Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tình hình xuất khẩu thủy hải sản sang An-giê-ri

Thủy hải sản luôn nằm trong tốp 5 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất của Việt Nam sang An-giê-ri, với trị giá từ 9-10 triệu USD/năm.

Tình hình xuất khẩu thủy hải sản sang An-giê-ri

Thủy hải sản luôn nằm trong tốp 5 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất của Việt Nam sang An-giê-ri, với trị giá từ 9-10 triệu USD/năm.

Tình hình sản xuất và nhu cầu tiêu thụ thủy hải sản của An-giê-ri:

Với bờ biển dài 1.200 km và có trữ lượng hải sản ước tính 100.000 tấn/năm song người dân An-giê-ri vẫn tiêu thụ ít hải sản, khoảng 5kg cá/năm so với mức trung bình mà Liên hiệp quốc đưa ra là 6,2kg/người/năm. Tuy nhiên xu hướng chuyển sang ăn cá đang ngày một rõ nét, khi kim ngạch nhập khẩu cá nước ngọt của An-giê-ri ngày một tăng. Thêm vào đó là số lượng người nước ngoài đến An-giê-ri đầu tư, lao động cũng góp phần tăng cầu thủy hải sản. Theo Hải quan An-giê-ri, năm 2015, nước này đã nhập khẩu 32 nghìn tấn thủy hải sản, kim ngạch đạt 84,2 triệu USD. 5 tháng đầu năm nay, An-giê-ri nhập khẩu 13,5 nghìn tấn, trị giá 34,82 triệu USD.  Các nước xuất khẩu chính gồm Tadjikistan, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Ma-rốc.

Tình hình xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam sang An-giê-ri:

Thủy hải sản luôn nằm trong tốp 5 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất của Việt Nam sang An-giê-ri, với kim ngạch từ 9-10 triệu USD/năm. Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu năm 2016, giá trị xuất khẩu chỉ đạt 1,44 triệu USD, giảm tới 48% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam gồm cá tra, cá ba sa, cá ngừ, tôm đông lạnh và một số loại cá khác.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang An-giê-ri

 

Năm

Kim ngạch (USD)

2012

9.557.738

2013

8.558.958

2014

10.042.386

2015

9.460.933

3 tháng đầu 2016

1.446.240

 

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam
 

Triển vọng:

Hiện nay, xu hướng tiêu thụ hàng thủy sản thay thế cho thịt trong bữa ăn của người dân An-giê-ri đang mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này. Ngành nuôi trồng thuỷ sản, nhất là cá nước ngọt không phát triển do đó phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước. Cá da trơn ngày càng được ưa chuộng do có chứa ít cholesteron. Mặt khác, số lượng người nước ngoài (chủ yếu là châu Âu, châu Á) đến làm việc ngày càng đông cũng góp phần tăng cầu thủy sản. 


Tin nổi bật

Liên kết website