Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Xri Lan-ca: Những điểm sáng của ngoại thương những tháng cuối năm 2013 - nhân tố thúc đẩy tăng trưởng cao hơn năm 2014

Nhìn tổng thể năm 2013, ngoại thương Xri Lan-ca tiếp tục phục hồi nhanh dù trong bối cảnh phục hồi chậm của nền kinh tế toàn cầu. Đây chính là tiền đề thúc đẩy tăng trưởng cao hơn năm 2014.

Đến cuối tháng 8 năm 2013, thâm hụt thương mại đã thu hẹp dần so với cùng kỳ năm 2012, dù kim ngạch xuất khẩu giảm. Thâm hụt tài khoản vãng lai đứng ở mức 27% (1,6 tỷ USD) trong 6 tháng đầu năm 2013 từ 2,2 tỷ USD cùng kỳ năm 2012, do cán cân thương mại được cải thiện và tăng kim ngạch từ hoạt động thương mại dịch vụ và dòng kiều hối vào. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện, bao gồm các khoản vay nước ngoài và đầu tư nước ngoài vào trái phiếu chính phủ tăng đáng kể trong suốt nửa đầu năm 2013. Cán cân thanh toán tổng thể đạt mức thâm hụt thấp hơn với 169 triệu USD trong suốt nửa đầu năm 2013 so với mức thâm hụt 320 triệu USD cùng kỳ năm ngoái.

Do các nền kinh tế phát triển tiếp tục lấy lại đà tăng trưởng, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ dự báo tăng trong cả nửa sau năm 2013. Dự kiến với sự thu hẹp thâm hụt tài khoản vãng lai đối ngoại và tăng cường dòng vốn vào tài khoản tài chính, cán cân thanh toán ước đạt thặng dư khoảng 700 triệu USD cả năm 2013. Tổng sự trữ ngoại hối chính thức của quốc gia vào thời điểm cuối tháng 9 đạt 7,0 tỷ USD, mặc dù đồng nội tệ mất giá do hoán đổi tiền tệ quá mức và giá vàng giảm mạnh, được dự báo sẽ đạt hơn 7,1 tỷ USD vào thời điểm cuối năm 2013. Đồng rupi Xri Lan-ca mất giá nhẹ 2,9% vào cuối tháng 10 năm 2013 so với đồng đôla Mỹ, mặc dù các đồng tiền khác trong khu vực bị mất giá nặng nề do ảnh hưởng từ chương trình nới lỏng định lượng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ.

Năm 2012, thâm hụt thương mại đã được thu hẹp dần nhờ thực hiện các gói chính sách tài khóa và tiền tệ, và tiếp tục thu hẹp hơn nữa trong 8 tháng đầu năm 2013. Mặc dù xuất khẩu giảm do cầu toàn cầu và giá cả hàng hóa đều giảm, mức giảm kim ngạch nhập khẩu đã rộng hơn, giúp thu hẹp đáng kể thâm hụt thương mại 8 tháng đầu năm 2013.

Kim ngạch xuất khẩu ghi nhận sự tăng trưởng đáng khích lệ kể từ tháng 6 năm 2013. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu cộng dồn 8 tháng đầu năm 2013 giảm nhẹ 1,0%, đạt giá trị 6,44 tỷ USD, do giảm xuất khẩu hàng hóa công nghiệp và khoáng sản, cùng chiếm hơn 75% tổng xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ chủ yếu là nhờ tăng doanh số xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực. Kim ngạch xuất khẩu nông sản tám tháng đầu năm 2013 tăng 5,8% (đạt 1,6 tỷ USD), chủ yếu nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ xuất khẩu chè và gia vị (chiếm khoảng 74% xuất khẩu nông sản). Kim ngạch xuất khẩu chè tăng 8,1% (đạt 963 triệu USD), trong khi đó kim ngạch xuất khẩu gia vị tăng 33,7% (đạt 213 triệu USD) nhờ tăng cả về giá lẫn doanh số xuất khẩu. Giá chè xuất khẩu bình quân là 4,68 USD/kg trong suốt 8 tháng đầu năm 2013, so với 4,37 USD/kg cùng kỳ năm ngoái. Tăng trưởng đáng kể xuất khẩu chè sang Cô-oét, Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất và Thổ Nhĩ Kỳ đã đóng góp phần lớn làm tăng tổng doanh số chè xuất khẩu. Tăng trưởng đáng kể kim ngạch xuất khẩu gia vị là nhờ tăng trưởng mạnh doanh số hồ tiêu và đinh hương, dù quế có kết quả kém hơn.

Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu cao su và dừa tiếp tục giảm trong 8 tháng đầu năm 2013, do giảm năng suất cũng như cầu toàn cầu thấp và giá giảm. Giá cao su xuất khẩu bình quân 8 tháng đầu năm 2013 giảm còn 3,15 USD/kg từ 3,57 USD/kg cùng kỳ năm ngoái, trong khi giá bình quân của cùi dừa giảm còn 0,21 USD/quả từ 0,23 USD/quả cùng kỳ năm ngoái. Doanh số xuất khẩu cao su và dừa cũng giảm đáng kể. Kim ngạch xuất khẩu cao su giảm còn 49,4% (đạt 46,5 triệu USD), trong khi kim ngạch xuất khẩu dừa giảm còn 15,6% (đạt 121,5 triệu USD). Trong số những mặt hàng nông sản, kim ngạch xuất khẩu rau củ, thuốc lá rời, nông sản khác và thủy hải sản cơ bản đã tăng trong 8 tháng đầu năm 2013, góp phần vào tăng trưởng chung của xuất khẩu nông sản.

Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu 8 tháng năm 2013

Nguồn: Ngân hàng Trung ương Xri Lan-ca

Hầu hết các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu chính cũng như xuất khẩu khoáng sản đã thu hẹp lại trong 8 tháng đầu năm 2013, chủ yếu do cầu thị trường thế giới yếu. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa công nghiệp, chiếm ba phần tư tổng kim ngạch xuất khẩu, giảm còn 2,8% (đạt 4,8 tỷ USD), mặc dù ngành xơ sợi và may mặc đạt kết quả tiến bộ. Kim ngạch xuất khẩu xơ sợi và may mặc chiếm hơn 40% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 2,6% (đạt 2,7 tỷ USD). Sự đa dạng hóa thị trường và sự tập trung hơn vào các hoạt động đầu cuối của chuỗi giá trị đã góp phần đáng kể thúc đẩy kết quả thực hiện trong ngành công nghiệp dệt may. Kết quả chưa cao trong xuất khẩu sản phẩm cao su, đá quý, kim cương, và đồ trang sức góp phần chủ yếu làm giảm xuất khẩu hàng hóa công nghiệp. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cao su giảm còn 7,6% (đạt 543 triệu USD), trong khi đá quý, kim cương và đồ trang sức giảm 25% (đạt 301 triệu USD) chủ yếu là do giá cao su và vàng thế giới giảm. Đối với xuất khẩu hàng hóa công nghiệp khác, tất cả các hạng mục chủ yếu tăng trưởng âm ngoại trừ thiết bị vận tải, sản phẩm gốm sứ và da, hàng hóa du lịch và giày dép. Xuất khẩu sản phẩm khoáng sản cũng giảm còn 54,7% (đạt 15,4 triệu USD).

Kim ngạch các hạng mục nhập khẩu chính tiếp tục giảm trong 8 tháng đầu năm 2013 do Chính phủ Xri Lan-ca tiếp tục thi hành các biện pháp chính sách từ năm 2012, cũng như giá hàng hóa toàn cầu giảm. Kim ngạch nhập khẩu giảm 3,3% (đạt 12,4 tỷ USD). Về cơ cấu, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng tăng nhẹ 0,7%, tuy nhiên, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trung gian và hàng đầu vào sản xuất đóng góp hơn 83% tổng kim ngạch nhập khẩu lại giảm tương ứng là 3,2% và 6,1%. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa phi nhiên liệu trong thời kỳ này giảm 3,6% (đạt 9,1 tỷ USD).

Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu 8 tháng năm 2013

Nguồn: Ngân hàng Trung ương Xri Lan-ca

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng, chiếm khoảng 16% tổng kim ngạch nhập khẩu tăng nhẹ 0,7% (đạt 2,1 tỷ USD) trong 8 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm 2012. Kim ngạch nhập khẩu lương thực và đồ uống tăng 4,3% (đạt 942 triệu USD) do kim ngạch nhập khẩu cao của hàng rau củ, thủy hải sản, dầu ăn và chất béo. Tuy nhiên, kim ngạch nhập khẩu đường và bánh kẹo, chế phẩm sữa và đồ uống lại giảm trong thời kỳ này. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng phi lương thực giảm 2,1% (đạt 1,2 tỷ USD) chủ yếu là do việc giảm nhập khẩu ô tô (mức 7,5%). Kim ngạch nhập khẩu ô tô đã giảm trong 5 tháng đầu năm, nhờ áp dụng các biện pháp chính sách hạn chế nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu ô tô thời kỳ tháng 6 - 8 năm 2013 giảm do đồng Yên Nhật và đồng Rupi Ấn Độ giảm giá đáng kể so với đồng Đôla Mỹ.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trung gian, chiếm khoảng 60% tổng nhập khẩu, đã giảm 3,2% (đạt 7,5 tỷ USD) trong 8 tháng đầu năm nay. Giảm kim ngạch nhập khẩu các nguyên phụ liệu dệt may, phân bón và sản phẩm dầu khí cũng góp phần lớn vào việc giảm tổng thể kim ngạch nhập khẩu. Kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may chiếm hơn 10% tổng nhập khẩu đã giảm 9,3% (đạt 1,3 tỷ USD), do giảm doanh số và giá trên thị trường thế giới. Kim ngạch nhập khẩu phân bón mạnh 47,1% (đạt 123 triệu USD) do giảm doanh số và giá nhập khẩu. Doanh số nhập khẩu phân bón giảm một phần là do sử dụng nguồn cung hiện có và cam kết của Chính phủ nhằm khuyến khích sử dụng cân đối phân vô cơ và hữu cơ. Kim ngạch nhập khẩu nhiên liệu, chiếm hơn 1/4 tổng kim ngạch nhập khẩu giảm 2,4% (đạt 3,3 tỷ USD) chủ yếu do sản xuất điện nhiệt thấp hơn cùng kỳ năm 2012.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trung gian giảm 6,1% (đạt 2,8 tỷ USD) trong 8 tháng đầu năm 2013. Kim ngạch nhập khẩu thiết bị vận tải giảm 43,8% (đạt 431 triệu USD), theo đó, kim ngạch nhập khẩu xe tải, xe buýt, xe taxi, máy kéo nông nghiệp, và xích lô máy, và tàu thủy và tàu cá được xếp vào các thiết bị vận tải đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, nhập khẩu máy móc và thiết bị và vật liệu xây dựng đã tăng tương ứng 2,9% (đạt 1,5 tỷ USD) và 13,8% (đạt 909 triệu USD), phục vụ các dự án phát triển hỗn hợp do khu vực tư nhân thực hiện cùng với các đại dự án hạ tầng do Chính phủ thực hiện.

Thâm hụt thương mại 8 tháng đầu năm 2013 đã thu hẹp do kim ngạch nhập khẩu cộng dồn giảm sâu hơn so với mức giảm kim ngạch xuất khẩu cộng dồn. Thâm hụt thương mại giảm 5,6% (đạt 6,0 tỷ USD) so với mức tăng 7,8% cùng kỳ năm 2012.

Với đà phục hồi của các thị trường xuất khẩu chính của Xri Lan-ca sang năm 2014, kim ngạch nhập khẩu dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng, trong khi nhập khẩu cũng phải đối mặt với sự gia tăng nhằm đáp ứng đầu vào sản xuất để tăng sản lượng xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế. Kim ngạch xuất khẩu dự kiến tăng 12,7% (đạt 11,2 tỷ USD) vào năm 2014. Mức tăng trưởng này được cả 3 ngành dẫn dắt. Xuất khẩu hàng hóa công nghiệp, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng xuất khẩu, dự báo sẽ tăng mạnh, phần lớn là nhờ sự phục hồi được dự báo trước của các nền kinh tế Mỹ và EU, đang tiếp tục là những thị trường xuất khẩu chính đối với hàng hóa công nghiệp xuất khẩu của Xri Lan-ca. Xuất khẩu nông sản cũng được dự báo tăng do được hỗ trợ bởi giá và doanh số tăng của mặt hàng chè, cao su và dừa, trong khi xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp khác và gia vị dự báo cũng tăng nhờ cải thiện các hoạt động xúc tiến thương mại ở các thị trường thế giới, và cầu toàn cầu cao hơn do thay đổi hình thái tiêu dùng ở những thị trường chủ chốt.

Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu được dự báo tăng 13,1% (đạt 21,6 tỷ USD) do sự tăng tất cả các hạng mục. Chi tiêu cho tiêu dùng tăng nhờ kinh tế tăng trưởng và thu nhập bình quân đầu người được cải thiện, nhập khẩu nhiều hơn hàng hóa trung gian phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu và sản xuất điện năng, cũng như tăng nhập khẩu hàng hóa đầu tư phục vụ phát triển hạ tầng sẽ dẫn dắt kim ngạch nhập khẩu trong năm 2014. Do kim ngạch nhập khẩu được dự báo tăng với tỷ lệ cao hơn so với mức tăng kim ngạch xuất khẩu, nên thâm hụt thương mại dự báo sẽ tăng ở mức 13,5 - 13,8% năm 2014. 


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website