Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

TPP có phải là cơ hội tốt đối với Australia hay không?

TPP đang gần tiến đến giai đoạn bước ngoặt. Điều đáng ngạc nhiên là có rất ít tranh luận trong dư luận Australia về việc này. Điều gì khiến Australia từ chỗ là nước tiêu biểu hàng đầu về đa phương hóa lại sẵn sàng ký thoả thuận thương mại ưu đãi đơn phương được cho là thấp hơn so với mô hình đa phương của WTO?

Câu trả lời ngắn gọn là môi trường kinh doanh toàn cầu đã thay đổi. WTO đang trong tình trạng trì trệ. Dường như chỉ có con đường duy nhất là thỏa thuận đa phương bao quát những vấn đề hạn chế (như thỏa thuận Bali) hoặc “liên minh quyết sách”-thỏa thuận giữa một nhóm nhỏ các nước cùng khu vực. Và tiếp đến là các thỏa thuận thương mại song phương (FTA) như Australia gần đây ký với Trung Quốc và Nhật Bản. Điều này tương phản với tinh thần đa phương của WTO. Những nhà xuất khẩu hài lòng khi thâm nhập thị trường mới, song các FTA có thể bỏ lỡ nhập khẩu từ nhà cung cấp rẻ nhất thông qua việc cung cấp các ưu đãi cho đối tác FTA. Một biện pháp khác thay thế cũng có thể là thỏa thuận đa phương giữa nhiều thành viên bao gồm các FTA liên quan và hoạt động nhất quán trong các điều kiện riêng; càng nhiều thành viên thì càng ít tình trạng chuyển hướng thương mại. Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) là một ví dụ. Tuy nhiên, TPP cho thấy một mô hình khác với mục tiêu áp đặt những quy định phù hợp đối với các nước tham gia (đặc biệt là các quy định “bên trong biên giới”).

Những thỏa thuận như TPP có thể có cách đàm phán riêng để khắc phục những thiếu hụt của các FTA. Những mặt nhạy cảm như vấn đề nông nghiệp và dịch vụ có thể bị đầu hàng trước sức ép của các đối tác lớn. Sự tập trung của các hiệp định song phương có thể được mở rộng để bao quát các vấn đề “bên trong biên giới” như được xác định trong TPP. Một vài tiến triển cũng còn hơn thất bại của WTO; những thỏa thuận trên cũng không cản trở quá trình đa phương hóa. Chúng ta có thể phải đối mặt với hiện tượng sáp nhập TPP và RCEP để hình thành khu vực mậu dịch tự do châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP) trên cơ sở APEC. Điều này có thể giúp vượt qua khó khăn hiện này là các quốc gia thương mại lớn nhất như Trung Quốc và Mỹ không chia sẻ một thỏa thuận chung. Nếu TPP được thúc đẩy giữa Mỹ và châu Âu, sẽ có thể có sự thu xếp các quy định song song tương đương.

Vì vậy, có thể dễ dàng hiểu tại sao Australia thay đổi từ một trong những thành viên nhiệt tình nhất trong khuôn khổ GATT/TWO sang tích cực tìm kiếm FTA song phương và tham gia vào đàm phán RCEP và TPP. Nếu Australia giữ nguyên sự trung thành với các ý tưởng đa phương, nước này có thể mất đi các ưu thế (ví dụ như đối với New Zealand hiện có FTA thành công với Trung Quốc). Cũng có cả những cân nhắc về chính trị: RCEP phục vụ những lợi ích khu vực của Australia trong khi TPP hỗ trợ quan hệ với Mỹ. Khía cạnh quy định bao quát rộng của TPP làm nảy sinh một số vấn đề: những quy định trên có thuộc lợi ích của Australia không? Một trong những điểm đồng ý của các nhà kinh tế là sự mở cửa thương mại tạo ra các ưu thế cho tất cả các nước tham gia. Mặt khác, những quy định của TPP có thể mang lại ưu thế cho nước này hơn so với nước khác. 


Tin nổi bật

Liên kết website