Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Quan hệ kinh tế-thương mại và đầu tư Việt Nam - Bra-xin

Bra-xin là nền kinh tế lớn nhất khu vực Mỹ Latinh, sở hữu nền công nghiệp lớn ở mức độ phát triển cao, đặc biệt là sản xuất ô tô, thép, hóa dầu tới máy tính, máy bay và các sản phẩm tiêu dùng. GDP (theo sức mua tương đương PPP) của Bra-xin vượt xa nhiều quốc gia Mỹ Latinh khác và là nền kinh tế chủ chốt của khối Mercosur, là thành viên của G25, khối BRICS, v.v... Vì vậy, trong quá trình đa phương hóa, đa dạng hóa đối ngoại của Việt Nam, cần xác định Bra-xin là đối tác quan trọng của Việt Nam nhằm thúc đẩy tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước.

Năm 1989, khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, tổng kim ngạch thương mại hai chiều chỉ đạt 16 triệu USD và tăng dần lên đạt 59,11 triệu USD vào năm 2004, và đến năm 2009 đạt 573,9 triệu USD, tăng khoảng gần 300 lần sau 10 năm. Cán cân thương mại giữa hai nước dần cân bằng sau nhiều năm Việt Nam nhập siêu lớn. Năm 2013, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam- Bra-xin đạt 2,4 tỷ USD (tăng 38,15% so với năm 2012), trong đó giá trị xuất khẩu đạt 1,1 tỷ USD, tăng 54% so với năm trước; kim ngạch nhập khẩu đạt 1,3 tỷ USD, tăng 27% so với năm 2012. Đây là thị trường có giá trị trao đổi hàng hóa lớn nhất với Việt Nam tại khu vực Nam Mỹ, và sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới, dựa trên tiềm năng và nhu cầu của mỗi nước.

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

Một số mặt hàng xuất khẩu chính trong năm 2013 có mức tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ năm trước có thể kể đến như Giày dép các loại (đạt 296,43 triệu USD, tăng 19%). Thủy sản (đạt 121 triệu USD, tăng 54%). Điện thoại các loại linh kiện (đạt 232,7 triệu USD, tăng 601%). Máy vi tính và sản phẩm điện tử đạt (94,14 triệu USD, tăng 63%). Hàng dệt may (đạt 54,04 triệu USD, tăng 29%). Xơ sợi dệt các loại (đạt 34,89 triệu USD, tăng 25%). Phương tiện vận tải và phụ tùng (đạt 42,18 triệu USD tăng 12%). Một số mặt hàng nhập khẩu chính phục vụ sản xuất trong nước gồm thức ăn gia súc và nguyên liệu (đạt 263,9 triệu USD, tăng 76%). Đậu tương (đạt 331,74 triệu USD), ngô hạt (đạt 212,76 triệu USD tăng 1162%), nguyên liệu thuốc lá (đạt 73,17 triẹu USD tăng 1,8%), nguyên liệu da giày, dệt may (đạt 67,32 triệu USD tăng 13%).

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

Tình hình kiện cáo áp thuế chống bán phá giá

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái, xu hướng bảo hộ gia tăng tràn lan, thương mại thế giới giảm sút, có được mức tăng trưởng xuất khẩu bình quân 43,2 % nói trên, tỷ lệ tương đương hoăc cao hơn so với các nước khác đã có Hiệp định thương mại tự do FTA với ta, là phần nhiều nhờ vào cơ chế chính sách và sự quan tâm của Nhà nước, cùng với nỗ lực vượt khó của giới doanh nghiệp trong thâm nhập và mở rộng thị trường. Hàng năm, nhiều biện pháp kỹ thuật được tạo dựng, nhiều vụ điều tra bán phá giá, gian lận xuất xứ được tiến hành ở nước sở tại để bảo vệ sản xuất công nghiệp trong nước, đã gây tác động không nhỏ tới tâm lý doanh nghiệp đối tác hai bên.

Tính từ năm 2012, phía Bra-xin đã mở 5 cuộc điều tra áp thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm nhập khẩu có nguồn gốc từ Việt Nam, chỉ tính riêng từ đầu năm 2013 cho đến nay, phía Bra-xin đã tổ chức mở 3 cuộc điều tra áp thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam, các mặt hàng bị điều tra áp thuế chống bán phá giá gồm có: mặt hàng thép cán nguội, lốp mô tô và lốp xe đạp. Trong đó mặt hàng thép cán nguội hiện đã bị CAMEX (Hội đồng các Bộ trưởng về Ngoại Thương) áp dụng margen chống bán phá giá đối là 568,27 USD/ t tương đương với 36%. Hai mặt hàng còn lại là lốp mô tô và lốp xe đạp hiện vẫn đang trong quá trình điều tra. Đối với mặt hàng lốp xe đạp, vào ngày 19 tháng 11 năm 2013 đã diễn ra buổi điều trần lần cuối cùng để các bên liên quan bày tỏ những ý kiến cũng như các bằng chứng nhằm bảo vệ quyền lợi của phía mình trước khi cơ quan điều tra Bra-xin đưa ra phán quyết cuối cùng.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website