Điểm báo MOIT tuần từ ngày 07/9 đến ngày 13/9/2015
Báo cáo của Nạp Tiền 188bet cho thấy, ngành dệt may và da giày trong 8 tháng đầu năm 2015 có tốc độ tăng trưởng tốt. Cụ thể, xuất khẩu dệt may tháng 8 ước đạt 2,4 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2014, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu 8 tháng lên 15 tỷ USD, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2014.
Kim ngạch xuất khẩu giày, dép các loại 8 tháng đầu năm ước đạt 8,1 tỷ USD, tăng 20,9% so với cùng kỳ năm 2014. Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Nạp Tiền 188bet ) cho biết, sau khi Trung Quốc thực hiện phá giá đồng nhân dân tệ, nhiều nước khác trên thế giới cũng giảm giá đồng tiền, khiến một số nước xuất khẩu chịu ảnh hưởng, trong đó có Việt Nam.
Với Việt Nam, dệt may và da giày đang là ngành có lợi thế rất lớn trong việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, nhất là khi Việt Nam gia nhập hàng loạt các hiệp định kinh tế. Trong chuỗi giá trị đó, Việt Nam đang sử dụng nguồn nguyên liệu lớn từ phía Trung Quốc để phục vụ 2 ngành này. “Khi đồng nhân dân tệ xuống thấp, các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận nguồn nguyên liệu rẻ hơn, cạnh tranh hơn. Điều này sẽ đẩy mạnh xuất khẩu cho các mặt hàng dệt may và da giày”, ông Hải khẳng định.
Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa-Thách thức trong quản lý
Là thông tin đăng tải trên báo điện tử ngày 9/9/2015. Theo đó, mới đây, Nạp Tiền 188bet vừa ban hành Thông tư số 28/2015/TT-BCT quy định việc thực hiện thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN. Việc thí điểm này nhằm giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho DN trong hoạt động kinh doanh, XNK hàng hóa, đồng thời thực hiện cam kết trong ASEAN.
Theo Tổng cục Hải quan, thực hiện cơ chế chứng nhận xuất xứ đồng nghĩa với việc sẽ thay đổi căn bản cách thức quản lý kiểm tra xác định xuất xứ hàng NK của cơ quan Hải quan so với cơ chế cấp C/O truyền thống.
Vì cơ chế tự chứng nhận xuất xứ cho phép, trong điều kiện cụ thể, những nhà XK hay nhà sản xuất tự khai báo xuất xứ hàng hóa trên hóa đơn thương mại hoặc chứng từ khác mà không phải nộp cho cơ quan Hải quan nước NK C/O được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền nước XK. Điều này dẫn đến rủi ro doanh nghiệp có thể sẽ lợi dụng ưu đãi về xuất xứ để gian lận thuế cao hơn so với cơ chế cấp C/O truyền thống.
Bên cạnh đó, do lô hàng NK đã được kiểm tra và xác định xuất xứ trước bởi cơ quan có thẩm quyền nước XK nên cơ quan Hải quan thường tập trung kiểm tra xác định tính xác thực của C/O, các thông tin khai báo trên C/O với thông tin trên chứng từ hải quan khác để đảm bảo lô hàng NK chính là lô hàng được khai báo trên C/O.
Nạp Tiền 188bet cảnh báo lừa đảo về tín dụng tiêu dùng
Ngày 9/9/2015, Báo điện tử Đài truyền hình Việt Nam có bài viết đáng chú ý: . Theo đó, Cục Quản lý cạnh tranh, Nạp Tiền 188bet vừa có văn bản khuyến cáo người dân cần thận trọng trước những lời mời chào liên quan đến dịch vụ tín dụng tiêu dùng.
Chiêu thức mà các công ty tài chính tiêu dùng sử dụng là mập mờ trong việc cung cấp thông tin về hợp đồng, điều kiện giao dịch, lãi suất, cách thức tính lãi phạt, thời hạn trả tiền hàng tháng và một số điều khoản đặc biệt. Do vậy, người tiêu dùng rất dễ mắc phải các lỗi phạt trong quá trình trả nợ hàng tháng. Trong một số trường hợp, các nhân viên thu hồi nợ của công ty tài chính tiêu dùng còn có dấu hiệu đe dọa, quấy nhiễu người vay trong quá trình thu hồi nợ.
Trước thực trạng này, Cục Quản lý cạnh tranh khuyến cáo người dân trước khi ký hợp đồng cần đọc thật kỹ hoặc yêu cầu nhân viên tư vấn làm rõ các điều khoản trong nội dung hợp đồng, đặc biệt là các điều khoản lãi suất, thời hạn và phương thức trả nợ, cũng như cách tính tiền phạt. Đồng thời, người dân cần lưu ý và cẩn trọng khi cung cấp các thông tin cá nhân cho bên cung cấp dịch vụ.
Việt Nam kết nối cơ chế một cửa ASEAN: Mỗi năm tiết kiệm gần 14 tỉ USD
Trang 4, số 207 ra ngày 9/9/2015, báo Lao Động thông tin: “Việt Nam kết nối cơ chế một cửa ASEAN: Mỗi năm tiết kiệm gần 14 tỉ USD”. Theo đó, Ngày 8/9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chủ trì lễ công bố chính thức thực hiện cơ chế một cửa quốc gia (NSW) và kết nối kỹ thuật cơ chế một cửa ASEAN (ASW). NSW được cho sẽ tiết kiệm 13-15% thời gian thủ tục và mỗi năm tiết kiệm được cả chục triệu USD cho doanh nghiệp (DN).
Theo Tổng cục Hải quan, dù là quốc gia đi sau và còn gặp nhiều khó khăn, đến nay NSW kết nối được 6 bộ và trong thời gian tới sẽ mở rộng kết nối với Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Thông tin và truyền thông với các thủ tục liên quan đến nhập khẩu đồ chơi trẻ em, thiết bị thu phát sóng vô tuyến điện và đăng ký kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hoá nhập khẩu. Bước đầu, việc kết nối tạo thuận lợi cho cộng đồng DN, nhất là thủ tục đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
Theo thống kê của Bộ Tài chính, đến nay có 1.936 DN thực hiện khai báo thủ tục cảng biển trên cổng thông tin một cửa (trong đó có 246 hãng vận tải và đại lý vận tải, 1.690 DN logistics) với tổng số 9.435 hồ sơ. Riêng về thủ tục đăng kiểm, từ ngày kết nối 25.5 đến 27.8.2015, có 165 bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng cho xe môtô, xe máy, động cơ, xe đạp điện của 56 DN qua cơ chế một cửa quốc gia.
EVN cấm nhân viên tự thỏa thuận với khách hàng nếu ghi sai số điện
Là thông tin đăng tải trên báo điện tử ngày 9/9/2015. Theo đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa ban hành Quyết định số 832 về việc sửa đổi bổ sung Bộ quy trình kinh doanh điện năng áp dụng trong EVN.
Theo Quyết định, khi phát hiện sai sót trong việc ghi chỉ số công tơ, phải thực hiện thoái hoàn/truy thu với khách hàng theo quy định, nghiêm cấm việc tự thỏa thuận với khách hàng.
Từ ngày 1/9, khách hàng sử dụng điện có thể lựa chọn hình thức trực tiếp giám sát việc ghi chỉ số công tơ, hoặc thông qua người đại diện như: tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, đại diện dân cư hoặc tổ chức, cá nhân được khách hàng sử dụng điện ủy quyền.
Đồng thời, EVN cũng yêu cầu giảm thời gian thực hiện đề nghị cấp điện, thỏa thuận đấu nối và các yêu cầu kỹ thuật, nghiệm thu đóng điện và ký kết hợp đồng mua bán điện với khách hàng.
Mỹ giảm thuế chống bán phá giá tôm cho Việt Nam
Báo Điện tử Chính phủ ngày 10/9 đưa thông tin đáng chú ý: . Theo đó, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, Bộ Thương mại Mỹ đã công bố kết quả cuối cùng rà soát hành chính lần thứ 9 thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam giai đoạn từ 1/2/2013 đến 31/1/2014.
Mức thuế trung bình mà các công ty Việt Nam phải chịu là 0,91%, giảm 0,02% so với kết quả sơ bộ công bố hồi tháng 3/2015 và giảm mạnh so với mức thuế 6,37% của kỳ xem xét lần thứ 8.
VASEP cho hay trong 3 bị đơn bắt buộc thì Công ty cổ phần Tập đoàn thủy sản Minh Phú có mức thuế cao nhất là 1,39%, giảm nhẹ so với kết quả sơ bộ 1,5%. Công ty cổ phần Thủy sản và Thương mại Thuận Phước chịu mức thuế 1,16%, cao hơn một chút so với kết quả sơ bộ 1,06%. Và Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta là 0%.
Như vậy, với mức thuế POR9 giảm mạnh so với POR8, dự đoán xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ trong những tháng cuối năm sẽ khởi sắc, sau khi sụt giảm trên 50% trong 8 tháng năm 2015. Mỹ hiện là thị trường tôm lớn nhất của Việt Nam khi chiếm trên 20% tỉ trọng xuất khẩu tôm của Việt Nam. Năm 2014, xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt trên 1 tỉ USD.