Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Khánh thành Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1

Ngày 17/9/2015, tại Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tổ chức lễ khánh thành Nhà máy Nhiệt điện (NMNĐ) Vũng Áng 1, công trình nguồn điện gồm hai tổ máy có công suất lớn nhất tại Việt Nam (600MWx2). Đây là dự án do PVN làm chủ đầu tư, Tổng thầu EPC là Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA).

Dự Lễ khánh thành có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên; Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền; Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thanh Bình; Thứ trưởng Bộ Công an Thượng tướng Bùi Văn Nam; Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam Trung tướng Lê Chiêm; Tư lệnh Quân khu IV Thiếu tướng Nguyễn Tân Cương; Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương Bùi Văn Cường; Phó Chủ tịch UBND Tỉnh Nghệ An Huỳnh Thanh Điền; Phó Chủ tịch UBND Tỉnh Thanh Hóa Lê Anh Tuấn, đại diện lãnh đạo các Nạp Tiền 188bet , Ngoại giao, Xây dựng, Kế hoạch Đầu tư, Giao thông Vận tải, Tài chính, Nông nghiệp và phát triển Nông thôn. Tỉnh Hà Tĩnh có Bí thư Tỉnh ủy Võ Kim Cự, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn, cùng các đồng chí Ban thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh.

Về phía Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có Quyền Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc Nguyễn Quốc Khánh, Thành viên HĐTV Đinh Văn Sơn, Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Hùng Dũng, Nguyễn Sinh Khang, Phó chủ tịch Công đoàn Dầu khí Việt Nam Nguyễn Mạnh Kha, lãnh đạo các đơn vị, ban chuyên môn, văn phòng Tập đoàn. Tổng thầu LILAMA có Chủ tịch HĐTV Nguyễn Đình Hải, Tổng Giám đốc Lê Văn Tuấn cùng toàn thể cán bộ công nhân viên PV Power Hà Tĩnh công ty thành viên trực thuộc Tổng Công ty điện lực Dầu khí Việt Nam là đơn vị phụ trách vận hành NMNĐ Vũng Áng 1.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Lễ Khánh thành NMNĐ Vũng Áng 1

Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 có công suất 1200 MW (2x600 MW) đã đưa vào vận hành thương mại tổ máy số 01 từ ngày 31/12/2014 và tổ máy số 02 từ ngày 12/5/2015, đến nay đã cung cấp cho hệ thống điện Quốc gia trên 3 tỷ kWh. Là dự án nhiệt điện than có công suất tổ máy lớn, sử dụng công nghệ đốt than phun trực tiếp tiên tiến, hiệu suất cao, đáp ứng tốt yêu cầu về bảo vệ môi trường, hàng năm khi đi vào vận hành nhà máy sẽ cung cấp cho hệ thống khoảng 7,2 tỷ kWh, góp phần đáp ứng nhu cầu của phụ tải của khu vực nói chung và hệ thống điện Quốc gia nói riêng. Doanh thu hàng năm của nhà máy dự kiến khoảng từ 7 đến 8 nghìn tỷ đồng, góp phần quan trọng vào tổng doanh thu của Tập đoàn và đóng góp đáng kể cho khoản thu ngân sách của Trung ương và địa phương.

Thay mặt chủ đầu tư, Quyền chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Nguyễn Quốc Khánh khẳng định: “NMNĐ Vũng Áng 1 là một trong những dự án điện cấp bách được hưởng các cơ chế, chính sách đặc thù để thực hiện đầu tư xây dựng theo Quyết định số 1195/QĐ-TTg ngày 09/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ, Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 được Thủ tướng Chính phủ giao cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm Chủ đầu tư và Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam làm Tổng thầu EPC cùng với các nhà thầu phụ có năng lực trong nước thực hiện.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng biểu dương những nỗ lực vượt bậc của chủ đầu tư Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các nhà thầu

Vì vậy, mặc dù điều kiện địa hình địa chất phức tạp, hạ tầng cơ sở còn nhiều hạn chế, khí hậu khắc nghiệt, được triển khai xây dựng trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới có nhiều khó khăn, nhưng các bên đã khắc phục khó khăn hoàn thành các mục tiêu tiến độ của Dự án đảm bảo chất lượng, và an toàn. Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 là một trong số ít các Dự án nhiệt điện than đã đạt mức nội địa hóa có tỉ lệ đáng khích lệ (khoảng 30%) đối với thiết kế, chế tạo, vật tư thiết bị trong nước, trong đó có gói thầu có tỉ lệ nội địa hóa lên đến 55% do các đơn vị trong nước sản xuất được”.

Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 hoàn thành đảm bảo chất lượng và an toàn là tiền đề quan trọng cho việc triển khai các dự án điện than tiếp theo cũng như Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam, trong đó có lĩnh vực điện. Ngoài ra, là cơ sở quan trọng để đánh dấu sự thành công vượt bậc của các các nhà thầu trong nước trong việc phát huy nội lực, đảm đương tổng thầu EPC cho các nhà máy nhiệt điện than có quy mô công suất lớn.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các đại biểu cắt băng khánh thành nhà máy

Thay mặt Tổng thầu EPC dự án NMNĐ Vũng Áng 1, Tổng giám đốc LILAMA Lê Văn Tuấn đã nêu bật những khó khăn, thử thách trong suốt quá trình triển khai dự án. Trong đó phải kể đến các vấn đề về công nghệ đốt than, tối ưu hóa nhiệt lượng, chuyển giao và làm chủ công nghệ phát điện và sự khắc nghiệt về thời tiết tại Vũng Áng. Trước những gian nan đó, được sự chỉ đạo của Chính phủ, nỗ lực hết mình của PVN và LILAMA cùng các nhà thầu xây dựng, lắp đặt, vận hành đã vượt qua các thử thách, đưa nhà máy vào vận hành thương mại đúng vào mùa khô năm 2015, được hội đồng nghiệm thu nhà nước đánh giá cao, tiêu hao nhiệt giảm, công suất phát cao lại tiết kiệm nhiên liệu, khí phát thải lại thấp hơn nhiều tiêu chuẩn cho phép.

Phát biểu tại lễ khánh thành, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực của tập thể cán bộ, công nhân viên, người lao động PVN, Tổng thầu Lilama, các nhà thầu đã vượt qua rất nhiều khó khăn thử thách để thành công xây dựng NMNĐ Vũng Áng 1. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Có một ý nghĩa bước ngoặt từ dự án này. Đây là nhà máy chạy bằng than của nước ta mà than antraxit của nước ta rất khó sử dụng. Hai tổ máy có công nghệ hiện đại mà lần đầu tiên chủ đầu tư là doanh nghiệp Việt Nam, Tổng thầu cũng là doanh nghiệp Việt Nam. Những doanh nghiệp chúng ta xây dựng mấy chục năm. Chúng ta làm sao phải phát huy nội lực để độc lập tự chủ vươn lên. Trong đó chúng ta quán triệt làm chủ đầu tư, đi thẳng lên công nghệ hiện đại. Đến nay, nhà máy phát điện an toàn, công suất cao nhưng mức đầu tư lại thấp. So sánh với Vũng Áng 2 đầu tư theo phương thức BOT công suất cũng như vậy thì thấp hơn 800 triệu USD.

Điều đáng mừng nhất là đội ngũ công nhân kỹ sư của chúng ta trưởng thành. Phải nói là tất cả các nguồn điện chúng ta đều làm được chỉ trừ điện nguyên tử chúng ta chưa làm. Từ đó, có thể nói độc lập tự chủ, nội lực là rất quan trọng đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tôi rất mong rằng thời gian tới phải tiếp tục con đường này, chúng ta không được phép chủ quan, tự mãn bởi công nghệ, kỹ thuật sẽ đòi hỏi nhiều hơn, yêu cầu môi trường cũng cao hơn. Tôi yêu cầu các dự án sau như NMNĐ Thái Bình 2, Long Phú 1, Sông Hậu 1 thì tỉ lệ nội địa hóa phải cao hơn, kỹ thuật và công nghệ tốt hơn.

Tôi đánh giá cao tinh thần lao động sáng tạo, trình độ quản lý đầu tư xây dựng Dự án, sự hợp tác chặt chẽ của Chủ đầu tư và các Nhà thầu đã vượt qua nhiều khó khăn, trở ngại để đưa Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 về đích”.

Với việc tổ chức thành công Lễ khánh thành nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1, trong thời gian tới, PVN sẽ cam kết vận hành nhà máy an toàn, ổn định và hiệu quả. PVN sẽ phối hợp chặt chẽ với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trong việc huy động tối ưu sản lượng điện sản xuất của nhà máy và với chính quyền địa phương trong công tác đảm bảo an ninh, an toàn, phối hợp thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội và đảm bảo môi trường cho người dân trong vùng dự án.

Các Thông tin chính về Dự án

Tên dự án: Dự án đầu tư xây dựng công trình Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1;

Địa điểm dự án: Thôn Hải Phong, xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh;

Chủ đầu tư: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Ban QLDA Điện lực Dầu khí Vũng Áng Quảng Trạch là đại diện Chủ đầu tư);

Tổng thầu EPC: Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA);

Tư vấn quản lý Dự án PMC: Poyry;

Quy mô công suất: 1.200MW (2x600MW);

Các thiết bị công nghệ chính: Lò hơi kiểu than phun, đốt trực tiếp, kiểu đốt down-shot, tuần hoàn tự nhiên, quá nhiệt trung gian một cấp, thông số cận tới hạn; Tuabin kiểu ngưng hơi 3 thân, đồng trục, công suất 600MW.

Loại nhiên liệu sử dụng: Nhiên liệu chính là than cám 5A Hòn Gai - Cẩm Phả và Vàng Danh - Uông Bí; Nhiên liệu phụ dầu HFO số 2B theo TCVN dùng để khởi động và đốt kèm khi phụ tải lò hơi ≤ 60% phụ tải định mức.

Cấp điện áp đấu nối vào hệ thống điện quốc gia: 220/500kV;

Nguồn vốn đầu tư gồm vốn chủ sở hữu của PVN và vốn vay có tỷ lệ 30/70.

 

 


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website