Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hội thi Phụ nữ Dệt May Tài năng – Duyên dáng 2014 khu vực phía Bắc: Kịch tính và hấp dẫn

Ngày 8/4, tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Dệt May – Thời trang Hà Nội, Công đoàn Dệt May Việt Nam đã phối hợp với Tập đoàn Dệt May Việt Nam tổ chức Hội thi “Phụ nữ Dệt May tài năng - Duyên dáng” khu vực phía Bắc với 25 thí sinh đến từ 19 đơn vị thuộc Tập đoàn.

Tham dự Hội thi có Lãnh đạo Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Hiệp hội Dệt May Việt Nam, Ban Nữ công Tổng Liên đoàn Lao dộng Việt Nam, Công đoàn Dệt May Việt Nam, đại diện Công đoàn và đông đảo cổ động viên của các đơn vị có thí sinh dự thi.

Phát biểu khai mạc Hội thi, ông Nguyễn Tùng Vân – UVBCH Tổng LĐLĐ VN, Chủ tịch CĐ Dệt May VN, cho biết: “Ngành Dệt May có tỷ lệ lao động nữ chiếm 70%. Cho nên, ngoài việc thực hiện đầy đủ chế độ cho người lao động nói chung thì các cấp ủy đảng, chính quyền, công đoàn và các đoàn thể xã hội luôn quan tâm, tạo điều kiện để nữ lao động được cống hiến, khẳng định vai trò của mình trong lãnh đạo, quản lý, học tập, công tác và tham gia vào các hoạt động vui chơi, giải trí, để chị em yên tâm công tác, gắn bó, vững tin vào sự phát triển của đơn vị, Tập đoàn. Chính vì vậy, nhằm tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ Dệt May nói riêng, tiếp theo Hội thi Phụ nữ Dệt May tài năng - Duyên dáng năm 2014 khu vực miền Trung - Tây Nguyên tổ chức tại TP. Đà Nẵng ngày 25/3 và khu vực miền Nam tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh ngày 1/4, ngày 8/4 hội thi khu vực phía Bắc đã được tổ chức tại Hà Nội”.

Ông Nguyễn Tùng Vân – UVBCH Tổng LĐLĐ VN, Chủ tịch Công đoàn Dệt May VN phát biểu khai mạc Hội thi

Đây là hoạt động đầy ý nghĩa của Công đoàn Dệt May Việt Nam và các đơn vị trong Tập đoàn nhằm kỉ niệm ngày Truyền thống Dệt May 25/3, hướng tới kỷ niệm 19 năm ngày thành lập Tập đoàn Dệt May Việt Nam (29/4/1995 – 29/4/2014) và Tháng Công nhân 2014. Hội thi còn là hoạt động nhằm tuyên truyền các chính sách pháp luật về lao động nữ, về bình đẳng giới, cũng như về sự hình thành và phát triển của Tập đoàn và Công đoàn Dệt May Việt Nam. Đây cũng là sân chơi để phụ nữ Dệt May có cơ hội thể hiện những tài năng của mình trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật.

Màn văn nghệ chào mừng Hội thi

Mặc dù đây lần đầu tiên Hội thi được tổ chức nhưng các thí sinh đã tham gia nhiệt tình, hăng say tập luyện và chuẩn bị khá chu đáo từ trang phục cho đến các kiến thức về luật lao động, bình đẳng giới, v,v… Hội thi thu hút 25 thí sinh từ 19 đơn vị phía Bắc tham gia với những vị trí công việc khác nhau: từ công nhân, kỹ sư, kế toán, thiết kế, tới người làm công tác đoàn thể, quản lý, v.v…

Các thí sinh trong phần thi Trình diễn trang phục áo dài

Các thí sinh đã mang đến Hội thi những vẻ đẹp khác biệt, cuốn hút từ ngoại hình cho đến quan điểm trong cuộc sống, quan điểm về cái đẹp và hạnh phúc. Nếu ở phần thi Trình diễn áo dài, các thí sinh đã thể hiện sự duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam thì phần thi Trang phục tự chọn, các thí sinh tham gia Hội thi đã thể hiện được sự trẻ trung, tươi tắn cũng như tính cách của mình. Tuy độ tuổi của các thí sinh rất khác nhau, từ thí sinh ít tuổi nhất tới thí sinh nhiều tuổi nhất chênh nhau gần hai thập kỷ, nhưng ở phần thi Tài năng tất cả các thí sinh đều hết sức tự tin và biết cách thể hiện thế mạnh riêng của mình, từ vẻ tươi tắn của tuổi trẻ, vẻ đằm thắm của người nhiều trải nghiệm, đến những năng khiếu trong ca múa, thiết kế, chơi nhạc cụ, võ thuật, v.v…

Phần biểu diễn múa Giấc mơ trưa của thí sinh Dương Hải Yến

Họ đã chứng minh, phụ nữ Dệt May không chỉ giỏi trong sản xuất mà còn giỏi trong nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống. Đặc biệt, 7 thí sinh lọt vào vòng thi ứng xử đã cho người xem thấy được vốn kiến thức phong phú cũng như sự tự tin của phụ nữ ngành Dệt May.

Không khí hội thi đã diễn ra tưng bừng, sôi động từ phút đầu đến phút cuối với tiếng hò reo cổ vũ nhiệt tình của hàng trăm cổ động viên.

Tài năng của các thí sinh đã khiến ban giám khảo hội thi rất khó khăn khi chọn những thí sinh vào sâu và trao giải cao.

Chung kết Hội thi, Giải nhất Hội thi thuộc về thí sinh Dương Hải Yến, Tổng công ty CP May 10. Giải nhì thuộc về thí sinh Trần Thùy Chi, Văn phòng Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Giải ba thuộc về thí sinh Nguyễn Thị Hồng Liên, Trường Cao đẳng CN Dệt May - Thời trang Hà Nội. Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao các giải phụ như: Thí sinh triển vọng, thí sinh trình diễn tự tin, thí sinh trình diễn duyên dáng, thí sinh mặc áo dài đẹp nhất, thí sinh mặc trang phục tự chọn đẹp nhất, thí sinh thể hiện phần thi tài năng hay nhất, thí sinh trả lời phần thi ứng xử hay nhất, giải sáng tạo đặc trưng ngành nghề, v.v …

Thí sinh Dương Hải Yến (Tổng Công ty CP May 10) giành giải nhất tại Hội thi

Theo ông Bùi Quang Chiến - Phó Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam, Trưởng ban Giám khảo Hội thi, các đơn vị và các thí sinh đã có sự chuẩn bị chu đáo cho Hội thi. Chất lượng thi của các thí sinh khá đồng đều. Qua Hội thi, các thí sinh đã đóng góp tích cực trong việc tô thắm thêm truyền thống và vẻ đẹp của ngành Dệt May Việt Nam.

Bà Phạm Nguyên Hạnh - Phó TGĐ Tập đoàn Dệt May VN, Trưởng ban Tổ chức hội thi và ông Nguyễn Tùng Vân – Chủ tịch CĐ Dệt May VN tặng hoa các đơn vị tham gia hội thi

Hội thi được tổ chức thành công đã thực sự tôn vinh vẻ đẹp và tài năng của phụ nữ ngành Dệt May, tạo không khí vui tươi, giao lưu, đoàn kết trong tập thể lao động nữ và phong trào của Công đoàn ngành Dệt May. Đồng thời, động viên chị em phụ nữ không ngừng phấn đấu, trau dồi phẩm chất đạo đức, trí tuệ, khẳng định vai trò và vị trí của người phụ nữ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, phát huy truyền thống cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam, góp phần đưa ngành Dệt May Việt Nam ngày càng phát triển và hội nhập thế giới.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website