Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và Mê-hi-cô
Ông Trần Duy Đông, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Mỹ (phải) tại cuộc họp
Tại cuộc họp, ông Trần Duy Đông, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Mỹ, Nạp Tiền 188bet chia sẻ Việt Nam rất quan tâm đến thị trường đầy tiềm năng của Mê-hi-cô. Mê-hi-cô hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam tại Mỹ La tinh sau Bra-xin. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam và Mê-hi-cô năm 2014 dự kiến đạt 1,2 tỉ USD, trong đó Việt Nam xuất siêu gần 800 triệu USD. Các mặt hàng xuất khẩu chính là giầy dép, dệt may, hải sản, điện tử linh kiện, dây cáp điện, cà phê, đồ chơi trẻ em, phương tiện vận tải, đồ gỗ, dụng cụ thể thao, phụ tùng, cao su kỹ thuật. Các mặt hàng nhập khẩu chính là nguyên phụ liệu dệt may, da giầy, bông, dược phẩm, sản phẩm điện tử, sắt thép, máy móc thiết bị, hóa chất, phân bón, thức ăn gia súc, bột cá.
Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng tại cuộc họp
Theo ông Phạm Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng, Nạp Tiền 188bet , là nước thành viên của ASEAN, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế phát triển công nghiệp chung của khu vực với sự phát triển mạnh của các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo như điện - điện tử, ô tô - xe máy, dệt may, da giày và chế biến gỗ.
Công nghiệp Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng cao với bình quân 10 năm đạt 15,09%/năm. Điều này khẳng định vị thế của công nghiệp trong thời kỳ hội nhập và phát triển, đóng góp vai trò ngày càng cao cho phát triển kinh tế. Công nghiệp đạt được tăng trưởng ở cả 3 khu vực: Nhà nước, ngoài nhà nước và đầu tư nước ngoài. Trong giai đoạn hơn 10 năm, ngành Công nghiệp đã sản xuất, cung ứng đảm bảo nhu cầu những mặt hàng thiết yếu cho sản xuất của các ngành kinh tế khác và tiêu dùng của nhân dân, sản phẩm công nghiệp xuất khẩu chiếm hơn 75% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Công nghiệp cơ khí đã có sự phát triển khá rõ nét sau nhiều năm trầm lắng, đã chế tạo được thiết bị toàn bộ cho nhiều dự án lớn, góp phần nâng cao tỷ lệ nội địa hoá cho nhiều sản phẩm cơ khí; đã xuất khẩu được những sản phẩm thuộc loại siêu trường, siêu trọng; thiết kế - chế tạo thiết bị cơ khí thuỷ công cho các công trình thuỷ điện với nhiều quy mô công suất; đáp ứng được nhu cầu về đóng tàu trong nước và xuất khẩu,v.v... Công nghiệp hỗ trợ bắt đầu hình thành và từng bước phát triển phục vụ cho nhu cầu sản xuất, lắp ráp các sản phẩm. Tỷ lệ nội địa hoá ở một số ngành đã đạt khá cao, như xe máy 85 - 90%, thiết bị điện 80 - 90%,v.v…
Ông Rodrigo Alpizar Vallejo, Chủ tịch Phòng Công nghiệp chế tạo Mê-hi-cô
Thay mặt đoàn đại biểu Mê-hi-cô, ông Rodrigo Alpizar Vallejo, Chủ tịch Phòng Công nghiệp chế tạo Mê-hi-cô chia sẻ, Mê-hi-cô và Việt Nam tuy cách xa nhau về vị trí địa lý nhưng với xu thế hội nhập hiện nay, mối quan hệ Việt Nam và Mê-hi-cô ngày càng phát triển. Việt Nam được đánh giá là một trong những điểm đầu tư hấp dẫn của Mê-hi-cô đặc biệt trong lĩnh vực chế tạo.
Mê-hi-cô là một trong những thành viên tích cực của Khối NAFTA với kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt 385 tỷ USD. Mê-hi-cô mong muốn có mối quan hệ tốt đẹp với Việt Nam để dễ dàng hơn trong công tác thúc đẩy giao thương giữa hai nước, tạo tiềm năng cạnh tranh trên thế giới.
Đoàn Mê-hi-cô cũng bày tỏ mong muốn tìm hiểu thêm về các chính sách thuế, chính sách công nghệ cao của Việt Nam, luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam và thế mạnh về công nghiệp chế tạo của Việt Nam để sớm thúc đẩy quan hệ hợp tác, thiết lập đối tác chiến lược trong thời gian tới.