Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á hẹp lần thứ 20

Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hẹp lần thứ 20 (AEM Retreat 20) đã diễn ra từ ngày 26-27 tháng 2 năm 2014 tại Sing-ga-po. Đây là hội nghị cấp Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đầu tiên của năm 2014 do My-an-ma làm Chủ tịch ASEAN, là dịp để các Bộ trưởng Kinh tế của 10 nước ASEAN trao đổi, thảo luận về tình hình hợp tác kinh tế trong nội khối ASEAN cũng như giữa ASEAN và các nước đối tác, đề ra các định hướng hoạt động của năm 2014 hướng đến Cộng đồng Kinh tế ASEAN năm 2015, đồng thời chuẩn bị nội dung cho Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 24 và các hội nghị liên quan vào tháng 5 tới.

Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị do Bộ trưởng Nạp Tiền 188bet Vũ Huy Hoàng dẫn đầu gồm đại diện Văn phòng Chính phủ và các Bộ: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Ngoại giao, Tài chính.

Tại Hội nghị, các Bộ trưởng đã rà soát tình hình thực hiện Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (Đến hết năm 2013, ASEAN đã thực hiện được khoảng 72% tổng số biện pháp và sáng kiến đề ra) và tiếp tục khẳng định quyết tâm thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015. Một giải pháp thúc đẩy việc thành lập AEC là tăng cường thực hiện các biện pháp ở cấp quốc gia và ưu tiên nguồn lực cho các biện pháp quan trọng có tác động lớn đến hội nhập kinh tế khu vực. Trên cơ sở đó, các Bộ trưởng đã thông qua danh mục các biện pháp chủ chốt ưu tiên của năm 2014. Các Bộ trưởng cũng ủng hộ các ưu tiên của ASEAN nói chung và nước Chủ tịch My-an-ma nói riêng về tầm quan trọng của việc thu hẹp khoảng cách phát triển, đặc biệt và giữa các nước CLMV với các nước ASEAN-6 thông qua việc triển khai các kế hoạch của Khuôn khổ ASEAN về phát triển kinh tế đồng đều (AFEED), phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), phát triển đối tác công tư (PPP) để huy động nguồn lực xã hội cho tăng trưởng kinh tế, việc tăng cường hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực cho các nước thành viên và Ban Thư ký ASEAN.

Các Bộ trưởng khẳng định tầm quan trọng và qua đó thống nhất việc dành ưu tiên cho đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) nhằm thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế khu vực Đông Á. Hiện nay, việc đàm phán Hiệp định RCEP của ASEAN với 6 nước đối tác là Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Niu Di-lân, Ôt-xtrây-lia và Trung Quốc đã diễn ra được 03 phiên với mục tiêu hoàn tất đàm phán trước cuối năm 2015.

Hội nghị lần này cũng thể hiện mong muốn của ASEAN thúc đẩy quan hệ hợp tác, thương mại và đầu tư với các nước đối tác FTA thông qua việc rà soát và thực thi hiệu quả các nội dung đã được cam kết trong các FTA hiện có, cũng như tiếp tục tích cực đàm phán những nội dung chưa được thỏa thuận trong các FTA nói trên.

Các Bộ trưởng cũng trao đổi về định hướng hội nhập kinh tế ASEAN sau năm 2015. Các Bộ trưởng nhất trí việc hợp tác và hội nhập kinh tế trong ASEAN thông qua xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN là một tiến trình năng động và hiệu quả, sẽ còn tiếp diễn sau năm 2015 hướng đến mức độ sâu sắc hơn. Nhờ đó, mỗi nước thành viên Cộng đồng Kinh tế ASEAN trở nên thịnh vượng hơn, mang lại phúc lợi cao hơn cho người dân ASEAN. ASEAN sẽ nỗ lực trở thành trung tâm của các mạng lưới sản xuất và cung ứng toàn cầu, có tiếng nói và vai trò lớn hơn trong khu vực và thế giới.

Chủ động và tích cực hội nhập ASEAN luôn là chính sách nhất quán của Việt Nam. Với tinh thần đó, tại Hội nghị AEM Retreat 20 lần này, ta đã chủ động cùng các nước ASEAN thảo luận các biện pháp nhằm thúc đẩy ưu tiên cao nhất hiện nay là xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015 và đàm phán Hiệp định RCEP, đặc biệt là việc hoàn tất và ký kết, thực hiện đúng hạn các hiệp định, văn kiện pháp lý trong khuôn khổ ASEAN, ASEAN+1, hoàn thành tất cả các biện pháp đề ra trong Lộ trình tổng thể xây dựng AEC vào năm 2015. Việt Nam là một trong số các nước có tỷ lệ thực hiện các biện pháp và sáng kiến đề ra trong Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC cao nhất trong ASEAN và đứng thứ 3 về tỷ lệ thực hiện các biện pháp ưu tiên (đạt 87,5%). Ta đã tích cực thúc đẩy thảo luận về việc định hướng hội nhập kinh tế ASEAN sau năm 2015 để đạt được mức độ sâu sắc hơn. Trên cơ sở ASEAN đã hội nhập tương đối thành công trong các mặt xây dựng cơ sở sản xuất và thị trường chung cho hàng hóa và dịch vụ di chuyển tự do trong khu vực, gắn kết vào các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu và có nền móng vững chắc trong hội nhập với các đối tác ngoài khối, các lĩnh vực ASEAN sẽ cần chú trọng là thu hẹp khoảng cách phát triển, tăng cường khả năng cạnh tranh của cả khối ASEAN cũng như từng nước ASEAN, xem xét các mặt tăng cường di chuyển về vốn và con người trong khu vực, v.v... tăng cường sự đồng thuận và xây dựng tiếng nói chung trong các diễn đàn khu vực và quốc tế để nâng cao vai trò, vị thế của ASEAN.

Bộ trưởng Việt Nam cũng đã có trao đổi với nhóm Bộ trưởng các nước ASEAN có lợi ích chung là Bru-nây, In-đô-nê-xia, Phi-lip-pin, Sing-ga-po và Thái Lan để bàn biện pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ, trong đó có xuất khẩu các mặt hàng nông sản có liên quan đến phát triển bền vững, xóa đói giảm nghèo, không những trong ASEAN mà cả các diễn đàn quốc tế khác.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website