Dự báo tăng trưởng kinh tế Thái Lan đạt 0-1,5% trong năm 2021
Hội đồng Thương mại, Công nghiệp và Ngân hàng (JSCCIB) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Thái Lan năm 2021 xuống còn 0-1.5% do ảnh hưởng dịch cúm Covid-19 và sự lây lan nhanh chóng của chủng mới Delta.
Mức dự báo này được điều chỉnh từ dự báo 0.5-2% trước đó. Do diễn biến phức tạp của dịch, việc giới hạn di chuyển và các biện pháp cách ly sẽ ảnh hưởng du lịch nội địa trong Quý III năm nay và kế hoạch mở cửa đất nước của Thái Lan.
1. Dự báo tăng trưởng kinh tế Thái Lan đạt 0-1,5% trong năm 2021
Hội đồng Thương mại, Công nghiệp và Ngân hàng (JSCCIB) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Thái Lan năm 2021 xuống còn 0-1.5% do ảnh hưởng dịch cúm Covid-19 và sự lây lan nhanh chóng của chủng mới Delta. Mức dự báo này được điều chỉnh từ dự báo 0.5-2% trước đó. Do diễn biến phức tạp của dịch, việc giới hạn di chuyển và các biện pháp cách ly sẽ ảnh hưởng du lịch nội địa trong Quý III năm nay và kế hoạch mở cửa đất nước của Thái Lan.
Yếu tố duy nhất –xuất khẩu tăng trưởng cùng với tình hình kinh tế toàn cầu phục hồi góp phần cải thiện tăng trưởng kinh tế nước này trong năm nay. Theo JSCCIB, dự báo tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu Thái Lan dao động mức 8-10%, tăng so với dự báo đưa ra trước đó. Tuy nhiên, nền kinh tế Thái Lan vẫn cần chính sách tài chính và tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng.
Trong một diễn biến liên quan, Ngân hàng Thái Lan đã cắt dự báo tăng trưởng kinh tế nước này từ mức 3% trước đó xuống mức 1,8% do khách du lịch nước ngoài và nhu cầu du lịch nội địa thấp do làn sóng Covid-19 lần thứ ba. Ngoài ra, diễn biến dịch kéo dài cũng khiến cho chỉ số niềm tin kinh doanh giảm.
Trước những ảnh hưởng tiêu cực, JSCCIB đã đề xuất tăng mức tín chấp trong chương trình cho vay ưu đãi của Ngân hàng Thái Lan từ mức 40% tổng giá trị tài sản và không thu phí trong 03 năm đầu. Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan đề xuất mức tín chấp 70% và chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa chịu ảnh hưởng của Covid-19. JSCCIB cũng đề xuất Ngân hàng Thái Lan tách các khoản nợ xấu (NPL) trước Covid-19 và hiện tại do ảnh hưởng của dịch.
2. Dự báo số lượng nhà máy đăng ký mới giảm trong Quý III/2021
Dịch cúm Covid-19 khiến bức tranh kinh tế Thái Lan không mấy khả thi với dự báo số lượng đăng ký thành lập mới và mở rộng nhà máy sụt giảm trong Quý III/2021. Trong khoảng thời gian từ tháng 10/2020 – 06/2021, số lượng dự án mở rộng nhà máy giảm 70,23% so với cùng kỳ năm 2019. Trong khi đó, số lượng đăng ký mới giảm 6,33% trong cùng kỳ năm 2019 đạt 1.894 nhà máy trong các lĩnh vực thực phẩm, kim loại và phi kim loại. Trước tình hình dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp đã tạm hoãn kế hoạch đầu tư mới và mở rộng nhà máy.
Việc Chính phủ Thái Lan tăng cường tiêm vắc-xin phòng Covid 19 cho người dân là tín hiệu tốt nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Miễn dịch cộng đồng là điều cần thiết để tăng niềm tin cho nhà đầu tư, đặc biệt giữa tình hình chỉ số niềm tin người tiêu dùng và doanh nghiệp giảm mạnh trong tháng 06/2021. Theo Đại học của Phòng Thương mại Thái Lan, chỉ số người tiêu dùng và doanh nghiệp giảm từ mức 44,7 điểm tháng 05/2021 xuống mức 43,1 điểm tháng 06/2021.
3. Bộ Thương mại Thái Lan thông qua gói hỗ trợ vay dành cho doanh nghiệp xuất khẩu SME
Bộ Thương mại Thái Lan vừa thông qua gói hỗ trợ vay dành cho doanh nghiệp xuất khẩu SME đang vướng phải vấn đề về tính thanh khoản do dịch Covid-19. Hiện Thái Lan có khoảng 3 triệu doanh nghiệp SME; trong số này khoảng 30,000 doanh nghiệp SME quy mô nhỏ. Theo Bộ trưởng Thương mại Jurin Laksanawisit, doanh thu xuất khẩu không chỉ đến từ những nhà kinh doanh lớn mà còn đến từ các doanh nghiệp nhỏ tham gia vào chuỗi cung ứng.
Tổng ngân sách các gói hỗ trợ vay trị giá 2,5 tỉ Bạt. Lãi suất ưu đãi hàng năm là 3,99%, thấp hơn mức thông thường 6,5%. Thủ tục cho vay sẽ mất khoảng 7 ngày thay vì 30 ngày như thường lệ. Đối với những doanh nghiệp được thông qua các khoản vay, Ngân hàng Xuất nhập khẩu hỗ trợ chi phí bảo hiểm miễn phí với lô hàng đầu tiên và cung cấp đào tạo về kiến thức xuất khẩu.