Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thái Lan muốn trở thành một trong 5 quốc gia xuất khẩu thực phẩm Halal hàng đầu vào năm 2020

Viện Thực phẩm Quốc gia của Cục Xúc tiến Công nghiệp Thái Lan có kế hoạch nắm bắt các cơ hội xuất khẩu thực phẩm Halal nằm trong chiến lược tổng thể giai đoạn 5-năm (2016-2020).

Đối với năm tài khóa 2016, Bộ Công nghiệp đã dự trù kinh phí 180 triệu Bạt (khoảng 5 triệu USD) để xúc tiến xuất khẩu nhiều sản phẩm Halal. Kế hoạch xúc tiến sản phẩm Halal do các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất và thuộc danh mục OTOP nhằm hiện thực hóa tầm nhìn của Thái Lan trở thành nhà NTK thực phẩm Halal thuộc top 5 trên thế giới vào năm 2020.

Dự báo của Phòng Thương mại Dubai cho thấy giá trị thị trường đối với mặt hàng Halal trị giá khoảng 23 nghìn tỉ USD trong thời gian tới bao gồm hóa chất, thực phẩm, các sản phẩm gia đình, mỹ phẩm, quần áo và trang thiết bị y tế.

Năm ngoái, các sản phẩm Halal chiếm thị phần khoảng 20% tổng giá trị thị trường ở mức 1,1 nghìn tỉ USD. Con số này được dự báo sẽ tăng lên mức 1,6 nghìn tỉ USD vào năm 2018. Hiện có khoảng 2 tỉ người tiêu dùng theo đạo Hồi trên toàn thế giới. Vì vậy, cơ hội xuất khẩu sản phẩm này là rất lớn.

Theo số liệu của Tổ chức Hợp tác Đạo hồi thì trong năm 2014, 57 quốc gia thành viên nhập khẩu tổng cộng hàng hóa trị giá 164 tỉ USD, tăng 16% so với 5 năm trước đây và cao hơn mức tăng trưởng toàn cầu khoảng 10%.

Cũng trong năm 2014, Thái Lan xuất khẩu tổng cộng 200 tỉ Bạt (khoảng 5,5 tỉ USD) và nằm trong nhóm 10 nước xuất khẩu lớn nhất trên thế giới. Mức tăng trưởng hàng năm cũng rất khả quan ở mức 8%.

Với xu hướng ngày càng có nhiều người tiêu dùng chấp nhận và nhận biết thương hiệu Halal của Thái Lan, mức độ xuất khẩu các sản phẩm này ngày càng gia tăng trong thời gian tới. Dân số theo đạo hồi gia tăng cũng là tác nhân tốt giúp tăng trưởng nhu cầu đối với các sản phẩm Halal có chất lượng cao.

Trong năm 2016, chính phủ Thái Lan đã thông qua gói ngân sách 303 tỉ Bạt (khoảng 8,4 tỉ USD). Trong đó, Viện Thực phẩm quốc gia và Cục Xúc tiến Công nghiệp lần lượt được phân bổ 120 tỉ Bạt (khoảng 3,3 tỉ USD) và 60 tỉ Bạt (khoảng 1,6 tỉ USD). Một phần của ngân sách này sẽ được sử dụng để duy trì hoạt động chứng nhận sản phẩm Halal của hơn 5,000 công ty.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website