Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kim ngạch xuất khẩu nông sản sang Hà Lan đạt hơn 500 triệu USD sau 11 tháng năm 2021

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Hà Lan trong 11 tháng năm 2021 đạt 500,35 triệu USD, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, 69% tổng kim ngạch nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang Hà Lan là mặt hàng hạt điều với 345,72 triệu USD, giảm 4,1% so với 11 tháng năm 2020.

* Nạp Tiền 188bet là cơ quan đầu mối thực thi Hiệp định EVFTA

Mặc dù giảm về trị giá nhưng lượng hạt điều xuất khẩu sang thị trường này vẫn tăng khá mạnh 12,3%, đạt 63,42 nghìn tấn. Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường Hà Lan cũng ghi nhận sự sụt giảm 3,2% trong 11 tháng năm 2021. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang Hà Lan tăng mạnh 78,5%, cao su tăng 44,8%, gạo tăng 45,1%. Hai mặt hàng cà phê và chè tuy giảm về lượng nhưng trị giá vẫn tăng. Trong Liên minh EU, Hà Lan là một trong những đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Đây là thị trường cửa ngõ và là một trong những trung tâm trung chuyển hàng hóa lớn nhất vào châu Âu. Hàng hóa nhập khẩu vào Hà Lan ngoài việc phục vụ tiêu thụ nội địa của thị trường này, còn một lượng lớn hàng hóa được tái xuất khẩu sang các quốc gia EU khác. 

Việt Nam cũng được đánh giá là đối tác hàng đầu của Hà Lan tại châu Á và thực thi EVFTA được kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp hai nước và là thời điểm thích hợp để hai bên phát triển quan hệ hợp tác sâu hơn nữa. Trong 11 tháng năm 2021, thị trường Hà Lan chiếm 50% kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang EU, chiếm 44,3% thị phần rau quả và 39,1% về hạt tiêu…

Đối với mặt hàng rau quả, Hà Lan hiện đang là thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam tại EU, thị trường này là cửa ngõ để hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU, nơi trung chuyển hàng hóa hàng đầu châu Âu và thế giới đối với các mặt hàng rau, củ, quả. Hiện hơn 20% rau quả tươi do các nước đang phát triển cung cấp cho EU thông qua Hà Lan. Từ cảng Rotterdam - điểm nhập khẩu chính, các thương nhân Hà Lan và quốc tế sẽ phân phối sản phẩm đến nhiều nước EU khác. Trong năm 2021, nhiều sản phẩm rau quả của Việt Nam đã được xuất khẩu sang thị trường này. Cụ thể, mới đây tỉnh Hòa Bình đã xuất khẩu lô măng nứa tươi đầu tiên khoảng 28 tấn sang thị trường Hà Lan. Măng được sản xuất theo quy trình khép kín, sơ chế, chế biến, đóng gói trọng lượng từ 200g - 1kg/túi và đóng 10kg/thùng carton. Việc đóng hàng được thực hiện đúng quy cách yêu cầu, chủng loại hàng hóa, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của EU. Đây được xem là khởi đầu, là cơ hội cho bà con phát triển sản xuất và đưa nông sản vươn xa hơn tới thị trường các nước trong thời gian tới. 

Trước đó, vào tháng 8/2021, trái vải thiều của Việt Nam cũng được xuất khẩu sang thị trường Hà Lan và nhận được sự phản hồi tích cực. Với mặt hàng hạt điều, theo nghiên cứu của Mordorintelligence, thị trường hạt điều Hà Lan ước tính đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 3,2% trong giai đoạn 2020 - 2025. Hà Lan là thị trường nhập khẩu hạt điều nhân lớn nhất của châu Âu, chiếm hơn 40% tổng kim ngạch nhập khẩu của khu vực. Trên toàn cầu, quốc gia này chiếm 10% tổng kim ngạch thương mại. Nhu cầu về hạt điều tại Hà Lan đang tăng với tốc độ liên tục 3 - 4% hàng năm. Là nhà nhập khẩu và tái xuất khẩu lớn nhất ở châu Âu, Hà Lan là một thị trường có ảnh hưởng lớn đối với thương mại hạt điều ở khu vực này. Hà Lan là trung tâm phân phối chính của hạt điều ở châu Âu và có 93% thị phần là nhập khẩu trực tiếp.

Do khí hậu châu Âu không thích hợp cho việc trồng điều, nên điều xuất khẩu trên thị trường này thực chất là tái xuất hạt điều nhập khẩu.  Tuy nhiên, hạt điều nhập khẩu phải trải qua nhiều quy trình chế biến khác nhau để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Riêng Hà Lan đã chiếm 50% tổng lượng hạt điều tái xuất của khu vực châu Âu. Đức, Bỉ, Pháp và Ba Lan là một số nước nhập khẩu điều chính từ Hà Lan.  

Về cà phê, Hà Lan là một trung tâm thương mại quan trọng ở châu Âu, tái xuất nhiều sản phẩm khác nhau, trong đó có một lượng đáng kể cà phê. Năm 2020, Hà Lan là nước tái xuất khẩu hạt cà phê xanh lớn thứ ba ở châu Âu, với lượng tái xuất hơn 24.000 tấn.  Mặc dù người Hà Lan đã tiêu thụ ít cà phê hơn kể từ năm 2005, nhưng Hà Lan vẫn được xếp trong số 5 quốc gia tiêu thụ cà phê bình quân đầu người cao nhất trên thế giới vào năm 2020. Tiêu thụ cà phê bình quân đầu người ở Hà Lan đạt mức trung bình 8,3 kg cà phê vào năm 2020, tương đương khoảng  4 tách cà phê mỗi ngày. Thị trường cà phê rang ở Hà Lan dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm là 3,8% cho đến năm 2025. Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ cà phê của người Hà Lan. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để đẩy mạnh phân khúc cà phê chế biến.  Năm 2020,  khoảng 90% người tiêu dùng cà phê ở Hà Lan đã mua cà phê trong các siêu thị và khoảng 10% đã mua cà phê tại các cửa hàng.

Theo số liệu của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nông sản của Hà Lan trong 9 tháng năm 2021 đạt 14,2 tỷ USD, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2020. Hà Lan hiện chủ yếu nhập khẩu nông sản từ các thị trường nội khối và khu vực châu Mỹ. Trong khi đó, Việt Nam đứng thứ 12 về xuất khẩu nông sản vào Hà Lan với 363 triệu USD, chiếm 2,6% thị phần trong tổng nhập khẩu nông sản của Hà Lan, tăng nhẹ so với mức 2,5% của 9 tháng năm 2020. Nhìn chung Việt Nam vẫn đang là thị trường cung cấp nông sản nhiệt đới hàng đầu cho thị trường Hà Lan và Hiệp định EVFTA sẽ giúp Việt Nam mở rộng hơn nữa thị phần tại thị trường này trong những năm tới. Đồng thời, nông sản Việt Nam có thể thông qua Hà Lan để vào các thị trường châu Âu khác bởi đây là điểm trung chuyển hàng hóa chính của EU.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website