Không bảo hộ doanh nghiệp, chỉ bảo vệ thị trường
Những “điểm sáng”
Bên cạnh những DN cơ khí khó khăn về vốn, sản phẩm khó bán, hoạt động cầm chừng, còn không ít DN nhờ biết đổi mới, tiếp cận khoa học – công nghệ, huy động vốn đã thành công trên thương trường.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lắng nghe ý kiến của các đại biểu (Ảnh: chinhphu.vn) |
Tổng công ty Lắp Máy Việt Nam (Lilama) đang được coi là nhà chế tạo cơ khí và đóng tàu hàng đầu Việt Nam. Đến nay tất cả các đơn vị thành viên của Lilama đều đầu tư xây dựng nhà máy cơ khí với tổng công suất 60.000 tấn/năm. Hàng chục ngàn tấn thiết bị phi tiêu chuẩn có độ chính xác cao do bàn tay và khối óc của những người thợ lắp máy làm ra đã được đưa vào sử dụng tại các dự án lớn như Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, xi măng, nhiệt điện, thủy điện và xuất khẩu sang các nước Nhật, Đức, Pháp, Ấn Độ, v.v…
Tại Hội nghị, ông Lê Văn Tuấn - Tổng giám đốc Lilama chia sẻ: Công ty luôn duy trì chất lượng hàng hóa ổn định cho đối tác, đặc biệt là DN nước ngoài. Nếu không, chỉ một lần làm ẩu, bạn hàng không bao giờ quay lại. Ông Tuấn cũng đề nghị Chính phủ tiếp tục giao cho Lilama là tổng thầu EPC, sau đó DN này sẽ đủ tự tin đấu thầu cùng DN quốc tế.
Không thể không nhắc đến Công ty CP Tập đoàn ô tô Trường Hải. Ông Trần Bá Dương – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty cho biết, đến nay, qua 17 năm hình thành và phát triển, Thaco – Trường Hải ô tô đã khẳng định đươc vị thế DN sản xuất là lắp ráp ô tô hàng đầu Việt Nam. Thaco là công ty đầu tiên và duy nhất lắp ráp đầy đủ các dòng sản phẩm xe tải, xe khách và xe con. Riêng trong năm 2013, với tổng số hơn 7.000 lao động, công ty đã đạt doanh số 28.284 xe, doanh thu hơn 13 nghìn tỷ đông, nộp ngân sách 3.605 tỷ đồng và chiếm gần 30% thị phần trong Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam.
Tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, cây lúa là cây nông nghiệp chủ lực. Trước đây, máy cơ khí cho cây lúa dường như không được quan tâm. Tổn thất sau thu hoạch của cây lúa là 25%. Trước thực tế này, Công ty Bùi Văn Ngọ đầu tư công nghệ, thiết bị, sản xuất máy xay xát cho bà con nông dân. Ông Bùi Phong Lưu – Giám đốc Công ty Bùi Văn Ngọ khẳng định: Đồng bằng sông Cửu Long xuất khẩu trên 7 triệu tấn gạo/năm thì thiết bị xay xát mang thương hiệu BVN đóng góp việc chế biến trên 70% và hiện cũng xuất khẩu tốt qua thị trường Đông Nam Á, châu Phi và Mỹ La Tinh.
Ngoài ra, cũng có thể nhắc đến một số DN đầu đàn của ngành cơ khí: Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp, Công ty CP Chế tạo giàn khoan dầu khí… đã có đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của ngành trong 10 năm qua.
Không thể đổ hết lỗi cho cơ chế
Theo ông Trần Văn Quang – Tổng giám đốc Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh: DN cơ khí cần nguồn vốn lớn trong khi lại thiếu vốn. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động đấu thầu của DN. Cụ thể: Cơ chế chỉ định thầu hiện nay đã được triển khai nhưng không thực hiện với dự án có nguồn vốn ngoại. Trong khi đó, do nguồn vốn DN trong nước hạn chế nên không thể tham gia đấu thầu theo hình thức EPC. Ngoài khó khăn về vốn, sản phẩm sản xuất ra cũng khó bán. Một số chủ đầu tư vay được vốn nhưng luôn “sính ngoại”, chọn mua sản phẩm cơ khí từ nước ngoài.
Do đó, ông Quang đề xuất cần xử lý nghiêm việc DN nhập khẩu sản phẩm cơ khí từ nước ngoài trong khi DN trong nước hoàn toàn có thể đáp ứng. Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cơ khí trọng điểm.
Cũng về vốn, ông Phan Tử Giang – Tổng giám đốc Công ty CP Chế tạo khoan dầu khí cho rằng, vốn đầu tư cho cơ khí rất lớn nhưng DN lại khó tiếp cận, đặc biệt là vốn lưu động. Như tại Trung Quốc và Singapore, DN cơ khí được hỗ trợ vốn lên đến 93% trong 2-3 năm, chủ đầu tư chỉ cần bỏ 7%, sau khi hoàn thành mới trả nốt. “Chúng tôi chế tạo thiết bị cơ khí cho nhà thầu Hoa Kỳ, họ yêu cầu hỗ trợ tài chính 80%, nhưng chúng tôi không lo được vốn nên hợp đồng bị hủy. Thực tế, DN đã liên lạc với ngân hàng thì được trả lời: Cơ chế cho vay thì có nhưng cơ chế bảo lãnh khó khăn”, ông Giang tiếc nuối.
Liên quan đến những hạn chế của ngành cơ khí nói chung, thất bại của DN cơ khí nói riêng, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh tại hội nghị: DN khi phát biểu, cần phải xem lại mình, không thể đổ hết lỗi cho cơ chế, chính sách. Cùng quan điểm, ông Hà Sơn Hải – Tổng giám đốc Tổng công ty Sông Thu cho rằng, không thể đổ hết lỗi cho chính sách. DN có khi không thực tốt và đúng chính sách của Nhà nước.
Bài học kinh nghiệm rút ra ở đây là cần làm tốt bài toán nhân lực; trong đầu tư mạnh dạn hợp tác với đối tác nước ngoài. Ở tầm vĩ mô, các cơ quan quản lý nhà nước cần năng đông, nắm bắt thông tin, đề ra các cơ chế, chính sách hợp lý. “Không thể để một khu vực có hàng chục nhà máy đóng tàu với các sản phẩm giống nhau”, ông Hà Sơn Hải bức xúc. Về phía DN, cần chủ động đa dạng hóa sản phẩm, tránh đầu tư chồng chéo; tìm hướng đi đúng đối tác, đúng thị truờng.
Trên thị trường, hàng cơ khí nhái, giả và gian lận thương mại tràn lan, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh,hoạt động sản xuất kinh doanh của DN trong nước. Ông Nguyễn Văn Vũ - Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên động cơ và máy nông nghiệp miền Nam cho rằng, cơ khí nông nghiêp gặp nhiều khó khăn về vốn, hợp tác, hiệu quả sản xuất không cao, đầu tư dàn trải. Thêm việc hàng giả, nhái “tung hoành” thực sự là “cú đánh” mạnh vào DN sản xuất trong nước. Vì vậy, cần có cơ chế hỗ trợ trực tiếp cho nông dân và nhà sản xuất; nhanh chóng xây dựng các hàng rào kỹ thuật, v.v…
DN cơ khí phải cổ phần hóa
Thay mặt cho DN trong Hiệp hội DN cơ khí Việt Nam, ông Nguyễn Văn Thụ - Chủ tịch hiệp hội kiến nghị, cần xác định ngành đóng tàu biển là ngành trọng điểm. Đối với ô tô bus, xe khách và tải nhẹ, cần xác định dòng xe chiến lược để có kế hoạch đầu tư các bộ phận quan trọng của ô tô: Động cơ, hộp số, cần sau, v.v…
Tập trung chỉ đạo việc các cơ sở sản xuất lớn trong nước đầu tư chiều sâu sản xuất thiết bị đồng bộ, đặc biệt chú trọng việc thực hiện chế tạo thiết bị cho các nhà máy nhiệt điện với tổ máy 600MW theo chương trình nội địa hóa mà hiệp hội đề xuất được Thủ tướng CHính phủ phê duyệt theo Quyết định 1791/QĐ-TTg. Ngoài ra, cần tập trung đầu tư cho việc chế tạo thiết bị công nghiệp hóa chất, tuyển khoáng là những ngành công nghiệp ưu tiên.
Đối với các dự án đầu tư và mua sắm sử dụng vốn ngân sách nhà nước hoặc trái phiếu Chính phủ, bắt buộc hồ sơ mời thầu phải có tiêu chí đánh giá về tỷ lệ bắt buộc sử dụng vật tư, thiết bị sản phẩm cơ khí trong nước sản xuất; không nhập khẩu các sản phẩm, chi tiết, phụ tùng DN trong nước sản xuất được khi sửa chữa, đại tu các công trình.
Trong chính sách vốn và thuế, theo ông Thụ, chương trình sản phẩm cơ khí trọng điểm có chế độ tín dụng cho vay ưu đãi tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam nhưng với lãi suất cao và luôn thay đổi nên DN không dám vay. Do đó, nên giảm lãi suất vay đầu tư cơ khí xuống dưới 5%. Nhà nước bảo lãnh tín dụng cho DN vay vốn nước ngoài hoặc vay vốn lưu động cho chết tạo thiết bị cần vốn lớn, chu kỳ sản xuất dài. Thuế thu nhập DN nên con 15-20%, thuế GTGT cho máy nông nghiệp ở mức 0%.
Một số ý kiến khác cho rằng cần giải quyết đầu ra cho ngành cơ khí, khuyến khích sử dụng sản phẩm cơ khí sản xuất trong nước; tích cực tham gia chương trình KH – CN quốc gia. DN có sản phẩm công nghệ cơ khí cần đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu.
Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đề nghị phát triển thêm nhiều DN cơ khí, đặc biệt là DN tư nhân. Vấn đề thị trường, nhà nước không bảo hộ mà bảo vệ thị trường thông qua việc chống hàng giả, hàng nhái đồng thời tạo điều kiện hỗ trợ cho DN. DN hãy chọn sản phẩm có năng lực cạnh tranh cốt lõi để sản xuất.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo Hội nghị |
Chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: Cơ khí là công nghiệp nền tảng, có vị trí quan trọng trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm đến ngành cơ khí, đặc biêt là cơ khí chế tạo. Những thành công của ngành cơ khí 10 năm qua có sự nỗ lực lớn của DN, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước. Đơn cử như như giá trị xuất khẩu cơ khí năm 2006 là 1,9 tỷ USD, năm 2013 đã là 13,2 tỷ USD.
Tuy nhiên, so với yêu cầu, tiềm năng, lợi thế chúng ta có thể làm tốt hơn. Máy công nghiệp phục vụ cho nông nghiệp chiếm thị phần ít dù nước ta có thế mạnh nông nghiệp. Thiết bị đồng bộ cho chế biến thủy sản do DN cơ khí sản xuất trong nước không nhiều, DN sức cạnh tranh thấp. Cơ chế, chính sách được Đảng, Nhà nước quan tâm nhưng có chương trình thực hiện không nghiêm, không sát. Do đó chúng ta cần rà soát, bổ sung cơ chế để ngành cơ khí phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Ngành Công Thương xây dựng Chiến lược phát triển ngành Cơ khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 cần xác định lĩnh vực ưu tiên, sản phẩm trọng điểm… Trong chiến lược tính tới cạnh tranh trên “sân nhà” nhưng cũng hướng tới xuất khẩu. DN cơ khí trong nước phải cổ phần hóa, đa sở hữu, tạo động lực, sức bật mới.
Bộ trưởng Nạp Tiền 188bet Vũ Huy Hoàng phát biểu tại Hội nghị (Ảnh: chinhphu.vn) |
Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ trưởng Nạp Tiền 188bet Vũ Huy Hoàng cho biết, ngay sau hội nghị, Nạp Tiền 188bet sẽ phối hợp Bộ, ngành khác xây dựng dự thảo chiến lược. Trong thời gian sớm nhất trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Cơ khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.