Xuất khẩu gạo của Việt Nam vào Mexico
Theo số liệu của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), Mexico xếp thứ 34 trong tổng số 100 nước sản xuất lúa gạo trên thế giới, tuy nhiên nước này vẫn phải nhập khẩu 75% về nhu cầu gạo, trong đó có gạo của Việt Nam.
Mexico có xu hướng giảm sản xuất lúa trong nước, dẫn đến giảm tốc độ tăng trưởng 2,3% mỗi năm, từ sản lượng 367.000 tấn vào năm 1995, xuống còn 291.100 tấn vào năm 2005. Đến năm 2013, sản lượng lúa sản xuất trong nước chỉ còn 180.000 tấn. Lúa nước được gieo trồng tập trung tại 4 bang ven biển Trung - Nam bộ của Mexco: Nayarit (20%), Campeche (19%), Veracuruz (15%) và Michoacan (14%). Mexico có 2 vụ sản xuất lúa nước chính: Thu – Đông và Xuân – Hè. Đối với lúa canh tác chủ động tưới tiêu, năng suất dao động từ 7 – 10 tấn/ha. Đối với lúa gieo trồng tự nhiên, không được tưới nước, sản lượng thấp chỉ đạt từ 2 – 4,5 tấn/ha.
Về nhu cầu tiêu thị gạo của Mexico, trung bình 1 triệu 200 ngàn tấn mỗi năm, với giá trị là 5.400 triệu peso (khoảng 432 triệu USD), trong đó 90% số lượng gạo tiêu thụ trong nước phải nhập khẩu, trong số này có 75% là nhập khẩu dưới dạng thóc dùng để xay xát, 25% còn lại là nhập khẩu gạo trắng. Mexcio tiêu thụ gạo bình quân Mexico là 6 kg/người/năm. Nhu cầu thị trường Mexico tiêu thụ 90% là gạo hạt dài 5% tấm (nhập khẩu), 9% là hạt thô (sản xuất trong nước) và 1% là gạo Morelos.
Gạo Việt Nam được bán trong chuỗi siêu thị Chedraui, Mexico
Năm 2013 Mexico nhập khẩu gạo xay xát đánh bóng, hạt dài, 5% tấm với tổng số 186.252 tấn. Trong đó nhập từ 6 quốc gia chủ yếu: Hoa Kỳ: 101.961 tấn, chiếm 54,74%; Uruguay: 46.728 tấn, chiếm 25,08%; Pakistan: 22.405 tấn, chiếm 12,02%; Việt Nam: 12.372 tấn, chiếm 6,64%; Ấn Độ: 2.208 tấn, chiếm 1,18%; Thái Lan: 403 tấn, chiếm 0,21% và các quốc gia khác: 175 tấn, chiếm 0,09%.
Về việc nhập khẩu thóc, hiện nay Mexico, duy nhất từ Hoa Kỳ. Năm 2013, Mexico nhập khẩu 738.211 tấn thóc. Đối với việc xuất khẩu thóc của Việt Nam, ngày 06/12/2013 tại Thủ đô Mexico, Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Mexico, đã phối hợp với Hội đồng Lúa gạo Mexico (Consejo Mexicano de Arroz – CMA), tổ chức buổi tọa đàm về tình hình sản xuất lúa và xuất nhập khẩu gạo giữa Việt Nam và Mexico. Sau buổi tọa đàm này, CMA Mexico đã có chủ trương nhập khẩu thóc của Việt Nam. Từ ngày 9 – 14/03/2014, Thương vụ đã bố trí cho Hội đồng Lúa gạo Mexico và 2 doanh nghiệp SCHETTINO và IPACPA của Mexico, thăm và làm việc với Nạp Tiền 188bet
(Cục XNK và Vụ Thị trường châu Mỹ), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Cục Bảo vệ Thực vật), Hiệp hội Lương thực Việt Nam, tỉnh An Giang và một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Biểu đồ sản xuất lúa gạo tại Mexico
Sau chuyến đi này, Cục Bảo vệ Thực vật Việt Nam đã chuyển tài liệu kỹ thuật Cục Bảo vệ Thực vật Mexico, thuộc Tổng Cục quản lý Vệ sinh, An toàn và Chất lượng Thực phẩm (SENASICA) Mexico, nghiên cứu đánh giá về rủi ro dịch bệnh (Pest Risk Analysis). Sau khi cơ quan này thẩm định tài liệu xuất khẩu thóc của Việt Nam, nếu không có rủi ro về sâu bệnh lây truyền cho lúa của Mexico, Việt Nam có thể xuất khẩu thóc vào Mexico. Nếu mở ra được việc này, việc xuất khẩu thóc vào Mexico, sẽ là hướng đi mới cho ngành nông nghiệp Việt Nam, là mặt hàng xuất khẩu mới, góp phần giải quyết được đầu ra cho bà con nông dân.
Về chính sách tự do hóa thương mại mặt hàng gạo tại Mexico:
Trước năm 2008, Mexico áp dụng biểu thuế nhập khẩu gạo là 20%. Tuy nhiên do mặt hàng gạo là lương thực thông thường của người dân, nên sau năm 2008, Mexico đã xóa bỏ thuế nhập khẩu gạo, còn 0%.
Sau khi chính phủ Mexico áp dụng chính sách tự do thương mại trong việc nhập khẩu gạo, diện tích trồng trọt lúa nước giảm từ 269.840 ha (năm 2005), còn 32.710 ha (năm 2012), giảm (-) 87,9%. Về sản lượng thóc cũng giảm tương ứng từ 807.000 tấn (2005), xuống 145.000 tấn (2012), giảm (-) 82,0%. Trong khi đó tổng nhu cầu tiêu thụ gạo tại Mexico tăng từ 850.000 tấn (2005), lên 1.106.000 tấn (2012), tăng (+) 30,2%.
Nguyên nhân khiến cho số lượng nhập khẩu thóc - gạo tại Mexico tăng lên gần 1.2 triệu tấn vào năm 2013, do giá nhập khẩu thóc và gạo thấp hơn giá sản xuất trong nước. Ví dụ giá gạo nhập khẩu từ châu Á (Pakistan, Việt Nam và Thái Lan) rẻ hơn gạo nhập khẩu từ Mỹ 100USD/tấn, rẻ hơn gạo sản xuất trong nước khoảng 200 USD/tấn.
Từ năm 2012 về trước, Việt Nam chưa xuất khẩu gạo vào Mexico. Trong năm 2013, Việt Nam chỉ xuất được 12,37 ngàn tấn gạo trắng xay xát vào Mexico xếp thứ 4, sau Hoa Kỳ (101,96 ngàn tấn), Uruguay (46,72 ngàn tấn), Pakistan (22,40 ngàn tấn), trên tổng số nhập khẩu gạo cả năm 2013 của Mexico là 186,25 ngàn tấn.
Tính đến hết tháng 11/2014 (số liệu cập nhật tại thời điểm 31/12/2014), Mexico nhập khẩu tổng số 224,38 ngàn tấn gạo trắng xay xát. Trong đó nhập khẩu chủ yếu từ 4 quốc gia lần lượt là: Hoa Kỳ: 75,13 ngàn tấn; Việt Nam là 66,41 ngàn tấn; Uruguay: 48,32 ngàn tấn và Thái Lan: 34,43 ngàn tấn. Việt Nam đã vượt lên Urugay và Thái Lan, xếp thứ hai sau Hoa Kỳ, trong việc xuất khẩu gạo vào Mexico. Kết quả đạt được như trên, là do sự chủ động của các doanh nghiệp trong nước, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và đóng góp của Thương vụ. Đặc biệt, từ ngày 24/05 - 03/06/2014, Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Mexico và Hiệp hội Lương thực Việt Nam, đã tổ chức đoàn doanh nghiệp xuất gạo và nông sản Việt Nam đi Mexico và tiếp xúc với các doanh nghiệp nhập khẩu của Mexico. Đây là một bước đột phá thị trường gạo và nông sản Mexico, mở ra triển vọng cho việc xuất khẩu gạo của ta vào thị trường này.
Mexico áp dụng trở lại thuế nhập khẩu gạo 20%
Ngày 10 tháng 12 năm 2014, Mexico đã công bố trên Công báo Liên bang áp dụng trở lại biểu thuế nhập khẩu gạo 20% và thuế nhập khẩu thóc là 9% vào Mexico, có hiệu lực từ ngày 09 tháng 01 năm 2015. Thông tin chi tiết, Thương vụ đã đăng trên trang tin VietnamExport (Cảnh báo đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo vào Mexico) và trang tin của Nạp Tiền 188bet
(//mwld.net/vn/tin-tuc/)
Việc điều chỉnh biểu thuế này, đã được các Bộ trưởng Bộ Tài chính và Tín dụng công, Bộ trưởng Kinh tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp-Chăn nuôi-Phát triển nông thôn-Thủy sản-Thực phẩm (gọi tắt là SAGARPA) và Tổng thống Mexico, Enrique Peña Nieto, phê duyệt. Quy định này này sẽ có hiệu lực 30 ngày sau khi công bố chính thức. Theo đó các lô hàng gạo xuất khẩu gạo của Việt Nam và các nước cập cảng Mexico từ ngày 9 tháng 01 năm 2015, bị áp mức thuế suất nêu trên.
Lý do điều chỉnh biểu thuế nhập khẩu này, Mexico nêu ra căn cứ sản xuất lúa gạo từ năm 2000-2013 đã giảm 50%, trong khi tiêu dùng trong nước chỉ tăng 12%. Do đó cần phải thay đổi chính sách thuế để thúc đẩy sản xuất, chế biến lúa gạo trong nước.
Mexico nhập khẩu thóc từ Hoa Kỳ, để xay xát tại nhà máy. Veracruz 02/06/2014
Tuy nhiên, theo báo cáo của Hội đồng lúa gạo Mexico (Consejo Mexicano de Arroz ), sau khi chính phủ Mexico áp dụng chính sách tự do thương mại trong việc nhập khẩu thóc-gạo, diện tích trồng trọt lúa nước tại Mexico giảm từ 269.840 ha (năm 2005), còn 32.710 ha (năm 2012), giảm (-) 87,9%. Sản lượng thóc cũng giảm tương ứng từ 807.000 tấn (2005), xuống 145.000 tấn (2012), giảm (-) 82,0%. Nguyên nhân khiến cho số lượng nhập khẩu thóc - gạo vào Mexico tăng lên gần 1,2 triệu tấn vào năm 2013, do giá nhập khẩu thóc và gạo thấp hơn giá sản xuất trong nước. Ví dụ giá gạo nhập khẩu từ châu Á (Pakistan, Việt Nam và Thái Lan) rẻ hơn gạo nhập khẩu từ Hoa Kỳ 100USD/tấn, rẻ hơn gạo sản xuất trong nước khoảng 200 USD/tấn.
Với lý do để bảo vệ sản xuất trong nước, Hội đồng lúa gạo Mexico (CMA), đã liên tục gây sức ép và đề nghị Chính phủ Mexico áp dụng trở lại biểu thuế nhập khẩu thóc-gạo, đã bị cắt giảm theo Nghị định công bố ngày 18 tháng 6 năm 2007.
Năm 2014 Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai (sau Hoa Kỳ), vào Mexico. Trong 5 quốc gia xuất khẩu gạo vào Mexico, với việc áp dụng biểu thuế nhập khẩu gạo nêu trên, sẽ bất lợi cho Việt Nam và Thái Lan. Hoa Kỳ và Uruquay đã ký kết hiệp định thương mại tự do với Mexico, nên không bị ảnh hưởng bởi việc điều chỉnh này. Pakistan từ năm 2014 không xuất khẩu được gạo, do phía Mexico phát hiện côn trùng thuộc đối tượng kiểm dịch thực vật trong lô hàng gạo, nên bị cấm nhập. Như vậy, năm 2015, mặt hàng gạo của Việt Nam sẽ khó cạnh tranh với gạo của Hoa Kỳ và Uruguay, là các quốc gia đã ký hiệp định thương mại tự do (FTA) với Mexico.
Sau khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết trong năm nay, gạo của Việt Nam có thể tiếp tục xuất khẩu trở lại vào Mexico.
Nguồn: Copy link