Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Năm 2013: Xuất khẩu điều Việt Nam tăng cả về lượng và trị giá

Xuất khẩu hạt điều năm 2013 đạt 261,0 nghìn tấn với kim ngạch gần 1,7 tỷ USD, tăng 17,9% về lượng và tăng 12,0% về kim ngạch so với năm 2012. Giá xuất khẩu bình quân năm 2013 của hạt điều đạt 6.305 USD/tấn, tăng 31,9% so với năm 2012. Nếu tính cả mặt hàng dầu vỏ hạt điều và các sản phẩm hạt điều chế biến sâu thì cả năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của ngành điều vào khoảng 1,8 - 1,9 tỷ USD.

Trong giai đoạn nền kinh tế thế giới không có nhiều tín hiệu khả quan, nhu cầu nhập khẩu và tiêu dùng nhóm hàng nông sản nói chung đều sụt giảm nhưng xuất khẩu hạt điều của Việt Nam lại tiếp tục đạt mức tăng trưởng khá trong năm 2013. Thống kê từ năm 2009 đến hết năm 2013, ngoại trừ xuất khẩu sụt giảm trong năm 2011 thì nhìn chung, xuất khẩu hạt điều năm sau đều luôn cao hơn năm trước đó, giá xuất khẩu bình quân cũng được điều chỉnh tăng đều qua các năm. Từ những thống kê trên có thể thấy, nhu cầu của thế giới về hạt điều và các sản phẩm chế biến từ hạt điều của Việt Nam ngày càng được ưa chuộng.

Về thị trường xuất khẩu, sự tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng hạt điều tại khu vực châu Mỹ và châu Á đã góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng chung của ngành điều nước ta trong năm 2013. Nếu xét về kim ngạch xuất khẩu thì châu Mỹ là đối tác nhập khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam. Xuất khẩu hạt điều sang khu vực này chủ yếu chỉ tập trung vào 2 thị trường là Hoa Kỳ và Ca-na-đa, cụ thể sang Hoa Kỳ đạt 81,4 nghìn tấn với kim ngạch 538,1 triệu USD, tăng 34,3% về lượng và 32,6% về kim ngạch so với năm 2012; sang Ca-na-đa đạt 8,6 nghìn tấn với kim ngạch 61,3 triệu USD, tăng 20,9% về lượng và tăng 21,4% về kim ngạch. Nếu xét về số lượng các thị trường nhập khẩu thì châu Á lại là đối tác nhập khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam. Ở khu vực này có khoảng 13 thị trường trong năm 2013 nhập khẩu hạt điều của Việt Nam, trong đó phần lớn hạt điều của Việt Nam là xuất khẩu sang Trung Quốc với số lượng đạt 52,2 nghìn tấn, kim ngạch 300,1 triệu USD, tiếp theo là sang Ấn Độ và Thái Lan với số lượng đều đạt trên 6,0 nghìn tấn và so với năm 2012 thì tăng lần lượt là 29,4% và 48,7% về lượng.

Đối với khu vực châu Âu, tiềm năng xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang khu vực này là rất lớn do phần lớn thu nhập bình quân đầu người ở khu vực này ở mức cao hơn nhiều so với các khu vực khác trên thế giới, thêm vào đó các sản phẩm được chế biến từ hạt điều đang dần dần phổ biến và được ưa chuộng tại đây. Tuy nhiên, tiêu chuẩn để hạt điều có thể nhập khẩu được vào khu vực này cũng rất cao nên đòi hỏi doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ và đầu tư bài bản, chuyên nghiệp. Năm 2013, hạt điều Việt Nam xuất khẩu được sang 11 thị trường của khu vực châu Âu, trong đó dẫn đầu là Hà Lan với 23,4 nghìn tấn, kim ngạch 160,3 triệu USD (giảm 3,4% về lượng và 9,6% về kim ngạch so với năm 2012); tiếp theo là Anh và Nga, với mức tăng trưởng về lượng so với năm 2012 lần lượt là 14,2% và 10,0%.

Nếu như cách đây 10 năm, các doanh nghiệp chỉ nhập khẩu điều thô vào khoảng 20 - 30%, còn lại 70 - 80% là sử dụng nguồn nguyên liệu điều thô trong nước thì đến nay đã phải nhập khẩu tới 50% sản lượng điều thô mới đủ chế biến hàng chất lượng cao để xuất khẩu. Sự bất lợi của thời tiết, sự biến động tiêu cực về giá cả thị trường… khiến năng suất cũng như chất lượng hạt điều giảm sút, kéo theo đó là thu nhập của người nông dân trồng điều cũng giảm rõ rệt. Trước tình trạng đó, nhiều nông dân đã chặt bỏ cây điều để chuyển sang trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm có giá trị cao hơn, khiến diện tích trồng cây điều giảm mạnh. Ngoài ra, phần lớn diện tích đất trồng điều hiện nay là đất cằn cỗi và nằm phân tán rải rác ở nhiều nơi làm cho công tác chăm sóc không được quan tâm đúng mức, giống điều đang cho thu hoạch hiện nay lại là những giống cũ, năng suất phẩm chất không tốt, do đó sản lượng và chất lượng hạt điều Việt Nam ngày càng sụt giảm.

Từ một nước trồng điều, Việt Nam đang dần chuyển thành một nước gia công, chế biến điều. Đây là hoạt động chuyển hướng nhằm đem lại giá trị gia tăng cao hơn cho hạt điều, tuy nhiên sự phát triển của các nhà máy điều mang tính tự phát như thời gian qua, việc thiếu hợp tác giữa các doanh nghiệp trong ngành điều tạo nên sự cạnh tranh thiếu lành mạnh, gây ảnh hưởng đến xuất khẩu và uy tín chung của ngành điều Việt Nam. Trong công tác thị trường, việc tiếp thị và quảng bá về công dụng của hạt điều tại các thị trường tiềm năng cần được đẩy mạnh để tạo nên sự hấp dẫn của hạt điều so với các loại hạt khác, nâng cao giá trị và số lượng hạt điều xuất khẩu.

Kết quả xuất khẩu điều trong năm 2013 cho thấy cố gắng rất lớn của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu hạt điều, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế còn khó khăn, sức mua trên thị trường thế giới giảm. Năm 2014, ngành điều chủ yếu khuyến khích các nhà máy đi vào chế biến sâu, đưa giá trị xuất khẩu lên khoảng 2 triệu USD và sản lượng xuất khẩu vẫn giữ mức như năm 2013, tức là tăng giá trị xuất khẩu là chủ yếu. Các tháng đầu năm 2014, do Trung Quốc và một số thị trường Đông Nam Á đẩy mạnh mua nhân điều, các mặt hàng điều chế biến để phục vụ cho lễ Tết nên kim ngạch xuất khẩu điều quý I/2014 có thể sẽ tăng 10%-15% so với cùng kỳ. Còn về nguyên liệu nhập khẩu, khách hàng các nước Châu Phi cam kết trong năm nay sẽ dành nguyên liệu điều thô bán cho Việt Nam, đủ để cân đối nguyên liệu chế biến tại các nhà máy.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website