Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Còn nhiều dư địa để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang Áo

Áo là quốc gia thuộc Tây Âu có quy mô dân số nhỏ với khoảng 9 triệu người. Mặc dù vậy, với thu nhập bình quân đầu người thuộc nhóm cao nhất châu Âu, Áo luôn là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam tại châu lục này và hiện đang nằm trong nhóm 5 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối EU. 

Trong những năm gần đây, hoạt động thương mại của Việt Nam và Áo ghi nhận tốc độ phát triển tích cực với kim ngạch thương mại hai chiều tăng đều qua các năm. Nếu như trong năm 2009, tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Áo mới chỉ đạt 256,8 triệu USD, năm 2010 đạt 267,4 triệu USD thì đến năm 2013 đã tăng lên 1,95 tỷ USD, đến năm 2019 đã đạt tới hơn 3,6 tỷ USD. Trong năm 2020, mặc dù kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Áo đã giảm xuống 3,2 tỷ USD do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, nhưng vẫn tăng gấp gần 12 lần so với thời điểm 10 năm trước đó. Tính từ năm 2010 đến nay, Việt Nam liên tục xuất siêu sang Áo với mức xuất siêu năm sau cao hơn năm trước.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, riêng trong 5 tháng cuối năm 2020 - sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Áo tiếp tục xu hướng giảm trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, tuy nhiên tốc độ giảm đã chậm lại so với 7 tháng đầu năm. Trong đó, xuất khẩu giảm 10,4% và nhập khẩu giảm 8,6%, thấp hơn so với mức giảm lần lượt là 11,7% và 12,1% trong cả năm 2020.

Mặc dù giảm, nhưng hàng hóa của Việt Nam cũng đã tạo dựng được chỗ đứng trên thị trường Áo khi theo thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Áo từ thị trường Việt Nam lại tăng mạnh. Theo số liệu thống kê của ITC, hoạt động nhập khẩu hàng hóa của Áo trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn trước ảnh hưởng của Covid-19. Riêng trong năm 2020, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của thị trường này đạt 172,2 tỷ USD, giảm 2,5% so với năm 2019. Trong đó, Việt Nam là thị trường nhập khẩu ngoại khối lớn thứ 3 của Áo, chỉ đứng sau thị trường Trung Quốc và Hoa Kỳ. Đáng chú ý, nếu như kim nhập khẩu hàng hóa của Áo từ Trung Quốc và Hoa Kỳ đều giảm rất mạnh trong năm 2020 (giảm lần lượt 40,5% và 55,4%) thì kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam lại tăng tới 184% so với năm 2019, lên gần 3,2 tỷ USD. Đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất trong nhóm 50 thị trường nhập khẩu hàng đầu của Áo (cả nội khối và ngoại khối) trong năm 2020.  

Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Áo năm 2020-2021
(Đơn vị: triệu đô la Mỹ)

Nguồn:  Tổng cục Hải quan

Trong quý I/2021, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Áo tích cực hơn. Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với thị trường Áo đạt 924,9 triệu USD, tăng 3,2% so với quý I/2020. Trong đó, Việt Nam xuất siêu sang Áo đạt 766 triệu USD, tăng 0,3% so với mức 764 triệu USD của cùng kỳ năm 2020.

Về xuất khẩu, trong quý I/2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Áo đạt 845,6 triệu USD, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2020. Mặc dù đã có tín hiệu khả quan hơn, nhưng đây vẫn là mức tăng khá thấp nếu so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu 15% sang toàn khối EU trong cùng thời gian. Nguyên nhân chính là do cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Áo nhìn chung khá hạn chế, trong đó bao gồm nhiều mặt hàng không thiết yếu, nên nhu cầu tiêu thụ của thị trường Áo giảm mạnh trước tác động của dịch Covid-19.

Trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Áo, chiếm chủ yếu là các mặt hàng được xuất khẩu bởi khối doanh nghiệp FDI. Trong đó, sản phẩm điện thoại di động và phụ tùng chiếm gần 80% tỷ trọng, tiếp đến là máy móc, thiết bị phụ tùng, hàng dệt may giày dép, đồ gỗ và các sản phẩm thủ công nghệ.

Trong quý I/2021, kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện sang Áo đạt 845,6 triệu USD, giảm 4,1% (tương đương giảm 28,51 triệu USD) so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 78,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Áo, thấp hơn so với mức 83,43% của cùng kỳ năm 2020. Hiện Việt Nam là thị trường ngoại khối cung cấp điện thoại các loại và linh kiện lớn nhất vào Áo, vượt qua Trung Quốc và Hàn Quốc.

Kim ngạch xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng sang thị trường Áo quý I/2021 đạt 69,6 triệu USD, tăng 40,6% so với cùng kỳ năm 2020 (tương đương tăng 20,09 triệu USD), chiếm 8,23% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này, tăng so với mức 6% của cùng kỳ năm 2020.

Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng còn lại như: hàng dệt may, giày dép các loại, sản phẩm gốm sứ, gỗ và sản phẩm gỗ… chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trên tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Áo.

Với cơ cấu và tỷ trọng mặt hàng xuất khẩu như vậy, có thể nói xuất khẩu hàng hóa sang Áo chưa tận dụng được nhiều cơ hội từ EVFTA. Với những lợi thế về thuế quan sau khi EVFTA có hiệu lực, kỳ vọng  hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Áo sẽ đạt được tốc độ tăng trưởng khả quan hơn trong thời gian tới. Để có thể tận dụng hiệu quả hơn các cam kết thuế quan trong EVFTA và thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Áo, bên cạnh việc nỗ lực gia tăng thị phần đối với các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như: gỗ và sản phẩm gỗ, hàng dệt may hay giày dép, các doanh nghiệp nên cố gắng mở rộng các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường này, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu chủ lực của Việt Nam mà Áo cũng đang có nhu cầu nhập khẩu lớn như cà phê hay hàng thủy sản.

Mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang thị trường Áo giai đoạn sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực

Thị trường

5 tháng cuối năm 2020

So cùng kỳ năm 2019

Năm 2020

So với năm 2019

Quý I/2021

So quý I năm 2020

(USD)

(%)

(USD)

(%)

(USD)

(%)

Tổng

1.222.751.072

-10,4

2.882.427.821

-11,7

845.554.312

1,9

Điện thoại các loại và linh kiện

986.467.939

-14,4

2.338.919.062

-15,1

663.950.870

-4,1

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

86.428.013

38,0

177.222.075

40,4

69.629.129

40,6

Hàng dệt, may

5.030.413

-67,0

22.554.382

-37,0

1.229.972

-79,0

Giày dép các loại

5.919.869

-46,6

18.642.099

-27,5

3.892.792

-23,2

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

6.204.821

137,2

10.366.179

49,2

5.034.648

211,1

Gỗ và sản phẩm gỗ

852.114

-0,1

1.591.231

-11,7

484.339

31,2

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm

10.673

-56,7

42.476

-95,5

 

 

Sản phẩm gốm, sứ

 

 

 

 

146.716

 

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Ở chiều ngược lại, trong quý I/2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Áo đạt 79,4 triệu USD, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn so với mức tăng 15,9% của kim ngạch nhập khẩu từ khối thị trường EU. Trong đó, Việt Nam nhập khẩu từ Áo chủ yếu là máy móc, thiết bị chiếm 27% tổng kim ngạch, tiếp đến là dược phẩm chiếm 21,8% và xơ, sợi dệt các loại chiếm 11,2%.

Trong quý I/2021, thức ăn gia súc và nguyên liệu là mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh nhất, tăng 250,6% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 1,67 triệu USD, chiếm 2,1% trong tổng kim ngạch nhập khẩu từ Áo, cao hơn so với mức 0,72% của cùng kỳ năm 2020.

Nhập khẩu thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh từ thị trường Áo trong quý I/2021 cũng tăng mạnh, tăng 182,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Mặt hàng nhập khẩu chủ lực từ thị trường Áo giai đoạn sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực

Thị trường

5 tháng cuối năm 2020

So cùng kỳ năm 2019

Năm 2020

So với năm 2019

Quý I/2021

So quý I năm 2020

(USD)

(%)

(USD)

(%)

(USD)

(%)

Tổng

136.793.516

-8,6

298.247.042

-12,1

79.410.503

20,5

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

1.631.707

93,1

3.416.735

11,1

1.673.568

250,6

Hóa chất

531.098

-86,0

2.117.724

-71,4

1.019.254

0,6

Nguyên phụ liệu dược phẩm

92.774

-76,2

1.041.653

-49,3

406.210

-22,0

Dược phẩm

31.532.573

-3,0

76.793.320

5,6

17.306.427

-5,0

Giấy các loại

474.186

112,2

903.106

16,9

198.730

12,6

Xơ, sợi dệt các loại

13.676.049

90,6

27.398.793

93,3

8.901.778

37,9

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

1.166.039

45,0

2.006.119

36,5

526.550

1,1

Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh

1.627.474

4,2

2.639.541

-67,1

1.931.471

182,8

Sắt thép các loại

503.369

-80,5

4.618.554

-37,3

451.729

-70,0

Sản phẩm từ sắt thép

3.970.142

50,6

8.549.899

39,6

1.738.532

-41,2

Kim loại thường khác

1.011.259

-55,1

3.129.975

-43,4

548.606

-57,3

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

2.947.651

-37,3

7.163.463

-29,6

1.186.381

-45,8

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

45.718.626

-15,7

93.829.845

-25,9

21.412.700

33,7

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan


Nguồn:Chuyên san EVFTA với thương mại Việt Nam - số Quý I/2021 Copy link

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website