Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam: 2015 chưa phải nhập khẩu than

Ngày 8/10/2014, tại Hà Nội, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm 2014, đồng thời, giải đáp những thắc mắc của các cơ quan báo chí về những vấn đề liên quan đến hoạt động của Ngành. Ông Nguyễn Văn Biên, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn đã chủ trì cuộc họp.


9 tháng doanh thu 78.366 tỷ đồng

Theo báo cáo của Tập đoàn, doanh thu 9 tháng đầu năm 2014 ước đạt 78.366 tỷ đồng, đạt 74,3% kế hoạch năm và bằng 112% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu than đạt 39.106 tỷ đồng; sản xuất, tiêu thụ khoáng sản đạt 4.437 tỷ đồng. Sản xuất, bán điện đạt 8.380 tỷ đồng, đạt 81,4% kế hoạch. Sản xuất cơ khí thực hiện 2.367 tỷ đồng. Doanh thu sản xuất kinh doanh dịch vụ đạt 21.371 tỷ đồng, đạt 73,4% kế hoạch.

Toàn cảnh họp báo

 

Sản xuất của TKV trong 9 tháng đạt 25,635 triệu tấn than thành phẩm; than nguyên khai sản xuất 27,2 triệu tấn. Than tiêu thụ dự kiến đạt 26,2 triệu tấn, bằng 75% kế hoạch.

Xuất khẩu than 9 tháng đạt 4,84 triệu tấn, đạt 61% kế hoạch năm. Than sản xuất trong nước đạt 21,38 triệu tấn. Trong đó, than bán cho điện đạt 12,5 triệu tấn; than cho phân bón đạt 976 nghìn tấn; than cho giấy đạt 76 ngàn tấn, v.v...

Tiền lương bình quân đạt 7,75 triệu đồng/người/tháng, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2013. Lợi nhuận dự kiến đạt khoảng 1.200 tỷ đồng, bằng 60% kế hoạch và bằng xấp xỉ mức lợi nhuận của năm 2013.

Thu 1.600 tỷ đồng thoái vốn ngoài ngành

Với việc thoái vốn khỏi lĩnh vực tài chính, ngân hàng và bảo hiểm, TKV đã thu về 1.600 tỷ đồng. Nguồn tiền này bao gồm phần bán toàn bộ vốn tại Công ty Tài chính TKV, Ngân hàng SHB và một số công ty bảo hiểm, chứng khoán.

Với việc thoái hết vốn tại các công ty bất động sản, hạ tầng, từ nay đến hết năm 2015, Tập đoàn sẽ tiếp tục thu về trên 200 tỷ đồng.

Đối với công tác thoái vốn, giảm vốn góp trong các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối, Tập đoàn đã hoàn tất giảm tỷ lệ sở hữu của công ty mẹ tại Công ty cổ phần Than miền Nam từ 77,1% xuống còn 34%; hoàn thành phương án rút vốn điều lệ tại Công ty cổ phần Than miền Trung.

Tuy nhiên, thực tế việc giảm tỷ lệ cổ phần chi phối tại các doanh nghiệp than không mấy thuận lợi. Điển hình, trong thời qua, dù đã 3 lần rao bán cổ phần tại Than Uông Bí, song chưa có một nhà đầu tư nào quan tâm đúng nghĩa, mặc dù TKV đã lần lượt công bố thoái đến 30% cổ phần thay vì 10% như lần đầu IPO.

"Sự cố nước đỏ" không có hệ lụy

Tại cuộc họp báo, trả lời về sự cố tràn bùn đỏ mà báo chí phản ánh, ông Nguyễn Văn Biên, Phó Tổng giám đốc TKV khẳng định, đây không phải là sự cố tràn bùn đỏ như báo chí đã nêu trước đó, mà chỉ là sự cố tràn hồ nước do vỡ phần đê phụ tại hồ thải quặng đuôi số 5, phân xưởng tuyển khoáng thuộc Dự án Tổ hợp bô xít nhôm Lâm Đồng do Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng quản lý. "Sự việc xảy ra tại hồ tuyển quặng, là hồ chứa nước sau tuyển rửa quặng nguyên khai của Nhà máy Nhôm Lâm Đồng, chứ không phải tại hồ bùn đỏ của Nhà máy luyện Alumin Lâm Đồng" - ông Nguyễn Văn Biên đính chính.

Sự cố Tân Rai: Chỉ là nước đỏ, không phải bùn đỏ

Phó Tổng giám đốc Tập đoàn cũng cho biết, đoạn bị sạt, vỡ dài khoảng 5m, cao 1m. Hồ thải quặng đuôi số 5 có dung tích hơn 2 triệu khối, dùng để chứa bùn nước trong quá trình rửa quặng nguyên khai. Sự cố đã được khắc phục sau 45 phút. Khi đê phụ bị vỡ đã có một phần nước trong hồ thải quặng chảy ra ngoài. Tuy nhiên, nước thải dù có màu đỏ “hao hao” giống bùn đỏ, nhưng không chứa hoá chất độc hại và độ PH trung tính nên hoàn toàn an toàn.

Về nguyên nhân sự cố được lãnh đạo Tập đoàn xác định là do mưa nhiều, nước dâng cao, vượt cả phần đê phụ cao 1,5m nên đã dẫn tới sạt lở. Sau sự cố này, Tập đoàn đã họp bàn rút kinh nghiệm, theo dõi và sẽ có bước xử lý tiếp theo để không tái diễn sự cố như vừa qua. Hiện tại, các hồ bùn đỏ nằm trong Dự án bô xít Tân Rai vẫn hoạt động bình thường.

2015 chưa phải nhập khẩu than

Liên quan đến nội dung sản lượng điện năm 2015 sẽ tăng, việc nhập khẩu than sẽ được thực hiện như thế nào, lãnh đạo TKV cho biết, hiện nay nguồn than trong nước cơ bản vẫn đáp ứng được nhu cầu, vì vậy, đến năm 2015 vẫn chưa phải nhập khẩu. Dự kiến, nhập khẩu than sẽ phải thực hiện vào năm 2016, đến năm 2020 con số sẽ tăng lên từ 20 - 30 triệu tấn. Hiện nay, TKV đã ký hợp đồng nguyên tắc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN để cấp than cho một số dự án, như Vĩnh Tân 4 với khối lượng xấp xỉ 5 triệu tấn. Đồng thời, Tập đoàn cũng đàm phán với các chủ đầu tư để cung cấp than nhập khẩu cho một số dự án khác, đàm phán với nhà cung cấp than tại một số nước để tìm kiếm nguồn than nhập khẩu về Việt Nam.


Sản lượng than trong nước vẫn đáp ứng đủ nhu cầu

Lãnh đạo TKV cũng cho biết, về lâu dài, nhu cầu than sẽ tăng cao, nhất là sau năm 2018. Vì thế, ngoài ký hợp đồng qua các nhà cung cấp than, Tập đoàn đã làm việc với các nước có nguồn tài nguyên khoáng sản để hợp tác, khai thác, chủ động nguồn nguyên liệu, đảm bảo cho nhà máy điện sau này.

  

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website