Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Điểm báo MOIT tuần từ ngày 21/7 đến ngày 27/7/2014

Công nghiệp, thương mại là lĩnh vực luôn được báo giới cũng như người dân quan tâm. Trong tuần từ ngày 21/7 đến ngày 27/7/2014, nhiều hoạt động nổi bật của ngành Công Thương đã được thể hiện qua các trang báo, đáng chú ý là:
, theo đó, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, ngoài việc gây bức xúc trong xã hội, tình trạng hàng lậu tràn lan còn gây thất thu ngân sách, phá hoại sản xuất trong nước.

Báo cáo Phó Thủ tướng, đồng thời là Trưởng ban chỉ đạo quốc gia về chống buôn lận, gian lận thương mại và hàng giả, ông Nguyễn Tiến Lực - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) cho biết, trong 6 tháng đầu năm, số vụ buôn lậu phát hiện vẫn tăng so với cùng kỳ. “Tuy lực lượng chức năng tỏ ra kiên quyết, song các biện pháp chưa đủ sức răn đe, trấn áp vì thiếu đồng bộ, trong khi đây lại là hành vi siêu lợi nhuận với những người tham gia”, vị này nhận định.

Để giải quyết vấn đề, ông Lực cho rằng, ngoài việc chặn đầu ở biên giới, chống hàng lậu còn phải nằm ở khâu tiêu thụ. "Không tiêu thụ được, cứ bày bán ra là bắt, tiêu hủy thì các cửa khẩu cũng không nhập về làm gì. Như thế mới là chống. Tôi chưa thấy một nơi nào như như ở Việt Nam, thuốc lá lậu bán tràn lan đầy đường, ai mua cũng được”, ông Lực nói.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng thừa nhận không riêng thuốc lá, đối với hàng giả, hàng nhái, hàng lậu cũng không nơi nào bán công khai như ở Việt Nam.

Theo Phó Thủ tướng, hành vi buôn lậu thường đi liền với tham nhũng tiêu cực nên trong thời gian tới cần kiên quyết xử lý cán bộ bảo kê, tiếp tay cho buôn lậu. “Thậm chí, xem xét, xử lý trách nhiệm người đứng đầu địa phương, đơn vị nếu để xảy ra buôn lậu, gian lận thương mại”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.

Trên 300 sự kiện xúc tiến thương mại hỗ trợ doanh nghiệp

Báo Hải Quan điện tử ngày 21/7 thông tin: . Theo đó, Văn phòng Cục Xúc tiến thương mại tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2014, các Trung tâm Xúc tiến thương mại tại khu vực phía Nam đã tổ chức hơn 300 sự kiện, hoạt động xúc tiến thương mại, hội chợ, phiên chợ hàng Việt cũng như tham dự các kênh xúc tiến thương mại tại nước ngoài nhằm hỗ trợ doanh nghiệp.

Trong đó, Văn phòng Cục Xúc tiến thương mại tại Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai nhiều hoạt động nhằm phát huy vai trò cầu nối doanh nghiệp trong và ngoài nước, đặc biệt hỗ trợ cho doanh nghiệp thuộc 20 tỉnh,thành phố khu vực phía Nam.

Thời gian tới bên cạnh việc tiếp tục triển khai chương trình xúc tiến thương mại nội địa, Văn phòng Cục sẽ chú trọng xúc tiến thương mại đến các thị trường trọng điểm như Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản, ASEAN, Trung Đông để hỗ trợ các doanh nghiệp.

Theo nhận định của Thứ trưởng Nạp Tiền 188bet Đỗ Thắng Hải, hoạt động xúc tiến thương mại hiện nay đã trở thành một trong những hoạt động không thể thiếu đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế để phát triển thị trường, tiêu thụ sản phẩm.

Tiêu thụ tăng, tồn kho giảm

Trên trang 4+5, số 175 Báo Tin tức cho biết, “Tiêu thụ tăng, tồn kho giảm”. Bài báo thông tin, qua nửa chặng đường thực hiện kế hoạch năm 2014, hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục ghi nhận đà tăng trưởng và chuyển biến dần qua các tháng.

Cụ thể, sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm đã tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2013, mức tăng này cũng cao hơn so với cùng kỳ năm trước hơn 0,8 điểm phần trăm. Đặc biệt, chỉ số tồn kho sản phẩm duy trì ở mức bình thường, đây là tín hiệu khả quan cho sự phục hồi và phát triển của toàn ngành công nghiệp cũng như nền kinh tế.

Ông Nguyễn Tiến Vỵ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Nạp Tiền 188bet ) cho biết, ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng trưởng khá trong 6 tháng đầu năm với mức tăng 7,8%, cao hơn mức tăng 6,1% của cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, trong mức tăng chung của toàn ngành, ngành chế biến, chế tạo đóng góp lớn nhất với 5,5 điểm phần trăm, cho thấy sản xuất trong nước vẫn duy trì sự tăng trưởng và phát triển.

Những sản phẩm công nghiệp chế biến có chỉ số sản xuất tăng cao trên 10% chủ yếu vẫn là ngành hàng linh kiện điện tử, dệt may, sản xuất da, giày dép, sản xuất xe có động cơ, máy biến thế, đóng tàu, v.v… Các ngành như dệt may, giày dép, linh kiện điện tử và máy tính, điện thoại di động… sản xuất tương đối thuận lợi do có thị trường xuất khẩu và đơn hàng ổn định từ đầu năm.

Điểm nổi bật của sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm là chỉ số tiêu thụ của nhiều mặt hàng đã tăng cao, trong khi tồn kho giảm đáng kể. Đơn cử, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 5/2014 đã có chỉ số tiêu thụ tăng tới 9%, so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, các ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao gồm: sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính tăng 62,2%, da và các sản phẩm có liên quan tăng 18,4%, thiết bị điện tăng 16,5%, sản xuất xe có động cơ tăng 13,9%, v.v... Phân tích về chỉ số toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, 5 tháng đầu năm tăng 9% so với cùng kỳ là dấu hiệu cho thấy: cầu sản phẩm công nghiệp có xu hướng tăng trở lại, sản xuất phát triển ổn định và giảm tồn kho.

Kim ngạch thương mại Singapore-Việt Nam nửa đầu năm tăng 24%

Thông tấn xã Việt Nam điện tử ngày 25/7 cho biết, ”. Theo Cơ quan Thống kê Singapore, tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Singapore và Việt Nam trong sáu tháng đầu năm 2014 đạt 10,095 tỷ đôla Singapore (SGD - tương đương 8,08 tỷ USD), tăng 23,9% so với cùng kỳ năm 2013.

Xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore đạt 1,96 tỷ SGD (tương đương 1,57 tỷ USD), tăng 34,2%. Một số mặt hàng có tốc độ tăng trưởng mạnh như xăng dầu và các sản phẩm từ dầu mỏ (tăng 379% lên 186,33 triệu USD), đất có chứa lưu huỳnh, đá vôi, thạch cao, ximăng và cát (tăng 289,5% lên 60,55 triệu USD) và càphê, chè (tăng 163,4% lên 87,43 triệu USD).

Năm mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Singapore trong nửa đầu năm nay là điện thoại các loại và linh kiện (kim ngạch đạt 538,5 triệu USD); xăng dầu và các chế phẩm dầu mỏ (đạt 186,3 triệu USD); lò phản ứng, nồi hơi, máy công cụ, và trang thiết bị phụ tùng của các loại máy trên (đạt gần 172 triệu USD); các sản phẩm thủy tinh và kính xây dựng (đạt 92 triệu USD); và càphê, chè (đạt 87,2 triệu USD).

Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Singapore trong sáu tháng đầu năm nay đạt 6,51 tỷ USD, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trị nhập khẩu hàng nội địa có xuất xứ từ Singapore đạt 3,1 tỷ USD, tăng 30,4%; và giá trị nhập khẩu hàng tái xuất đạt 3,46 tỷ USD, tăng 14,8%.

Hầu hết các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Singapore đều có mức tăng trưởng cao. Những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Singapore trong nửa đầu năm nay là xăng dầu và các sản phẩm khác từ dầu mỏ, đạt 1,78 tỷ USD, tăng 37,4% so với cùng kỳ năm ngoái; điện thoại các loại và linh kiện đạt 1,61 tỷ USD, nhựa và các sản phẩm từ nhựa, đạt gần 391,5 triệu USD, tăng 22,5%; và sách báo đạt gần 369 triệu SGD, tăng 51,9%.

Dệt may hoàn thành 50% mục tiêu xuất khẩu

Báo Điện tử Chính phủ ngày 23/7 thông tin đến độc giả: . Tính từ đầu năm đến giữa tháng 7, giá trị xuất khẩu hàng dệt may đạt 10,38 tỷ USD. Với kết quả trên, ngành dệt may đã đi được hơn nửa chặng đường so với mục tiêu xuất khẩu đặt ra cho cả năm 2014 là 20 tỷ USD.

Theo thống kê cập nhật của Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu tháng 7/2014, dệt may là ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cả nước, giá trị đạt 1,021 tỷ USD, nâng tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này từ đầu năm đến giữa tháng 7 đạt gần 10,38 tỷ USD, tăng gần 1,7 tỷ USD so với cùng kì năm 2013. Với kết quả này, dệt may trở thành mặt hàng duy nhất có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD trong nửa đầu tháng 7.

Trong năm 2013, dệt may là ngành hàng xuất khẩu lớn thứ hai ở Việt Nam (sau điện thoại) đạt kim ngạch xuất khẩu 20,4 tỷ USD, tăng hơn 18% so với năm 2012 và lần đầu tiên vượt ngưỡng 20 tỷ USD.

Ngoài dệt may, một số mặt hàng khác đạt kim ngạch xuất khẩu lớn trong nửa đầu tháng 7 là: Điện thoại (trên 721 triệu USD), thủy sản (324 triệu USD), dầu thô (337 triệu USD), giày dép (423 triệu USD), gỗ và các sản phẩm gỗ (229 triệu USD), máy vi tính và sản phẩm điện tử (421 triệu USD), máy móc thiết bị và phụ tùng (284 triệu USD)…

TKV duy trì tăng trưởng, ổn định sản xuất

Trang 10, số 171, báo Lao động ra ngày 25/7 có bài viết: "TKV duy trì tăng trưởng, ổn định sản xuất". Tại Hội nghị giao ban trực tuyến điều hành sản xuất kinh doanh tháng 7 và quý III/2014, Chủ tịch HĐTV, Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản VN (TKV) Lê Minh Chuẩn đã đánh giá cao kết quả sản xuất kinh doanh của toàn ngành, dù còn nhiều khó khăn do bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước chưa sáng sủa.

Theo số liệu thống kê của TKV trong 6 tháng đầu năm, sản xuất than toàn tập đoàn đạt trên 52% kế hoạch năm; tiêu thụ đạt 54% KH, trong đó, than tiêu thụ nội địa đạt cao. Tập đoàn cũng phát hành thành công 3.000 tỉ đồng trái phiếu, bức tranh tài chính được cân đối tốt. Hầu hết các dự án trọng điểm đều đảm bảo tiến độ, một số dự án đạt tiến độ tốt như Khe Chàm II - IV,... Quá trình tái cơ cấu và cổ phần hoá các doanh nghiệp trong TKV cũng đạt kế hoạch đề ra.

Đánh giá về những mặt được của TKV, Chủ tịch Lê Minh Chuẩn khẳng định, nhờ ổn định sản xuất, TKV đã đảm bảo ổn định việc làm và thu nhập cho người lao động, đặc biệt là đội ngũ thợ mỏ. Từ 1.7, tập đoàn đã quyết định tăng lương cho thợ lò thêm 5% so với mức cũ đã khuyến khích người lao động gắn bó hơn với doanh nghiệp. Tập đoàn cũng chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chăm lo thiết thực đến đời sống người lao động từ điều kiện làm việc, nơi ăn chốn ở, chăm lo không chỉ người lao động trực tiếp làm việc cho ngành than, mà còn chăm lo cả gia đình, con cái họ. Nhờ vậy, phần đông CBCNV đều yên tâm với công việc, không ngại khó khăn, vất vả, sẻ chia khó khăn với doanh nghiệp.

Để tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khả quan trong quý III/2014, Chủ tịch Lê Minh Chuẩn yêu cầu toàn ngành phải tập trung cao độ, phấn đấu duy trì tốt nhịp độ tăng trưởng.

 


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website