Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nhìn nhận của Thụy Điển đối với Brexit

Kết quả cuộc trưng cầu dân ý tại Anh cho thấy số đông đã ủng hộ phương án rời khỏi EU, tuy nhiên tại Thụy Điển, trong một cuộc thăm dò gần đây nhất thì đa số người dân tại quốc gia Bắc Âu này đều ủng hộ phương án Thụy Điển ở lại Liên minh Châu Âu.

 

Cuộc thăm dò này do kênh SVT, một kênh truyền thông đại chúng tại Thụy Điển tiến hành ngay sau kết quả cuộc trưng cầu dân ý tại Anh kết thúc, kết quả cho thấy 52% người dân Thụy Điển ủng hộ việc ở lại EU, còn 31% đồng ý rời khỏi liên minh. Ngoài ra, với 56% người dân đều cho rằng việc trưng cầu dân ý tương tự tại quốc gia này sẽ khó diễn ra, trong khi đó 30% thì không cho rằng như vậy. Tuy nhiên, điều này cho thấy một thực tế là Thụy Điển không hoàn toàn hài lòng với vị thế là một thành viên của EU, bởi cuộc thăm dò cũng cho thấy 52% cho rằng EU đang đi sai lộ trình trong khi đó chỉ 14% cho rằng nó đang đi đúng hướng.

Thụy Điển gia nhập EU vào năm 1995 sau cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 11 năm 1994 với kết quả là 52,2% tỷ lệ ủng hộ việc gia nhập thị trường chung.

Tác động tức thì của Brexit đối với Thụy Điển

Trong một tuyên bố chính thức ngay sau khi có kết quả về cuộc trưng cầu dân ý tại Anh, Thủ tướng Thụy Điển, Ông Stefan Löfven nói :” Chúng tôi tôn trọng quyết định của người dân nước Anh nhưng cũng lấy làm đáng tiếc cho quyết định này. Thụy Điển sẽ mất đi một đối tác quan trọng trong EU bởi hai nước có rất nhiều mục tiêu và hành động chung với nhau không chỉ đối với các vấn đề về thương mại. Nước Anh sẽ mãi là một đối tác quan trọng của Thụy Điển ngay cả khi việc rời EU được hoàn tất. Chúng tôi nhận thức tầm quan trọng của việc hợp tác trong Liên minh. Sự phải hợp tác có hiệu quả trong EU chưa bao giờ trở nên cấp thiết như bây giờ. Đặc biệt đối với Thụy Điển, một nước nhỏ và dựa phần lớn vào xuất khẩu.”

Trong khi đó, thị trường chứng khoán Stockholm đã chứng kiến màn lao dốc mạnh ngày tại ngày giao dịch đầu tiên sau khi có kết quả trưng cầu dân ý của Anh. Mức giảm khá mạnh, 6% điểm trong phiên giao dịch buổi sáng. So với thị trường Frankfurt và London với mức giảm lần lượt là 0,4% và 0,3% điểm thì đây là mức giảm mạnh nhất trong các thị trường chứng khoán EU tại cùng thời điểm.

Cổ phiếu của những tên tuổi lớn của Thụy Điển như H&M bị tác động nặng với mức giảm 6% bên cạnh đó là khối ngân hàng như Swedbank giảm 7,1%, Handelsbanken giảm 8,9% và SEB giảm 9%. Những công ty Thụy Điển mà hoạt động kinh doanh chính tại thị trường Anh cũng chứng kiến sự sụt giảm mạnh, ví như cổ phiếu của công ty xây dựng Skanska giảm 5,1%, công ty Nobia, hoạt động trong lĩnh vực gia dụng vốn chiếm tới hơn 50% thị phần tại Anh cũng giảm 17%.

Thị trường ngoại tệ cũng chứng kiến tác động mạnh của Brexit. Đồng bảng Anh giảm xuống mức 1 đồng bảng Anh giờ chỉ còn 11,4 đồng Kronor Thụy Điển, đây là mức thấp nhất của đồng tiền này kể từ mùa thu năm 2014 và so với đầu năm 2016 khi đó thì khoảng cách là khá xa với với 12,61 Kronor.

Thụy Điển sẽ xem xét lại kế hoạch tăng lãi suất sau Brexit

Ngân hàng trung ương nước này đã duy trì mức lãi suất thấp kỷ lục trong suốt thời gian vừa qua và sau sự kiện Brexit thì kỷ lục này có thể tiếp tục bị phá vỡ. Mức lãi suất được duy trì là -0,5% và dự kiến con số này sẽ được hạ xuống -0,53% vào quý 4 năm 2016. Các nhà kinh tế cũng dự đoán sau sự kiện Brexit, mức lãi suất này sẽ khó có cơ hội tăng cho tới quý 3 năm 2017 khác xa so với kế hoạch ban đầu là sẽ tăng trong đầu năm 2017.

Kinh tế Thụy Điển sẽ vẫn tiếp tục tăng trưởng khá tuy sẽ bị tác động do những bất ổn đáng kể từ hoạt động kinh tế ở nước ngoài do hậu quả của Brexit mang lại.

Liệu Brexit có phải là cơ hội cho các doanh nghiệp Thụy Điển

Rõ ràng Brexit là vấn đề lớn đối với Anh nhưng cũng không phải là vấn đề nhỏ đối với các đối tác thương mại của nước này trong Liên minh Châu Âu, ít nhất là đối với các doanh nghiệp của Anh đang làm ăn tại các nước EU khác.

Matthew Argent, người đồng sáng lập ra hãng tư vấn khởi nghiệp có trụ sở tại Stockholm cho biết “ Theo quan điểm cá nhân của tôi thì việc người dân Anh quyết định rời khỏi liên minh EU không phải là mong muốn của nhiều người nhưng với tôi thì điều này lại tạo ra cơ hội to lớn cho những nước như Thụy Điển. Về tình cảm tôi thấy thất vọng với kết quả Brexit nhưng lý trí mách bảo tôi nhiều cơ hội đang chờ đợi phía trước. Nhiều ông chủ giới tài chính Berlin có trụ sở hoạt động tại London đang bàn cách chuyển trụ sở của họ về lại Berlin. Nhiều người dân Ireland cũng tìm cách di chuyển trụ sở của mình về Ireland. Rõ ràng ở đây có cơ hội cho Thụy Điển, với đa phần dân số nói tiếng Anh, tận dụng lợi thế mà London đã từ bỏ trong việc thu hút đầu tư và chất xám.

Rất nhiều quỹ đầu tư sử dụng đồng Euro trong hoạt động của mình và tất nhiên họ sẽ không đổ tiền của mình vào thị trường Anh nữa bởi vì họ không biết chắc chắn điều gì sẽ xảy ra trong cuộc “ly hôn” này. Cơ hội là hiện hữu cho các trung tâm tài chính khác của Châu Âu có văn hóa tương đồng với London trong bối cảnh này và Stockholm là một trong số đó.

Tiến trình Anh rời khỏi EU sẽ đòi hỏi một thời kỳ quá độ nhất định mà không thể tính bằng vài tháng, do đó việc đánh giá một cách chắc chắn tác động của sự kiện này đối với nền kinh tế thương mại của Thụy Điển, theo giới phân tích, thì vẫn còn là quá sớm tại thời điểm hiện nay.


Tin nổi bật

Liên kết website