh nghiệp Dệt may tiêu biểu, lãnh đạo VITAS cho biết: Trong 10 năm qua, kể từ khi cuộc bình chọn ra đời thì ngành Dệt may Việt Nam vẫn luôn nằm trong xu thế phát triển. Do đó, giải thưởng đã thực sự trở thành động lực để các doanh nghiệp vươn lên cạnh tranh và phát triển mạnh mẽ hơn. Chính từ giải thưởng này đã hình thành nên phong trào thi đua và các mô hình sản xuất mới. Hiện nay có thể đánh giá rằng, ngành Dệt may Việt Nam là một trong những ngành dệt may hiếm hoi trên thế giới có tỉ lệ áp dụng sản xuất theo phương pháp Lean hiện đại của thế giới. Sức lan tỏa của cuộc bình chọn này đã xác định được mô hình sản xuất và phát triển bền vững cho doanh nghiệp. "Với bộ tiêu chí ngày càng hoàn thiện, tương đối đầy đủ và tiệm cận với cách thức đánh giá của rất nhiều tổ chức quốc tế, đặc biệt là đánh giá về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, chúng tôi tin rằng đây là sự đồng bộ cao trong phương thức tiếp cận đánh giá giữa Hiệp hội Dệt may Việt Nam với các tổ chức đánh giá trên thế giới. Nó chính là tín hiệu cho thấy giải thưởng Doanh nghiệp Dệt may tiêu biểu luôn tập trung vào mục tiêu tìm ra doanh nghiệp tốt 1 cách bền vững, tiêu biểu 1 cách bền vững. Đánh giá của chúng tôi như 1 sự bảo chứng cho thấy doanh nghiệp Dệt may Việt Nam tiêu biểu luôn tư duy và mong muốn phát triển bền vững nhất. Chính vì vậy, tác dụng lớn nhất mà giải thưởng này mang lại chính là định hướng cho doanh nghiệp có trách nhiệm tốt với thị trường, khách hàng, người lao động, địa phương và xã hội nơi mình tham gia". Ông Lê Tiến Trường, Phó Chủ tịch VITAS nhấn mạnh thêm.
Tôn vinh giá trị tiêu biểu bền vững
Theo VITAS, với việc 3 năm tổ chức 1 lần, Ban tổ chức sẽ có thời gian đánh giá kỹ lưỡng hơn, các tiêu chí cũng được rà soát cẩn thận hơn. Do đó, các doanh nghiệp sẽ được nhìn nhận theo cả một chuỗi kết quả của 3 năm. Cuộc bình chọn sẽ đánh giá chính xác được sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, tránh tình trạng doanh nghiệp có kết quả rất tốt nhưng các năm tiếp theo lại không duy trì được thành tích của mình. Như vậy, điểm tốt của cuộc bình chọn này là sẽ chọn được những doanh nghiệp tiêu biểu toàn diện và phát triển bền vững.
Thêm một điểm khác biệt của cuộc bình chọn năm nay so với các cuộc bình chọn những năm trước, đó là giải thưởng doanh nghiệp Dệt may tiêu biểu từng mặt. Bởi nếu đánh giá doanh nghiệp tiêu biểu toàn diện thì số lượng đạt được là rất ít. Do vậy, Ban tổ chức đã đưa ra bộ tiêu chí đánh giá theo nhiều mặt gồm nhiều khía cạnh khác nhau để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mới tham gia trên thị trường, mới phát triển nhưng có thành công trên một mặt nào đó của hoạt động sản xuất kinh doanh thì cũng có khả năng được khen thưởng danh hiệu doanh nghiệp tiêu biểu từng mặt.
Trong các tiêu chí đánh giá giải thưởng thì năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp được Ban tổ chức hết sức quan tâm. Có tới 7 khía cạnh để đánh giá về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Dệt may như: thương hiệu mạnh, trách nhiệm xã hội tốt, môi trường lao động tốt, áp dụng công nghệ thông tin, phát triển được mặt hàng có tính khác biệt cao, sản xuất nhiều vải, phụ liệu phục vụ xuất khẩu, đào tạo nguồn nhân lực dệt may tốt nhất. Ông Lê Tiến Trường cũng phân tích rõ: “Năng lực cạnh tranh là những yếu tố có tính chất chiều sâu và tạo năng lực trong dài hạn được Ban tổ chức đưa vào để đánh giá các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Cuộc bình chọn cũng quan tâm đến nền tảng của sản xuất kinh doanh, đó là các xưởng sản xuất tiêu biểu. Có thể kết quả kinh doanh chưa tốt nhưng chắc chắn trong dài hạn những doanh nghiệp có xưởng quản lý tốt, hoạt động năng suất cao, chất lượng sẽ là những đơn vị có kết quả kinh doanh trong dài hạn tốt. Vì thế chúng tôi tập trung cả vào việc đánh giá những đơn vị có xưởng sản xuất tiêu biểu trên cả nước. Chỉ có những đơn vị có cơ sở sản xuất tốt mới có khả năng loại trừ được những khó khăn trong những giai đoạn tình hình thế giới gặp khủng hoảng. Đến lúc đó sẽ không có những thuận lợi về giá, đơn hàng thì những đơn vị có xưởng sản xuất tốt thì sẽ duy trì được năng lực cạnh tranh của mình”.
Ông Lê Tiến Trường trả lời các câu hỏi của phóng viên báo chí |
Trả lời phóng viên về vấn đề doanh nghiệp Dệt may nước ngoài tham gia Cuộc bình chọn lần này, ông Lê Tiến Trường cho biết thêm: hiện nay việc tham gia của các doanh nghiệp Dệt may nước ngoài chưa được nhiều. Lý do là các doanh nghiệp nước ngoài có nhiều đặc điểm khác doanh nghiệp Việt Nam nên khi áp vào hệ tiêu chí của Cuộc bình chọn thì không đáp ứng được. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nước ngoài chưa phải là thành viên của Hiệp hội Dệt May Việt Nam. Thời gian tới, Ban tổ chức sẽ cố gắng tìm ra được bộ tiêu chí phù hợp cho cả doanh nghiệp nước ngoài và trong nước để thu hút sự tham gia đông đảo của các doanh nghiệp nước ngoài.