Chương trình bình ổn giá thị trường năm 2012: Hiệu ứng xã hội lớn
Bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu
Năm 2012, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên với sự chỉ đạo sát sao và quyết liệt của Chính phủ, sự chủ động của các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp trong việc triển khai công tác bình ổn thị trường giá cả, thị trường hàng hóa, đặc biệt là trong dịp tết Quý Tỵ được đánh giá khá ổn định, góp phần kiềm chế mức tăng chỉ số giá chung của cả nước.
Đánh giá một số nét nổi bật của Chương trình trong năm qua, Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa cho rằng: Việc triển khai Chương trình tiếp tục được mở rộng về quy mô với hình thức ngày càng đa dạng, phương thức thực hiện ngày càng được cải tiến đem lại hiệu quả cao hơn. Mức độ xã hội hóa của Chương trình ngày càng mạnh mẽ. Chương trình tiếp tục được nhân rộng, phát huy vai trò định hướng dẫn dắt giá hàng hóa, tạo mặt bằng giá tương đối ổn định. Bên cạnh đó Chương trình đã góp phần phát triển hệ thống phân phối, chú trọng cho các đối tượng có thu nhập thấp tại các khu công nghiệp và khu vực nông thôn, giúp người dân tiếp cận được hàng Việt chất lượng đảm bảo, giá cả hợp lý.
Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa chủ trì Hội nghị |
Từ thực tế triển khai Chương trình và qua đánh giá của các địa phương, ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước cho biết: Chương trình đạt được nhiều kết quả tích cực, đặc biệt là việc bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu. Chương trình đã góp phần tăng cung trong những dịp tiêu dùng cao điểm, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân với giá bán hợp lý. Thông qua Chương trình, mô hình kết nối giữa Nhà sản xuất – Doanh nghiệp phân phối – Người tiêu dùng đã được hình thành, phát triển, tạo lập được chuỗi sản xuất, cung ứng bền vững. Sự liên kết này vừa đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng với cơ hội tiếp cận hàng hóa với giá hợp lý, chất lượng đảm bảo, lại góp phần tạo điều kiện sản xuất, tạo đầu ra ổn định, bảo đảm lợi ích cho người sản xuất, qua đó tạo nguồn cung ổn định, bền vững cho thị trường.
Chương trình là một trong những công cụ để các địa phương chủ động trong công tác điều tiết cung cầu, bình ổn thị trường, hạn chế hành vi găm hàng, tăng giá tùy tiện, góp phần giảm áp lực tăng giá trong các dịp cao điểm. Đồng thời việc triển khai Chương trình mạnh mẽ tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo ra sức lan tỏa lớn cho cả khu vực và trên cả nước, góp phần thực hiện tốt mục tiêu kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội.
Ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước |
Theo đánh giá của nhiều ý kiến tại Hội thảo, Chương trình đã thúc đẩy sản xuất kinh doanh và góp phần phát triển mạng lưới phân phối hàng hóa, đặc biệt là mạng lưới bán hàng bình ổn tại các khu vực tập trung người lao động có mức thu nhập thấp và trung bình, người dân nông thôn, vùng sâu vùng xa, tổ chức bán hàng lưu động, đưa hàng về nông thôn và các huyện ngoại thành, vùng núi. Việc hỗ trợ vốn vay với lãi suất ưu đãi đã giảm bớt khó khăn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động trong việc khai thác nguồn hàng, ký kết hợp đồng sản xuất, dự trữ, quay vòng vốn cũng như mở rộng mạng lưới bán hàng trên thị trường. Qua đó góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và lưu thông hàng hóa.
Nhiều đại biểu cũng nhất trí cho rằng, Chương trình đã góp phần đảm bảo an sinh xã hội nhất là với các đối tượng dân cư có thu nhập thấp, hưởng ứng tích cực Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động. Các hoạt động trong Chương trình như: tổ chức các chuyến bán hàng lưu động, đưa hàng Việt về nông thôn, các điểm bán hàng bình ổn tại các khu công nghiệp, các huyện ngoại thành, vùng núi, vùng sâu, vùng xa đã góp phần đảm bảo an sinh xã hội nhất là đối với những đối tượng dân cư có thu nhập thấp.
Một kết quả nổi bật nữa của Chương trình đó là nâng cao ý thức trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp tự nguyện tham gia Chương trình mà không cần sự hỗ trợ về vốn của Nhà nước. Điều này cho thấy việc gắn trách nhiệm xã hội với lợi ích cộng đồng của các doanh nghiệp tham gia chương trình tiếp tục được nâng cao.
Bên cạnh những mặt đạt được thì các đại biểu cũng chỉ ra một số điểm hạn chế của Chương trình như: hàng hóa được thực hiện bình ổn mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của thị trường. Diện mặt hàng bình ổn còn hạn hẹp. Số lượng các điểm bán hàng tuy tiếp tục được mở rộng nhưng phân bố còn chưa đồng đều, nhất là tại các vùng sâu vùng xa. Công tác thông tin tuyên truyền còn hạn chế dẫn đến việc phản ánh về Chương trình trên một số phương tiện thông tin đại chúng còn phiến diện, chưa đầy đủ, ảnh hưởng tới ý nghĩa của Chương trình.
Duy trì, nâng cao hiệu quả Chương trình
Năm 2013 được dự báo vẫn là một năm nhiều khó khăn, thách thức, tình hình sản xuất kinh doanh vẫn chậm được cải thiện, nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm như giá sản phẩm đầu vào tăng, giá sản phẩm đầu ra thấp, về lâu dài có thể ảnh hưởng tới nguồn cung hàng hóa. Trong bối cảnh đó, theo Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa, việc duy trì và nâng cao hơn nữa hiệu quả của Chương trình bình ổn thị trường, giá cả là điều cần thiết, tuy nhiên cần tập trung theo hướng phát triển chuỗi cung ứng hàng hóa thông qua tăng cường kết nối giữa các chủ thể tham gia nhằm tạo lập nguồn cung bền vững cho thị trường. Chương trình cần tiếp tục nhận được sự quan tâm sâu sát hơn từ Chính phủ, các Bộ ngành và chính quyền địa phương. Theo đó, cần có chính sách ổn định kinh tế vĩ mô (lãi suất, tỷ giá, kiểm soát tốt giá các yếu tố đầu vào…), thực hiện tốt việc ngăn chặn hàng ngoại nhập lậu nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, bảo đảm nguồn hàng. Quan tâm hỗ trợ công tác dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường, chú ý đối với các địa phương thường xuyên bị bão lũ. Tạo điều kiện về mặt chủ trương cho các địa phương thực hiện Chương trình. Khuyến khích việc xã hội hóa Chương trình thông qua các chính sách ưu đãi về thuế, mặt bằng, hỗ trợ thông tin tuyên truyền đối vơus các đơn vị tham gia Chương trình không nhận vốn vay từ ngân sách hoặc tạo điều kiện để các doanh nghiệp được vay với lãi suất ưu đãi từ ngân hàng thương mại trên địa bàn.
Thứ trưởng cũng cho rằng, Nạp Tiền 188bet và Bộ Tài chính cần cung cấp thông tin về cung cầu, giá cả hàng hóa nhằm giúp các địa phương linh hoạt hơn trong việc tạo lập nguồn hàng, bình ổn thị trường. Bộ kế hoạch và Đầu tư, Nạp Tiền 188bet , Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh trong đầu tư cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn cần ưu tiên bảo đảm mặt bằng kinh doanh cho các điểm bán hàng bình ổn. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các địa phương thực hiện đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của các địa phương đồng thời giám sát việc giải ngân vốn vay của các địa phương. Bộ Thông tin và truyền thông phối hợp với các bộ, ngành chức năng cần chú trọng công tác thông tin tuyên truyền nhằm tạo sự đồng thuận và thống nhất trong xã hội về mục đích, ý nghĩa của chương trình, hạn chế thông tin cá biệt, không đầy đủ, thông tin thiếu kiểm chứng làm ảnh hưởng tới hiệu quả, ý nghĩa của chương trình.