Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Quý I/2021, thương mại Việt Nam - EU tăng trưởng khả quan

Hiệp định EVFTA tiếp tục tác động tích cực đến hoạt động thương mại giữa Việt Nam và EU khi tăng trưởng kim ngạch thương mại 2 chiều trong quý I/2021 cao hơn nhiều so với mức tăng của 5 tháng cuối năm 2020 (Sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực) và năm 2020. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, quý I/2021 kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và EU đạt 13,6 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2020.

Kim ngạch thương mại 2 chiều giữa Việt Nam và EU trong quý I/2021

 

5 tháng cuối năm 2020 (Nghìn USD)

So với cùng kỳ năm 2019 (%)

Năm 2020 (Nghìn USD)

So với năm 2019 (%)

Quý I/2021 (Nghìn USD)

So với quý I/2020 (%)

Tổng

22.187

4,43

49.787

-0,09

13.642

15,0

Xuất khẩu

15.623

3,84

35.139

-1,79

9.65

14,7

Nhập khẩu

6.565

5,84

14.648

4,24

3.992

15,9

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Về xuất khẩu: Theo thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU quý I/2021 đạt 9,65 tỷ USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là mức tăng trưởng đáng ghi nhận khi nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của khu vực vẫn giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2020 trong bối cảnh kinh tế EU vẫn đối mặt với nhiều khó khăn bởi dịch Covid-19 diễn biến khó lường, ảnh hưởng đáng kể đến nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của người tiêu dùng EU. Theo thống kê của Eurostat, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của EU trong 2 tháng đầu năm 2021 giảm 10,3% so với cùng kỳ năm 2020. Mức tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU trong quý I/2021 so với quý I/2020 cao hơn nhiều so với mức tăng 3,8% trong 5 tháng cuối năm 2020 so với cùng kỳ năm 2019 và mức giảm 1,8% của cả năm 2020 so với năm 2019. Điều này cho thấy trong quý I/2021 các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục tận dụng tốt các ưu đãi từ Hiệp định EVFTA khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU.

Trong quý I/2021, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang hầu hết các thị trường lớn trong Liên minh châu Âu tăng so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sang Hà Lan, Italia, Bỉ, Ba Lan... tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020; trong khi xuất khẩu sang một số thị trường nhỏ trong khối như Thụy Điển, Rumani, Lítva... giảm. So với 5 tháng cuối năm 2020 và cả năm 2020, xuất khẩu hàng hóa sang hầu hết các thị trường như: Hà Lan, Italia, Bỉ, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Phần Lan... tiếp tục tăng trưởng, trong khi xuất khẩu sang thị trường Đức, Thụy Điển kém khả quan hơn.

Thị trường xuất khẩu của Việt Nam trong khối EU quý I/2021

Thị trường

5 tháng cuối năm 2020
(Nghìn USD)

So với cùng kỳ năm 2019 (%)

Năm 2020 (Nghìn USD)

So với năm 2019 (%)

Quý I/2021 (Nghìn USD)

So với quý I/2020 (%)

Tổng

15.622.518

3,8

35.138.998

-1,8

9.649.757

14,7

Hà Lan

3.164.959

3,2

6.999.293

1,7

1.911.055

17,7

Đức

2.848.377

6,1

6.644.048

1,4

1.695.615

0,4

Italia

1.369.670

-1,3

3.117.383

-9,4

956.889

26,1

Áo

1.222.751

-10,5

2.882.428

-11,8

845.554

1,9

Pháp

1.404.073

-8,4

3.296.985

-12,4

800.696

3,8

Bỉ

1.003.900

-3,8

2.314.806

-9,2

751.879

36,5

Tây Ban Nha

932.518

-18,3

2.130.121

-21,6

564820

2,4

Ba Lan

845.514

22,6

1.774.044

18,4

540.609

40,5

Slovakia

634.767

69,5

1.165.700

27,7

288.543

55,5

Thụy Điển

455.703

-6,2

1.126.706

-4,8

270.550

-7,5

Hunggary

500.403

167,7

925.093

126,7

180.118

24,4

Cộng Hoà Séc

204.978

108,2

424.469

102,6

131.673

51,2

Bồ Đào Nha

175.164

5,6

376.132

-4,8

130.754

42,2

Hy Lạp

113.589

-4,2

259.291

-4,8

87.554

24,3

Phần Lan

49.519

1,5

140.892

17,9

87.271

181,7

Đan Mạch

123.180

-11,2

295.013

-12,3

84.172

13,3

Slovenia

140.542

1,1

284.136

-17,0

84.021

38,3

Látvia

103.379

15,2

209.935

2,7

54.321

2,8

Ai Len

93.097

80,5

172.580

16,6

42.652

37,6

Rumani

81.120

7,2

220.198

13,6

41740

-15,7

Luxembua

29.879

36,0

64.880

27,1

22.295

66,0

Bungari

24.120

0,2

58.239

-0,3

22.241

73,1

Lítva

43.362

-18,5

105.133

-10,5

21.858

-18,4

Croatia

15.397

-46,8

50.413

-40,1

14.823

-1,3

Estonia

17.247

43,4

48.853

53,2

8.509

27,1

Síp

15.642

6,1

38.132

3,4

7.782

-2,2

Manta

9.667

108,5

14.095

38,4

1.763

-9,1

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Theo mặt hàng, xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU quý I/2021 tăng so với quý I/2020 do xuất khẩu nhiều mặt hàng tăng mạnh như: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; Giày dép các loại; Sắt thép các loại; Phương tiện vận tải và phụ tùng... Trong khi đó, xuất khẩu mặt hàng có kim ngạch lớn nhất là điện thoại các loại và linh kiện lại giảm.

Hiệp định EVFTA đã hỗ trợ xuất khẩu nhiều nhóm mặt hàng sang thị trường EU khi tốc độ tăng trưởng quý I/2021 khả quan hơn so với 5 tháng cuối năm 2020 và cả năm 2020 như: Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; Giày dép các loại; Sắt thép các loại; Sản phẩm từ sắt thép; Gỗ và sản phẩm từ gỗ...

Quý I/2021 xuất khẩu sắt thép các loại là mặt hàng có mức tăng kim ngạch xuất khẩu cao nhất, tăng tới 566,1%, sau khi tăng 46,7% trong 5 tháng cuối năm 2020, sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực. Kim ngạch xuất khẩu sắt thép các loại sang EU tăng do xuất khẩu thị trường Bỉ, Italia và Tây Ban Nha tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020. Mức tăng trưởng này cho thấy các doanh nghiệp ngành thép đã ngày càng quan tâm khai thác thị trường EU và đã tận dụng tốt những ưu đãi mà Hiệp định EVFTA mang lại. Theo cam kết trong Hiệp định EVFTA,  thuế suất nhập khẩu sắt thép các loại của EU từ Việt Nam hầu hết đã về 0%, trừ 3 mã hàng 72024910; 72024950 và 72024990 có lộ trình giảm thuế B7.

Chất dẻo nguyên liệu là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU cao thứ 2 trong quý I/2021, tăng 334,1%, sau khi tăng 283,5% trong 5 tháng cuối năm 2020, sau khi Hiệp định có hiệu lực. Mức tăng trưởng liên tục cải thiện cho thấy mặt hàng chất dẻo nguyên liệu của Việt Nam đang từng bước thâm nhập thị trường EU và bước đầu đã thành công nhờ những ưu đãi từ Hiệp định EVFTA. Theo cam kết từ phía EU , thuế nhập khẩu các chủng loại chất dẻo nguyên liệu của khu vực từ thị trường Việt Nam đều giảm từ mức 6,5% về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực.  Bên cạnh đó, khác với nhóm hàng dệt may, thủy sản…, EVFTA quy định về tiêu chí xuất xứ khá linh hoạt đối với nhóm hàng chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm từ chất dẻo. Theo Hiệp định cho phép sử dụng tối đa 50% nguyên liệu không có xuất xứ trong quá trình sản xuất hoặc tiêu chí xuất xứ là chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp độ 4 số, trong đó cho phép được sử dụng tối đa 20% nguyên liệu không xuất xứ cùng nhóm (4 số) với sản phẩm.

Đáng chú ý, xuất khẩu mặt hàng giày dép các loại và hàng dệt may sang thị trường EU quý I/2021 đã tăng trở lại sau khi gặp khó khăn trong năm 2020. Theo đó, quý I/2021 kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại sang thị trường EU đạt 1,07 tỷ USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm 2020, phục hồi mạnh so với mức giảm 12,4% trong 5 tháng cuối năm 2020 và so với mức giảm 13,7% của cả năm 2020.

Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản sang thị trường EU quý I/2021 đã cải thiện đáng kể như mặt hàng cao su, gạo và chè; nhưng xuất khẩu cà phê, hạt điều giảm. Tuy nhiên, xuất khẩu mặt hàng cà phê và hạt điều giảm chủ yếu do nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng này của EU giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2020.

Quý I/2021, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cao su sang thị trường EU đạt 39 triệu USD, tăng 79,3% so với cùng kỳ năm 2020 do nhu cầu nhập khẩu của thị trường phục hồi và giá cao su tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu gạo sang EU trong quý I/2021 tăng 40,3% so với cùng kỳ năm 2020 cho thấy các doanh nghiệp ngành gạo đã tận dụng tốt những ưu đãi từ Hiệp định EVFTA. Theo cam kết trong EVFTA, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo (thuế 0%) đối với gạo xay xát và gạo thơm, đồng thời xóa bỏ thuế đối với tấm trong 5 năm.

Mặt hàng xuất khẩu sang thị trường EU quý I/2021

Mặt hàng

5 tháng cuối năm 2020 (Nghìn USD)

So với cùng kỳ năm 2019 (%)

Năm 2020 (Nghìn USD)

So với năm 2019 (%)

Quý I/2021 (Nghìn USD)

So với quý I/2020 (%)

Tổng

15.622.396

3,8

35.138.876

-1,8

9.649.757

14,7

Điện thoại các loại và linh kiện

3.574.779

-14,5

8.520.737

-16,6

1.990.749

-18,9

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

2.968.279

53,8

5.767.906

32,4

1.440.197

38,1

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

1.273.582

24,8

2.760.861

25,0

1.125.737

69,0

Giày dép các loại

1.638.696

-12,4

3.797.489

-13,7

1.068.929

18,3

Hàng dệt, may

1.399.223

-6,9

3.075.190

-11,7

665.989

3,1

Sắt thép các loại

109.019

46,7

199.661

-6,5

274.557

566,1

Cà phê

306.783

-20,3

982.706

-9,4

268.225

-23,7

Phương tiện vận tải và phụ tùng

323.029

31,5

692.013

0,7

256.033

32,4

Sản phẩm từ sắt thép

208.324

7,7

494.406

2,4

192.554

76,1

Hàng thủy sản

434.693

9,1

914.516

-5,5

179040

1,8

Gỗ và sản phẩm gỗ

224.298

-10,8

519.705

-9,3

186.589

17,2

Túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù

276.070

-23,7

719.531

-16,4

169.901

-6,6

Sản phẩm từ chất dẻo

200.468

3,4

458.149

-3,6

128.362

22,1

Hạt điều

271.392

-9,3

673.758

3,4

116.774

-21,2

Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận

136.744

20,2

358.441

57,5

80.407

1,4

Sản phẩm từ cao su

61.007

56,9

127.152

39,7

47.888

89,7

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

68.812

-22,4

172.940

-13,4

45.038

11,5

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm

70.533

33,8

146.387

18,0

44.265

26,3

Cao su

52.595

-2,2

92.564

-15,9

38.988

79,3

Hàng rau quả

 74.276

6,8

 181.597

4,7

 39.781

-5,3

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

44.742

-7,1

102.708

-3,2

26.469

5,2

Hạt tiêu

32.738

15,2

84.020

-2,9

20.239

5,9

Sản phẩm gốm, sứ

33.290

2,8

65.941

1,9

20.234

22,7

Hóa chất

18.669

40,3

54.700

42,6

17.041

34,0

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

33.548

25,4

60.222

15,7

15.828

14,3

Chất dẻo nguyên liệu

15.611

283,5

29.897

56,3

13.275

334,1

Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ

13.529

1,2

31.612

-14,4

11.981

4,2

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

16.156

23,1

31.034

0,2

9.758

82,4

Xơ, sợi dệt các loại

15.247

-8,0

28.877

-25,6

9.035

-5,6

Kim loại thường khác và sản phẩm

11.871

22,3

26.948

18,2

8.689

10,9

Vải mành, vải kỹ thuật khác

9.917

-5,6

17.732

-41,0

7.701

22,2

Dây điện và dây cáp điện

5.065

14,9

11.099

-8,9

3.892

29,1

Sản phẩm hóa chất

6.687

31,5

15.995

26,0

3.532

-10,7

Gạo

5.225

3,7

12.869

20,5

3.196

40,3

Giấy và các sản phẩm từ giấy

1.502

-51,1

4.762

-19,5

1.084

-31,4

Chè

682

-24,5

1.228

-25,8

483

271,8

Than các loại

 

 

 

 

176

 

Hàng hóa khác

1.713.160

13,1

3.974.169

7,6

1.134.513

30,8

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Dự báo: Trong thời gian tới, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU sẽ tiếp tục phục hồi khi tình hình kinh tế EU có dấu hiệu cải thiện và sự hỗ trợ của Hiệp định EVFTA. Tuy nhiên, xuất khẩu hàng hóa cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khi diễn biến dịch Covid-19 tại Liên minh châu Âu vẫn còn phức tạp. Trong bối cảnh đó, chi phí logistics, nguyên liệu nhập khẩu tăng cao cũng ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU. Tình trạng thiếu container rỗng, chi phí vận chuyển tăng cao làm giảm lợi thế so sánh của hàng hóa Việt Nam khi thực thi Hiệp định EVFTA.

Về nhập khẩu: Quý I/2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường EU đạt 3,99 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2020. Mức tăng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường EU trong quý I/2021 cao hơn hẳn so với mức tăng kim ngạch của 5 tháng cuối năm 2020 và cả năm 2020.

Quý I/2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ hầu hết các thị trường lớn trong khối tăng so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Ailen chậm lại so với vài năm gần đây.

Thị trường cung cấp hàng hóa cho Việt Nam trong khối EU quý I/2021

Mặt hàng

5 tháng cuối năm 2020 (Nghìn USD)

So với cùng kỳ năm 2019 (%)

Năm 2020 (Nghìn USD)

So với năm 2019 (%)

Quý I/2021 (Nghìn USD)

So với quý I/2020 (%)

Tổng

6.564.566

5,8

14.648.052

4,2

3.991.824

15,9

Ai Len

1.868.053

32,2

4.060.581

62,6

1.111.951

13,6

Đức

1.503.048

1,7

3.347.535

-9,6

834.010

13,8

Italia

647.515

-16,0

1.511.124

-19,5

444.830

12,4

Pháp

669.721

-5,3

1.520.125

-4,7

410.867

18,6

Hà Lan

300.385

9,2

656.950

-0,6

155.454

6,9

Hunggary

190.660

16,9

371.835

10,1

155.078

126,8

Tây Ban Nha

231.743

4,8

526.467

-2,5

140.117

17,0

Bỉ

206.670

-0,9

473.825

-15,3

107.802

-11,2

Ba Lan

148.691

8,8

340.615

13,9

101.841

33,5

Thụy Điển

142.052

-3,9

352.431

-5,5

91.547

8,3

Áo

136.794

-8,6

298.247

-12,1

79.411

20,5

Đan Mạch

93.622

12,7

203.686

-16,5

54.981

16,1

Phần Lan

76.866

-40,5

196.643

-20,6

51.109

-4,5

Bồ Đào Nha

42.234

16,7

94.772

-9,3

39.245

64,2

Rumani

29.846

-13,7

68.196

1,1

38.141

62,3

Cộng Hoà Séc

57.427

-1,5

130.263

6,0

36.726

9,8

Hy Lạp

32.996

-1,7

77.692

-25,2

22.828

0,1

Bungari

24.425

11,3

60.513

21,5

22.225

21,7

Slovakia

21.913

38,4

47.058

5,7

19.349

107,1

Luxembua

18.668

-23,9

45.852

0,4

12.129

-17,7

Croatia

12.941

-6,3

25.714

-19,8

11.011

124,1

Síp

30.927

54,6

61.310

36,9

10.933

-18,7

Manta

19.514

85,2

39.013

43,4

10.728

7,6

Slovenia

33.874

25,9

76.710

10,3

10.326

-37,4

Lítva

6.426

29,6

26.127

72,2

9.646

210,5

Látvia

9.520

-2,3

18.378

-28,5

5.937

-53,6

Estonia

8.034

-2,7

16.389

-36,7

3.605

33,0

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Quý I/2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ EU tăng khi nhập khẩu nhiều mặt hàng tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, nhập khẩu nhóm hàng máy móc, thiết bị và nhiều mặt hàng nguyên liệu sản xuất tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020. Bên cạnh đó, nhập khẩu các mặt hàng cần kiểm soát nhập khẩu như: chế phẩm thực phẩm; chất thơm,  phẩm và chế phẩm vệ sinh; hàng điện gia dụng và linh kiện cũng tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020.

So với 5 tháng cuối năm 2020 và cả năm 2020, tăng trưởng nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, dược phẩm, sản phẩm từ kim loại thường... trong quý I/2021 chậm lại. Trong khi đó, các doanh nghiệp đẩy mạnh nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; thức ăn gia súc và nguyên liệu; chất dẻo nguyên liệu...

Dự báo, trong thời gian tới nhập khẩu máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng và các mặt hàng nguyên liệu từ thị trường EU sẽ tiếp tục tăng. Với những ưu đãi về thuế quan và sự tin tưởng của người tiêu dùng, nhập khẩu các mặt hàng: chế phẩm thực phẩm; chất thơm,  phẩm và chế phẩm vệ sinh; hàng điện gia dụng và linh kiện từ thị trường EU cũng sẽ tăng; Tuy nhiên, do giá thành cao nên kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng tiêu dùng này từ thị trường EU vẫn sẽ chỉ chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam.

Mặt hàng nhập khẩu từ thị trường EU quý I/2021

Mặt hàng

5 tháng cuối năm 2020 (Nghìn USD)

So với cùng kỳ năm 2019 (%)

Năm 2020 (Nghìn USD)

So với năm 2019 (%)

Quý I/2021 (Nghìn USD)

So với quý I/2020 (%)

Tổng

6.564.749

5,8

14.648.052

4,2

3.991.824

15,9

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

1.923.646

37,3

4.078.618

63,6

1.140.250

17,3

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

1.382.922

-11,2

3.075.043

-15,9

835.287

19,1

Dược phẩm

726.600

17,3

1.747.167

15,1

354.065

-6,7

Sản phẩm hóa chất

201.904

-6,6

503.103

-0,4

126.465

4,0

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

136.206

33,6

285.048

9,6

110.391

105,7

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

112.255

-19,7

265.952

-30,5

77980

0,5

Chất dẻo nguyên liệu

84.995

-15,0

210.034

-9,9

66.373

14,5

Phương tiện vận tải khác và phụ tùng

105.221

22,0

182.204

-18,9

61.382

9,4

Gỗ và sản phẩm gỗ

68.447

-1,4

161.488

-16,8

56.237

71,0

Sản phẩm từ sắt thép

86.966

12,4

193.064

6,0

47.656

0,5

Hóa chất

73.078

-3,8

178.517

-6,9

46.005

15,9

Sữa và sản phẩm sữa

63.201

-41,4

189.995

-11,6

39.624

-8,2

Linh kiện, phụ tùng ô tô

38.836

-55,4

111.302

-49,1

36.777

-1,4

Sản phẩm từ chất dẻo

52.681

-6,4

127.788

-7,6

34.204

15,1

Vải các loại

53.591

-8,7

133.553

-16,2

33.784

1,9

Chế phẩm thực phẩm khác

34.294

28,6

75.337

21,9

23070

68,1

Chất thơm,  phẩm và chế phẩm vệ sinh

32.710

-0,3

70.675

-7,5

21.699

39,3

Ô tô nguyên chiếc các loại

20.288

-48,1

56.032

-43,0

20.141

15,1

Kim loại thường khác

29.799

69,3

49.188

16,6

19.221

232,5

Giấy các loại

28.204

-21,0

75.785

-2,7

18.509

-7,5

Thuốc trừ sâu và nguyên liệu

30.606

39,6

70.278

11,8

16290

23,4

Sắt thép các loại

39.985

-38,6

89.973

-49,1

15.309

-29,3

Xơ, sợi dệt các loại

14.736

84,8

30.044

88,9

10.039

42,2

Nguyên phụ liệu dược phẩm

11.418

-22,0

33.489

-21,3

9.605

20,0

Cao su

11.065

1,9

24.802

-4,6

9.581

28,1

Hàng thủy sản

14.493

3,0

35.847

8,6

8.748

0,8

Sản phẩm từ cao su

17.351

3,0

38.064

-6,3

8.597

0,1

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

16.369

-51,0

47.863

-39,1

8.345

-45,2

Phân bón các loại

16.475

23,3

38.815

32,2

5.991

-44,5

Sản phẩm khác từ dầu mỏ

10.647

-7,2

23.070

-16,1

5.781

10,5

Dây điện và dây cáp điện

10.369

25,5

28.655

-4,7

5740

13,8

Hàng điện gia dụng và linh kiện

6.742

-23,7

14.378

-37,3

4.047

25,6

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

6.144

-34,1

12.889

-23,6

3.078

5,5

Sản phẩm từ kim loại thường khác

6.981

-16,8

15.243

-4,6

2.667

-26,8

Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh

1.877

4,9

3.118

-63,3

2.113

172,1

Sản phẩm từ giấy

2.549

-7,3

6.591

1,3

1.489

-13,7

Phế liệu sắt thép

16.815

1566,3

16.903

0,1

1.152

598,0

Quặng và khoáng sản khác

2.248

43,9

6.765

36,7

921

-63,2

Nguyên phụ liệu thuốc lá

3.207

19,6

6.549

19,2

97

-85,7

Điện thoại các loại và linh kiện

86

-76,0

139

-73,2

 

 

Hàng hóa khác

1.068.742

2,7

2.334.680

-5,1

703.113

24,9

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan


Nguồn:Chuyên san Thương mại EU - Việt Nam Copy link

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website