Hội thảo Quốc gia Đánh giá tiềm năng xuất khẩu
Hội thảo do Thứ trưởng Nạp Tiền 188bet Đỗ Thắng Hải chủ trì. Tham gia hội thảo có đại diện các Tổ chức quốc tế, Đại sứ quán, tổ chức Liên hợp quốc, lãnh đạo các Cục, Vụ, viện thuộc các Bộ, Ngành, các Trung tâm Xúc tiến thương mại (XTTM) địa phương, hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ và vừa Việt Nam đến từ khắp mọi miền đất nước. Đặc biệt, hội thảo có sự tham gia của rất nhiều các học giả và các nhà nghiên cứu đến từ các Viện nghiên cứu uy tín của Việt Nam.
Đánh giá tiềm năng xuất khẩu là một trong những hoạt động trọng tâm trong giai đoạn Khởi động (6/2013 – 12/2014) của Chương trình “Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (DNNVV) thông qua hệ thống xúc tiến thương mại địa phương”. Đây là Dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng nguồn ODA không hoàn lại do Chính phủ Thụy Sỹ tài trợ, được thực hiện trong 04 năm (2013 – 2017). Cơ quan quản lý dự án là Nạp Tiền 188bet , giao cho Cục XTTM là đơn vị chủ trì thực hiện theo phương thức Quốc gia điều hành.
Hoạt động đánh giá tiềm năng xuất khẩu được triển khai ở cấp quốc gia và ở cấp vùng tập trung vào 05 lĩnh vực là nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, thủ công mỹ nghệ và thủy sản. Mục tiêu chính của việc đánh giá này nhằm xác định các mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam và của từng khu vực nêu trên, từ đó Chương trình tiến hành xây dựng và tập trung nguồn lực hỗ trợ trong giai đoạn Chính của Chương trình.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải chủ trì Hội thảo Quốc gia Đánh giá tiềm năng xuất khẩu |
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết ngoài việc xác định các ngành hàng, dịch vụ có tiềm năng xuất khẩu trong tương lai, tái khẳng định những ngành hàng đã có thành tích xuất khẩu tốt, nhóm chuyên gia đánh giá còn phát hiện những mặt hàng chưa có thống kê xuất khẩu hoặc đã xuất khẩu với số lượng hạn chế, nhưng có tiềm năng và điều kiện cần thiết để có thể xúc tiến xuất khẩu trong thời gian tới. Đây chính là tiền đề vô cùng quan trọng để triển khai các hoạt động cụ thể và khả thi nhằm phát triển, xúc tiến xuất khẩu cho chính các sản phẩm này trong giai đoạn chính của Chương trình (2015-2017).
Theo đánh giá của báo cáo tiềm năng xuất khẩu quốc gia", nhóm ngành hàng có tiềm năng xuất khẩu cao của Việt Nam là sắn, cà phê, cao su, tiêu và gia vị, mây tre lá, gốm sứ, gỗ và các mặt hàng gỗ mỹ nghệ; ngoài ra còn có cá tra, cá ngừ, tôm, ngành điện - điện tử, dệt may, da giày, du lịch và xuất khẩu lao động. Nhóm, ngành hàng có tiềm năng xuất khẩu trung bình gồm: Rau quả, chè, mật ong, nhuyễn thể, điều và các loại hạt khác, lâm sản, máy móc thiết bị, kim khí mỹ nghệ, tác phẩm nghệ thuật, dịch vụ vận tải, dịch vụ phần mềm. Lúa gạo, mía đường và một số mặt hàng khác được xếp vào nhóm có tiềm năng xuất khẩu thấp.
Theo tiến sĩ Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), đây là báo cáo có chất lượng và phương pháp thực hiện không quá phức tạp. Tuy nhiên, nghiên cứu cần đưa ra các giải pháp ưu tiên cho từng ngành hàng cụ thể. Ví dụ như ngành điện, điện tử cần hỗ trợ nhà cung ứng kết nối với khách hàng tiềm năng trong khối doanh nghiệp FDI và khách hàng nước ngoài hay hỗ trợ phát triển các thương hiệu điện tử trong nước sản xuất. Với ngành giày dép, cần đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ, nâng cao năng lực thiết kế. Phân khúc thị trường gạo chất lượng cao và đặc sản là yếu tố cần tính đến cho xuất khẩu lúa gạo thời gian tới.
Ông Đinh Văn Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu thương mại (Nạp Tiền 188bet ) nhấn mạnh về sự cần thiết xây dựng hệ thống thông tin thị trường cập nhật cho từng ngành hàng. Hiện nay, khá nhiều cơ sở dữ liệu thông tin thị trường nhưng những cơ sở này không mang tính hệ thống, chưa đáp ứng được yêu cầu “nóng hổi” của thị trường.
Báo cáo nghiên cứu cũng chỉ ra những tồn tại làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả xuất khẩu như: giá trị gia tăng thấp, chất lượng sản phẩm xuất khẩu thấp, phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, cơ sở hạ tầng chế biến và vận tải chưa tương xứng, quy hoạch kém, v.v… Ngoài ra, hạn chế kiến thức về thị trường nước ngoài, các vấn đề thương mại quốc tế, thiếu thông tin thị trường cũng là nguyên nhân khiến hoạt động xuất khẩu của không ít doanh nghiệp và ngành hàng gặp trở ngại.
Trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam hiện nay, thương mại ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế quốc dân, chiếm tỷ trọng khoảng trên 60% GDP. Song song với các nỗ lực của các ngành hàng xuất khẩu nhằm tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, Việt Nam cũng đang tích cực đàm phán các hiệp đinh thương mại tự do (FTA) với các đối tác thương mại lớn nhằm mở cửa thị trường và tạo điều kiện thâm nhập thuận lợi hơn cho các mặt hàng xuất khẩu. Các nhân tố tích cực này đã góp phần làm thay đổi và xuất hiện những mặt hàng, sản phẩm mới, có tiềm năng xuất khẩu trong tương lại bên cạnh những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, truyền thống trong nhiều năm qua.
Báo cáo đánh giá tiềm năng xuất khẩu là hoạt động nghiên cứu đòi hỏi tính kỹ thuật cao mà từ trước đến nay ta vẫn phải sử dụng chuyên gia quốc tế từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) để thực hiện. Tuy nhiên, lần này hoạt động hoàn toàn do đội ngũ chuyên gia trong nước thực hiện (20 tư vấn quốc gia và vùng). Thực tế, theo ý kiến đánh giá từ các chuyên gia, các Bộ/Ngành và các đơn vị, báo cáo là “sản phẩm có chất lượng, tương đương với các nghiên cứu do chuyên gia quốc tế thực hiện”.
Thông tin thêm về Chương trình Chương trình “Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam thông qua hệ thống xúc tiến thương mại địa phương” được xây dựng trên cơ sở kết quả tiếp nối của Dự án VIE 61/94 "Hỗ trợ XTTM và Phát triển Xuất khẩu tại Việt Nam" do Chính phủ Thụy Sỹ và Chính phủ Thụy Điển đồng tài trợ (2004 – 2010). Đây là Chương trình do Chính phủ Thụy Sỹ tài trợ, Cơ quan quản lý chương trình là Nạp Tiền 188bet , Cục Xúc tiến thương mại (XTTM) là đơn vị chủ trì thực hiện theo phương thức Quốc gia điều hành (NEX) đã chính thức triển khai từ tháng 7 năm 2013. Mục tiêu chung của Chương trình là nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của DNNVV Việt Nam, qua đó thúc đẩy tăng kim ngạch xuất khẩu và phát triển các ngành hàng xuất khẩu chính của Việt Nam thông qua hệ thống XTTM trên phạm vi toàn quốc. Mục tiêu này cũng là cụ thể hóa các chính sách của Chính phủ, nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ doanh nghiệp giải phóng hàng tồn, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Mục tiêu này được thực hiện thông qua việc tăng cường năng lực cho ba lĩnh vực, cụ thể: 1) Ba mạng lưới hỗ trợ thương mại tại miền Bắc, miền Trung và miền Nam Việt Nam có khả năng cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp cho các doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ và vừa; 2) Hỗ trợ thành lập Hội đồng xuất khẩu quốc gia (XKQG); và 3)Tăng cường năng lực cho Cục XTTM, với vai trò dẫn đầu hệ thống xúc tiến thương mại quốc gia. Chương trình tập trung hoạt động tại các khu vực Bắc, Trung và Nam. Hai đối tượng hưởng lợi chính từ Chương trình là các tổ chức xúc tiến thương mại và các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là các doanh nghiệp có tiềm năng xuất khẩu. Cục Xúc tiến thương mại, Nạp Tiền 188bet , đơn vị chủ trì và triển khai Chương trình sẽ cùng với các Trung tâm XTTM cam kết thực hiện bền vững Chương trình, ngoài nâng cao năng lực cho các tổ chức xúc tiến thương mại, các mạng lưới xúc tiến thương mại khu vực được thành lập, các hoạt động hỗ trợ cụ thể theo ngành hàng sẽ được Ban tư vấn và Nhóm công kỹ thuật cùng thảo luận để thực hiện nhất quán dựa trên nhu cầu thực tế của địa phương.
|