Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Điểm báo tuần từ 24/02 đến 02/3/2014

Trong tuần từ 24/02 đến 02/3/2014, trên các báo: Lao Động, Đại Đoàn kết, Dân trí, VnEconomy... đã có những bài viết đáng chú ý liên quan đến các lĩnh vực quan trọng của ngành Công Thương. Nổi bật là các thông tin sau:
 phát trên hệ Thời sự - Chính trị - Tổng hợp VOV1, Đài Tiếng nói Việt Nam cho biết: công tác ngăn chặn gia cầm lậu tại Lạng Sơn hiện nay được thực hiện vô cùng nghiêm ngặt. Tại các cửa khẩu lối mòn, lối mở như Chi Ma, Bãi Gianh, Bảo Lâm, Đồng Đăng, Cao Lộc… là nơi trước đây thường diễn ra tình trạng vận chuyển gia cầm lậu, các lực lượng quản lý thị trường, biên phòng và các lực lượng liên ngành đã triển khai mỗi lều, trạm gác có khoảng 4, 5 người, trực 24/24; tại các cửa khẩu có lắp đặt máy đo thân nhiệt nhằm phát hiện cúm A/H7N9 ngăn chặn lây lan qua người. Theo quan sát của Phóng viên, tại các chợ lớn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, hầu hết không còn diễn ra tình trạng buôn bán gia cầm lậu.

Có thể khẳng định, công tác kiểm tra, ngăn chặn tình trạng nhập lậu gia cầm tại Lạng Sơn còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng các lực lượng liên ngành sẽ phối hợp chặt chẽ, kiên trì và thực hiện các biện pháp một cách triệt để nhằm khống chế và kiểm soát tình hình một cách hiệu quả nhất.

Khuyến cáo doanh nghiệp ống thép bị áp thuế chống bán phá giá

Ngày 18/02, Bộ Thương mại Mỹ đã có thông báo kết luận sơ bộ về việc điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng ống thép dẫn dầu nhập khẩu từ Việt Nam và một số quốc gia, vùng lãnh thổ khác.

Theo   online, mức thuế đối với bị đơn bắt buộc (Công ty SeAH Steel VINA của Việt Nam) là 9,57%; các nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hoá thuộc đối tượng điều tra khác của Việt Nam bị áp mức thuế 111,47%.

Dự kiến ngày 8/7/2014, Bộ Thương mại Mỹ sẽ có kết luận cuối cùng khẳng định mặt hàng ống thép dẫn dầu nhập khẩu từ các nước, vùng lãnh thổ vào nước này bán phá giá hay không. Trên cơ sở đó, Bộ Thương mại Mỹ sẽ ban hành lệnh áp thuế chống bán phá giá.

Trước vụ việc này, ông Hồ Nghĩa Dũng, Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) cho rằng, tốt nhất lúc này, các doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn sàng để khi phía khởi kiện có yêu cầu thì cung cấp đầy đủ thông tin về doanh nghiệp. Đặc biệt, các thông tin về chủng loại sản phẩm, sản lượng, giá thành, giá xuất khẩu và những chính sách của nhà nước liên quan đến sản phẩm ống thép cần được giải trình một cách minh bạch.

Phi-lip-pin trở thành thị trường lớn nhất nhập khẩu gạo của Việt Nam

Theo báo điện tử và , xuất khẩu gạo Việt Nam vào Phi-lip-pin đã tăng đột biến trong tháng 1, với mức tăng 8,8 lần về khối lượng và 9,5 lần về giá trị.

Với mức tăng trưởng như vậy, Phi-lip-pin vươn lên thành thị trường lớn nhất về nhập khẩu gạo của Việt Nam trong tháng đầu năm, chiếm thị phần 53,5%. Hai thị trường tiếp theo là Trung Quốc và Hồng Kông chiếm thị phần tương ứng lần lượt là 16% và 4%.

Trao đổi với báo giới, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cũng cho biết, thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong tháng 01 là Phi-lip-pin. Các công ty xuất khẩu gạo của Việt Nam đã thực hiện giao hàng cho Phi-lip-pin theo hợp đồng cấp Chính phủ mà hai nước đã ký vào cuối năm 2013.

Năm 2013, Phi-lip-pin đặt mục tiêu tự cung cấp đủ lúa gạo. Tuy nhiên, siêu bão lịch sử Haiyan đã tàn phá mùa màng ở khu vực miền Trung của nước này, buộc Chính phủ phải quay lại với nhập khẩu gạo. Năm 2013, Phi-lip-pin nhập khẩu 1 tấn gạo, bên cạnh sản lượng gạo trong nước là 18,44 triệu tấn.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website