Điểm báo MOIT tuần từ ngày 6/10 đến ngày 12/10/2014
Báo cáo nhận định: Tốc độ tăng trưởng tại các nước đang phát triển khu vực Đông Á - Thái Bình Dương sẽ giảm trong năm nay khi chỉ đạt 6,9%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng chung trong khu vực, không kể Trung Quốc, sẽ tăng lên trong năm tới khi sự phục hồi dần của các nước có thu nhập cao thúc đẩy nhu cầu đối với các mặt hàng xuất khẩu trong khu vực. Cụ thể, các nước như Việt Nam, Malaysia… đều có điều kiện tăng xuất khẩu khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi.
Nói rõ hơn về ý này đối với nền kinh tế Việt Nam, ông Sandeep Mahajan, Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, cho rằng Việt Nam tăng trưởng chủ yếu nhờ xuất khẩu. Do đó khi nền kinh tế thế giới, đặc biệt là kinh tế của Mỹ, phục hồi sẽ là cơ hội thuận lợi giúp xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng trong năm sau và cả những năm tới. Nhờ đó, tăng trưởng kinh tế trong năm sau của Việt Nam cũng sẽ tốt hơn. Còn về chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm nay, ông Sandeep dự báo năm nay Việt Nam đạt được mức 5,4%, thấp hơn một chút so với chỉ tiêu Chính phủ đặt ra là 5,8%.
Quảng Nam cần đẩy mạnh quản lý công trình thủy điện
là chỉ đạo của Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam để kiểm tra tình hình thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện được Báo Điện tử Chính Phủ đưa tin ngày 6/10.
Trong thời gian vừa qua, việc quản lý, vận hành các công trình hồ chứa thuỷ điện đảm bảo thực hiện đúng Quy trình vận hành đơn hồ và Quy trình liên hồ trong mùa lũ đã được duyệt. Việc phối hợp giữa các chủ đập và địa phương trong thời gian qua trong việc vận hành các nhà máy thuỷ điện đã mang lại những hiệu quả tích cực, được các cơ quan và địa phương liên quan đánh giá cao...
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đề nghị, tỉnh tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh việc thực hiện các nội dung của Nghị quyết 11 về quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện trên địa bàn tỉnh, đảm bảo đạt các yêu cầu Chính phủ đề ra. Bộ trưởng ghi nhận, đồng tình với một số kiến nghị của tỉnh, và cho biết sẽ nghiên cứu, trình Chính phủ cũng như đôn đốc các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo triển khai các dự án của ngành tại tỉnh trong thời gian sớm nhất.
Vỡ đê hồ thải quặng bauxite-nhôm: Nước tràn ra không chứa hóa chất
Đó là khẳng định của đại diện Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam về sự cố vỡ đê hồ thải quặng bauxite-nhôm tại Lâm Đồng ngày 8/10 được đăng tải trên , VTV1 Đài truyền hình Việt Nam ngày 9/10.
Trả lời câu hỏi của phóng viên, ông Nguyễn Văn Biên, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam khẳng định, lượng bùn tràn ra không phải bùn đỏ, mà là nước rửa để tách tinh quặng ra từ đất đỏ.45 phút ngay sau khi sự cố xảy ra ngày 8/10, công nhân, cán bộ nhà máy đã kịp thời xử lý sự cố và ngăn chặn nước tràn ra ngoài.
Đại diện Tập đoàn này cũng cho biết, nước tràn ra ngoài không có chứa hóa chất và độ PH thấp nên không gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái của hồ Cai Bảng, không gây thiệt hại về người và tài sản của người dân.
Bộ Tài chính chưa nhận được phương án tăng giá điện của EVN
Ngày 9/10, Báo Công an Nhân dân điện tử tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Tài chính diễn ra chiều 9/10, ông Nguyễn Văn Truyền - Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá khẳng định, Bộ Tài chính chưa nhận được phương án tăng giá điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Ông Truyền cho biết, hiện nay, giá than bán cho điện tuân thủ theo cơ chế thị trường, đảm bảo tính đúng, tính đủ để tháo gỡ khó khăn cho ngành than. Khi thực hiện cơ chế thị trường, giá than tăng sẽ ảnh hưởng đến giá điện. Tuy nhiên, việc điều hành quản lý giá điện lại thực hiện theo Quyết định số 69/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng. Theo quyết định này, khi các yếu tố đầu vào tăng đến mức độ nào đó thì mới được điều chỉnh giá điện theo.
Trước đó, theo báo cáo của EVN, trong quý I/2014, Tập đoàn này đã lỗ trên 2.000 tỷ đồng, chủ yếu do cơ cấu phát điện, phải huy động nhiều điện giá cao, v.v... Theo đánh giá của Bộ Tài chính, giá điện trong những tháng đầu năm được giữ ổn định, kiên quyết thực hiện giá thị trường từ ngày 1/8/2013 đối với than bán cho sản xuất điện để đảm bảo bù đắp được giá thành sản xuất than.
Năm 2015 chưa phải nhập khẩu than
Liên quan đến nội dung sản lượng điện năm 2015 sẽ tăng, việc nhập khẩu than sẽ được thực hiện như thế nào, ngày 10/10, Báo Đài tiếng nói Việt Nam điện tử đưa tin: . Theo đó, lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết, hiện nay nguồn than trong nước cơ bản vẫn đáp ứng được nhu cầu, vì vậy, đến năm 2015 vẫn chưa phải nhập khẩu.
Dự kiến, nhập khẩu than sẽ phải thực hiện vào năm 2016, đến năm 2020 con số sẽ tăng lên từ 20 - 30 triệu tấn. Hiện nay, TKV đã ký hợp đồng nguyên tắc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN để cấp than cho một số dự án, như Vĩnh Tân 4 với khối lượng xấp xỉ 5 triệu tấn. Đồng thời, Tập đoàn cũng đàm phán với các chủ đầu tư để cung cấp than nhập khẩu cho một số dự án khác, đàm phán với nhà cung cấp than tại một số nước để tìm kiếm nguồn than nhập khẩu về Việt Nam.
Lãnh đạo TKV cũng cho hay, về lâu dài, nhu cầu than sẽ tăng cao, nhất là sau năm 2018. Vì thế, ngoài ký hợp đồng qua các nhà cung cấp than, Tập đoàn đã làm việc với các nước có nguồn tài nguyên khoáng sản để hợp tác, khai thác, chủ động nguồn nguyên liệu, đảm bảo cho nhà máy điện sau này.
Công nghiệp hỗ trợ tụt hậu: Mất cơ hội, thêm thách thức
Trang 3, Báo Lao Động, số 237 ra ngày 10/10 có bài viết: “Công nghiệp hỗ trợ tụt hậu: Mất cơ hội, thêm thách thức”. Bài báo cho hay, Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Lê Hồng Thăng tại một hội thảo về công nghiệp hỗ trợ mới đây trăn trở: Thời bao cấp, công nghiệp Hà Nội nổi lên Công ty điện tử Hanel với sản phẩm tivi Hanel nổi tiếng một thời. Nhưng khi đó, chúng ta làm từ A đến Z và chủ yếu là cung cấp trong nước. Khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, nhiều sản phẩm có tiếng một thời đã biến mất, nhường chỗ cho các thương hiệu ngoại.
Tình trạng các doanh nghiệp (DN) nước ngoài “đỏ mắt” tìm nhà cung cấp là các DN phụ trợ trong nước khá phổ biến. Mặc dù trên thực tế, họ đều hiểu sử dụng linh phụ kiện nội địa hoá sẽ giúp giảm đáng kể giá thành, nhờ tận dụng chi phí nhân công rẻ, nguyên phụ liệu tại chỗ, v.v... Tuy nhiên, không phải DN nào cũng đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của nhà sản xuất. “Khó khăn lớn nhất mà các DN sản xuất các mặt hàng phụ trợ đang đối mặt chính là họ rơi vào tình thế sản xuất các linh kiện thụ động, phải chờ sự chấp thuận của hãng lớn.
Khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA), hay tới đây là Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), thì với yêu cầu phải chứng minh hàng hoá xuất xứ trong nước sẽ là cơ hội, đồng thời cũng tăng thêm thách thức đối với các DN Việt Nam. Nếu không tận dụng được cơ hội này cho xuất khẩu, thì ngược lại, hàng hoá phi thuế quan các nước sẽ tràn vào Việt Nam. "Công nghiệp hỗ trợ trong nước đã yếu, càng khó có cơ phát triển”, ông Dương Đình Giám - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, chính sách công nghiệp (Nạp Tiền 188bet ) cảnh báo.