Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tình hình nhập khẩu của Việt Nam từ Ấn Độ giai đoạn 2010-2014

Trong những năm gần đây, Ấn Độ luôn là 1 trong 10 quốc gia có tổng kim ngạch nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, trị giá hàng nhập khẩu từ nước này thường chiếm khoảng 2% tổng trị giá hàng hóa nhập khẩu của cả nước.

 

Theo số liệu thống kê, năm 2010, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Ấn Độ đạt xấp xỉ 1,7 tỷ USD. Đến năm 2014, kim ngạch nhập khẩu đạt 3,09  tỷ USD, tăng 1,39 tỷ USD so với năm 2010. Trong 5 năm qua, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Ấn Độ tăng trưởng trung bình 16% / năm. Đây là một dấu hiệu khả quan đối với Việt Nam trong vấn đề thu hẹp khoảng cách thâm hụt thương mại với Ấn Độ.

Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Ấn Độ

Đơn vị: triệu USD

 

 

Kim ngạch nhập khẩu

Tăng/Giảm

Triệu USD

%

2010

1.762

127

7,77

2011

2.342

580

32,92

2012

2.160

- 182

- 7,77

2013

2.355

195

9,02

2014

3.091

736

31,2

 

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

Dựa vào số liệu thống kê, ta có thể thấy rằng, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường này tăng trưởng không ổn định. Năm 2011, kim ngạch nhập khẩu tăng cao so với các năm trước đó, đạt xấp xỉ 2,3 tỷ USD. Tuy nhiên, đến năm 2012, kim ngạch nhập khẩu giảm 7,7% so với năm 2011. Hai năm tiếp theo, kim ngạch tăng trở lại với các mức tăng 9,02% vào năm 2013 và 31,2% vào năm 2014.

Ấn Độ là một trong những quốc gia mà Việt Nam nhập khẩu nhiều hàng hóa nhất. Các mặt hàng nhập khẩu có sự đa dạng về chủng loại, ngành hàng và khá đồng đều về kim ngạch.

Một số mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Ấn Độ giai đoạn từ 2010-2014

Đơn vị: triệu USD

Mặt hàng

2010

2011

2012

2013

2014

Tổng

Nhóm hàng công nghiệp

Dược phẩm

167,67

218,67

174,69

248

267,6

1.076

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng

118,78

199,29

91,61

164,7

291,2

865,5

Chất dẻo nguyên liệu

55,39

112,28

79,18

133,6

117,3

497,7

Sắt thép các loại

23,34

65,37

62,61

351,8

205,3

708,4

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

60,81

68,88

49,95

89,7

119,4

388,7

Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

402

529

207,75

339,6

138

1.616

Ngô

121,29

166,21

272,82

304,4

213,4

1.078

Bông các loại

120,38

122,75

89,69

188,6

266,1

787

Hàng thủy sản

7,83

86,18

29,93

168,9

353,6

646

Dầu mỡ động thực vật

4,06

4,81

3,13

5,7

10,3

28

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

Các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Ấn Độ có thể được chia thành 02 nhóm chính, bao gồm nhóm hàng công nghiệp và nhóm hàng nông, lâm, thủy sản. Trong 5 năm trở lại đây, từ 2010 – 2014, tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng nông, lâm, thủy sản có xu hướng lớn hơn so với kim ngạch của nhóm hàng công nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu là do Việt Nam nhập khẩu mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu có giá trị lớn nhất kể từ năm 2005 đến nay. Riêng năm 2011, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này đã đạt mức cao nhất là 529 triệu USD, chiếm hơn 22,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ quốc gia này. Trong các năm tiếp theo 2012, 2013 và 2014, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu tuy có giảm sút nhưng vẫn có giá trị lớn nhất và chiếm tỷ trọng cao so với các mặt hàng khác. Ngoài ra, trong nhóm hàng nông, lâm, thủy sản, ngô là mặt hàng có sự tăng trưởng mạnh nhất. Sau 5 năm, tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này đạt xấp xỉ 1,07 tỷ USD, đứng thứ 2 trong số các mặt hàng nhập khẩu. Riêng năm 2014, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng ngô giảm 29,8%.

Nguyên nhân chủ yếu của việc giảm trị giá nhập khẩu mặt hàng thức ăn gia súc, nguyên liệu và ngô từ thị trường Ấn Độ là do bị hạn chế bởi quy định kiểm dịch động vật của Việt Nam. Vì vậy, các doanh nghiệp trong nước đã chuyển sang nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu nhiều hơn từ các thị trường khác như Achentina, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Italia…và nhập khẩu ngô từ Brazil, Thái Lan, Achentina, Campchia và Lào.

Nhóm hàng công nghiệp bao gồm những mặt hàng có kim ngạch cũng như tốc độ tăng trưởng khá đồng đều, không có hàng hóa tăng đột biến như thức ăn gia súc và nguyên liệu. Dược phẩm và nguyên liệu dược phẩm là một trong những mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Ấn Độ. Ấn Độ là quốc gia đứng thứ 2 về xuất khẩu dược phẩm và nguyên phụ liệu dược phẩm vào Việt Nam. Tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam trong 5 năm qua đạt xấp xỉ 1,07 tỷ USD, thường đứng thứ 2 trong danh mục các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Ấn Độ. Nguyên nhân là do dược phẩm của Ấn Độ có chất lượng tương đối tốt nhưng giá rẻ, phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng Việt Nam. Đây cũng là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Ấn Độ với mục tiêu đề ra đạt kim ngạch 25 tỷ USD vào cuối năm 2016.

Trong nhóm hàng này, máy móc, thiết bị dụng cụ và phụ tùng cũng là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng và kim ngạch cao. Tổng kim ngạch kể từ năm 2010 – 2014 đạt trên 865 triệu USD đứng thứ 4 trong số các mặt hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, nhập khẩu mặt hàng này có xu hướng tăng trưởng không đều đặn. Năm 2011, kim ngạch máy móc, thiết bị dụng cụ và phụ tùng tăng 67,7% so với năm 2010. 02 năm sau đó, tăng trưởng của mặt hàng này lại giảm so với năm 2011, lần lượt là 54% và 17,3%. Tuy nhiên, đến năm 2014, kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị dụng cụ và phụ tùng một lần nữa tăng mạnh, đạt trên 76% so với năm 2013.

Tỷ trọng của 5 mặt hàng Việt Nam nhập khẩu chính từ Ấn Độ

Đơn vị: %

 

 

Tỷ trọng trên tổng kim ngạch nhập khẩu

 

Ngô

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

Dược phẩm và nguyên liệu

Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng

Bông các loại

Tổng kim ngạch 5 mặt hàng

2010

6,88

23,38

9,52

6,74

6,83

53,36

2011

7,1

22,59

9,34

8,51

5,24

52,77

2012

12,63

9,62

8,09

4,24

4,15

38,73

2013

10,7

11,9

8,7

5,8

6,6

43,9

2014

6,9

4,4

8,65

9,4

8,6

38

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

Trong năm 2014, 5 mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam từ Ấn Độ bao gồm ngô, thức ăn gia súc và nguyên liệu, dược phẩm, máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng, bông các loại. Trong những năm gần đây, tỷ trọng của 05 mặt hàng này so với tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Ấn Độ có dấu hiệu giảm dần, chiếm từ 53,36% năm 2010 xuống còn 38% năm 2014. Như vậy, đến hết năm 2014, các mặt hàng nhập khẩu từ Ấn Độ đã trở nên đồng đều hơn về kim ngạch cũng như cân bằng về tỷ trọng trong tổng kim ngạch nhập khẩu từ quốc gia này.

Trong 5 mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất, ngô là mặt hàng duy nhất có kim ngạch tăng đều đặn trong 4 năm từ 2010 đến 2013, trung bình vào khoảng 72,6 triệu USD/năm. Các mặt hàng còn lại là thức ăn gia súc và nguyên liệu, dược phẩm và nguyên liệu, máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng, bông các loại, có mức tăng giảm không đều đặn. Các mặt hàng này thường tăng trưởng trong 1 đến 2 năm, sau đó kim ngạch lại giảm.

Việt Nam nhập khẩu từ Ấn Độ chủ yếu là các mặt hàng dùng làm nguyên, nhiên phụ liệu phục vụ sản xuất, chế biến, xuất khẩu cũng như phục vụ nhu cầu dân sinh, không có mặt hàng tiêu dùng xa xỉ cao cấp. Giá cả và chủng loại hàng hóa từ thị trường Ấn Độ đối với một số mặt hàng như: khô đậu tương, ngô hạt, bông các loại, hóa chất, dược phẩm, chất dẻo … có sức cạnh tranh hơn so với nhập khẩu từ các thị trường khác như châu Mỹ và châu Âu do quãng đường vận tải ngắn hơn nên tiết kiệm được chi phí và thời gian vận chuyển.


Tin nổi bật

Liên kết website