Điểm báo MOIT tuần từ ngày 9/11 đến ngày 15/11/2015
Trong các thị trường nhập khẩu gạo Việt Nam, khu vực châu Á vẫn chiếm thị phần cao nhất với 71,58%, nhưng tỷ lệ này đã giảm 11,2% so với cùng kỳ năm 2014. Thay vào đó là gia tăng lượng gạo xuất khẩu ở các nước khu vực châu Phi (chiếm 15,58%, tăng 16,97% so với 2014), châu Đại Dương (chiếm 2,15%, tăng 138,48%), châu Âu (chiếm 2,02%, tăng 25,62%).
Các thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam gồm: Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Ghana, Cuba, Bờ biển ngà, tăng từ gần 2-33% so với cùng kỳ năm trước về sản lượng. Theo VFA, hợp đồng đăng ký xuất khẩu gạo của các DN trong tháng 10 vừa qua đạt mức cao nhất từ trước đến nay, gần 2 triệu tấn, vượt mức cùng kỳ năm 2014 trên 22%. Sự gia tăng trên chủ yếu do có các hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung lớn sang Indonesia, Philippines và Cuba trên 1,5 triệu tấn.
Doanh nghiệp thép lo cạnh tranh với Trung Quốc
Là thông tin được đăng tải trênngày 13/11/2015. Theo các doanh nghiệp thép, việc Việt Nam tham gia sâu rộng hội nhập kinh tế quốc tế sẽ khiến các sản phẩm thép xuất khẩu trong nước phải cạnh tranh gay gắt với nhiều nước, đặt biệt là Trung Quốc.
Theo ông Nguyễn Văn Sưa - Phó Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam, đến nay, Việt Nam đã ký được 11 Hiệp định thương mại tự do (FTA) với các nước và khu vực, cùng với đó đàm phán xong Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và sắp hoàn thành với khối EU. Với tiến trình hội nhập sâu rộng như vậy, công tác xuất khẩu của ngành công nghiệp thép Việt Nam đã mở ra cơ hội, tuy nhiên cũng vô vàn thách thức.
Dẫn chứng về vấn đề này, ông Sưa cho biết, theo các cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu hàng hóa trong các FTA, đến năm 2018 hầu hết các mặt hàng thép sẽ có thuế nhập khẩu bằng 0%, điều này đồng nghĩa với việc những sản phẩm này sẽ không bị hàng rào thuế quan ngăn cản, giúp các nhà sản xuất thép có cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu ra các nước. Cùng với đó, việc chuyển giao công nghệ sẽ được tạo điều kiện thuận lợi hơn.
Ngăn chặn hàng lậu hàng giả
Báo Tin Tức điện tử ngày 13/11/2015 đưa tin: . Tác giả bài viết cho hay, đã thành quy luật, cứ dịp cuối năm, số vụ buôn lậu, làm hàng giả, hàng nhái được cơ quan chức năng phát hiện lại dày thêm. Không thể thống kê số hàng lậu, hàng giả được phát hiện chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số hàng giả, hàng nhái, hàng lậu được tung ra thị trường. Không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng, tác động xấu đến các doanh nghiệp trong nước, hàng lậu, hàng giả, hàng nhái còn làm suy yếu sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Thời gian gần đây, rất nhiều vụ hàng giả xuất xứ được cơ quan chức năng phát hiện, đó là hàng nhập khẩu từ nước ngoài, sau đó thay đổi nhãn ghi là hàng sản xuất tại Việt Nam. Hàng giả, hàng nhái tấn công vào tất cả các mặt hàng có mặt trên thị trường, cứ mặt hàng nào có khả năng sinh lợi đều có thể bị làm giả, làm nhái, từ quần áo, mỹ phẩm, hàng tiêu dùng, thực phẩm, đến phân bón, v.v... Theo Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389), trong 10 tháng năm 2015, các lực lượng chức năng cả nước đã bắt giữ, xử lý 168.939 vụ việc vi phạm; nộp ngân sách nhà nước tiền xử phạt vi phạm hành chính, bán hàng tịch thu và công tác thanh tra, kiểm tra, truy thu thuế đạt 10.120 tỷ 598 triệu đồng, khởi tố 1.066 vụ án hình sự.
162 doanh nghiệp Việt Nam tham gia hội chợ - bán hàng Việt Nam chất lượng cao MOSCOW 2015
Báo Diễn đàn doanh nghiệp điện tử ngày 13/11/2015 đưa tin: “. Ngày 12/11, Hội chợ – Bán hàng Việt Nam chất lượng cao Moscow 2015 đã chính thức diễn ra tại Trung tâm Thương Hà Nội – Moscow. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện được tổ chức tại Liên bang Nga nhằm đánh giá tác động của Hiệp định thương mại Việt Nam với Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) vừa được ký kết.
Hơn 12.000 mặt hàng được đưa từ Việt Nam sang của 162 doanh nghiệp đã được trưng bày, triển lãm tại Hội chợ. Ngoài ra, Hội chợ còn có sản phẩm của hàng chục doanh nghiệp người Việt tại Nga và nhiều doanh nghiệp Nga cùng các nước khác trong khối EAEU đang kinh doanh tại Trung tâm Thương Hà Nội – Moscow.
Các mặt hàng được giới thiệu tại Hội chợ đại diện cho 4 ngành hàng chủ yếu: hàng tiêu dùng và hàng công nghiệp nhẹ; đồ gỗ, nội thất và trang trí; hàng nông – thuỷ sản; thủ công mỹ nghệ, quà tặng. Đây là các nhóm ngành hàng đang được đặc biệt quan tâm trên thị trường Nga giai đoạn hiện nay với nhiều lợi thế cạnh tranh.