Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hiệp định EVFTA có hiệu lực, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Phần Lan tăng mạnh

Trong khối EU, Phần Lan là một trong những thị trường quan trọng và có mức tăng trưởng thương mại vượt bậc với Việt Nam kể từ sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 9 tháng năm 2021, kim ngạch thương mại 2 chiều giữa Việt Nam và Phần Lan tăng 65,72% so với cùng kỳ năm 2020. Nhiều khả năng kim ngạch thương mại năm 2021 giữa 2 nước sẽ vượt qua mức cao nhất trong giai đoạn 2010 – 2020 vào năm 2017. Và lần đầu tiên kể từ năm 2010 đến nay, Việt Nam xuất siêu sang thị trường Phần Lan.

Về xuất khẩu: Trong quý 3/2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Phần Lan giảm mạnh so với quý trước đó do dịch Covid-19 trong nước bùng phát. Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong quý 3/2021 đạt 50,9 triệu USD, giảm 37,3% so với quý 2/2021. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hầu hết các mặt hàng chủ lực như: sản phẩm từ sắt thép; giày dép các loại; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; hàng dệt may và nguyên phụ liệu dệt may… giảm mạnh so với quý trước đó. Trong khi xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; cao su; cà phê tăng. So với cùng kỳ năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Phần Lan trong quý 3/2021 tăng trưởng khả quan khi xuất khẩu hầu hết các mặt hàng chủ lực tăng, trừ xuất khẩu giày dép các loại, hàng dệt may, nguyên phụ liệu dệt may, cà phê và sản phẩm gỗ giảm.

Nạp Tiền 188bet làm đầu mối thực thi Hiệp định EVFTA

Tính chung 9 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hầu hết các mặt hàng sang thị trường Phần Lan tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020 khi các doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ Hiệp định EVFTA, đặc biệt là các mặt hàng: sản phẩm từ sắt thép; giày dép các loại; máy móc thiết bị phụ tùng… Trong quý IV/2021, xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Phần Lan sẽ tăng trưởng khả quan khi dịch Covid-19 trong nước cơ bản đã được kiểm soát, các doanh nghiệp đang dần phục hồi sản xuất và nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của Phần Lan cho dịp nghỉ Lễ cuối năm ở mức cao. Bên cạnh đó, Hiệp định EVFTA sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Phần Lan.

Theo cam kết trong Hiệp định EVFTA, nhiều mã hàng trong nhóm sản phẩm từ sắt thép, giày dép các loại… có thuế về 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực. Nhờ đó, thị phần nhiều mặt hàng của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Phần Lan đã cải thiện. Theo thống kê của Eurostat, thị phần hàng Việt Nam trên tổng kim ngạch nhập khẩu từ thị trường ngoài khối của Phần Lan đã tăng từ 0,7% trong 7 tháng đầu năm 2020, lên 1,2% trong 7 tháng đầu năm 2021, đạt 73,5 triệu Euro. Trong đó, thị phần mặt hàng sản phẩm từ sắt thép tăng từ 16,1% trong 7 tháng đầu năm 2020, lên 25,2% trong 7 tháng đầu năm 2021; thị phần giày dép các loại tăng từ 15,4% lên 19,1%; thị phần hàng may mặc tăng từ 1,7% lên 1,9%... Kinh tế Phần Lan đã phục hồi trở lại mức trước đại dịch, chủ yếu do chi tiêu tiêu dùng và đầu tư phục hồi khi các hạn chế phòng dịch Covid-19 được nới lỏng. Tuy nhiên, đà tăng dường như đã chậm lại trong quý III/2021 khi tăng trưởng sản xuất và tiêu dùng chậm lại.

Theo Cơ quan thống kê Phần Lan, sản lượng công nghiệp của nước này tiếp tục tăng trong tháng 8/2021, nhưng mức tăng tiếp tục giảm khi đạt 4,6% so với mức 5,3% trong tháng 7/2021 và mức đỉnh 8,7% trong tháng 6/2021. Tăng trưởng tiêu dùng chậm lại khi theo ước tính chỉ số doanh thu bán lẻ tháng 9/2021 tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2020, thấp hơn so với mức tăng 5,5% trong tháng 8/2021. Trong đó, tiêu dùng nhóm hàng thực phẩm, đồ uống hoặc thuốc lá và quần áo, giày dép, đồ da giảm; tiêu dùng đồ gia dụng và đồ nội thất tăng. 

Sự phục hồi của kinh tế Phần Lan và ưu đãi về thuế quan theo cam kết của Hiệp định EVFTA sẽ tiếp tục là yếu tố hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này trong thời gian tới. Mặc dù đã tăng lên, nhưng thị phần hàng Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Phần Lan vẫn ở mức rất thấp. Do đó, lộ trình giảm thuế theo cam kết trong Hiệp định EVFTA là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam khai thác tốt hơn nữa cơ hội tại thị trường này. Đặc biệt là với các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như: giày dép các loại, hàng dệt may, sản phẩm từ chất dẻo… Ngành công nghiệp dệt may của Phần Lan hiện nay rất hạn chế do hầu hết quá trình sản xuất đã được chuyển đến các nước có chi phí thấp ở Đông Âu và Châu Á. Do đó, Phần Lan chủ yếu nhập khẩu quần áo cho tiêu dùng. 

Năm 2020, nhập khẩu hàng may mặc của Phần Lan đạt 1,26 tỷ Euro, trong đó nhập khẩu từ thị trường nội khối đạt 922,7 triệu USD và nhập khẩu từ thị trường ngoại khối đạt 337,86 triệu Euro. Trong ngắn hạn, mặt hàng may mặc của Việt Nam chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu vào Phần Lan. Tuy nhiên, với lộ trình giảm thuế theo cam kết của Hiệp định EVFTA, về dài hạn, mặt hàng may mặc của Việt Nam sẽ tăng khả năng cạnh tranh tại thị trường này. Với mặt hàng giảy dép, theo dự báo của Statista, doanh thu trên thị trường giày dép Phần Lan năm 2021 đạt 866 triệu USD và   sẽ tăng trưởng bình quân 5,42%/năm trong giai đoạn 2021 - 2025. Trung bình mỗi người tiêu dùng Phần Lan mua 2,25 đôi giày dép trong năm 2021 và 90% doanh thu là mặt hàng không xa xỉ. Năm 2022, thị trường giày dép Phần Lan dự kiến   sẽ tăng trưởng về sản lượng là 7,2%. Với khả năng cạnh tranh sẵn có, xuất khẩu mặt hàng giày dép của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Về nhập khẩu: Đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 trong nước không có tác động nhiều đến hoạt động nhập khẩu hàng hóa. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Phần Lan trong quý 3/2021 đạt 90,4 triệu USD, tăng 39,4% so với quý 2/2021 và tăng 69,1% so với quý 3/2020. So với quý 2/2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Phần Lan chủ yếu do nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; sản phẩm hóa chất và hàng hóa

khác tăng, trong khi nhập khẩu giấy các loại, gỗ và sản phẩm gỗ; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; sắt thép các loại giảm. Tính chung 9 tháng năm 2021, nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; sắt thép các loại giảm, trong khi nhập khẩu các mặt hàng khác tăng.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website