Năm 2013 – Trao đổi thương mại Việt Nam - Ấn Độ tiếp tục đà tăng trưởng ấn tượng
Trao đổi thương mại tiếp đà tăng trưởng
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ trong năm 2013 đạt 2,35 tỷ USD, tăng 32,4% so với 1,78 tỷ USD năm 2012 tập trung vào các sản phẩm điện thoại và các loại linh kiện (926 triệu USD); máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng (242 triệu USD); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (231 triệu USD), hóa chất (61 triệu USD) với các mức tăng trưởng lần lượt là 97,4%; 1,6%; 44,7% và 6,4% so với năm 2012. Trong khi đó, xuất khẩu cao su giảm nhẹ, đạt 210 triệu USD so với mức 212 triệu USD năm 2012 nhưng xét về mặt kim ngạch vẫn nằm trong top 5 sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Ấn Độ.
Danh sách các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang Ấn Độ Nguồn: Tổng Cục Hải quan Đơn vị tính: USD
|
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Ấn Độ năm 2013 đạt gần 2,9 tỷ USD, tăng 33,5% so với năm 2012. Trong đó, các mặt hàng nhập khẩu lớn nhất là thức ăn gia súc và nguyên liệu (338 triệu USD); ngô (304 triệu USD); dược phẩm (248 triệu USD); máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng (194 triệu USD); bông các loại (188,5 triệu USD). Trong số 5 mặt hàng nhập khẩu chính từ Ấn Độ, trừ mặt hàng ngô có kim ngạch nhập khẩu giảm nhẹ (-7,5%), kim ngạch của các mặt hàng còn lại đều tăng. Đặc biệt kim ngạch nhập khẩu mặt hàng bông các loại có mức tăng đáng kể, đạt 188,7 triệu USD, tăng 70,74% so với năm 2012.
Danh sách các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Ấn Độ Nguồn: Tổng cục Hải Quan Đơn vị tính: USD
|
Tiềm năng còn rất lớn
Tuy nhiên, tỷ trọng hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ còn khá khiêm tốn trên tổng số hàng hóa nhập khẩu của Ấn Độ. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Ấn Độ chỉ chiếm 1,46% tổng kim ngạch nhập khẩu của Ấn Độ. Với dân số trên 1,2 tỷ người, một trong những nước đông dân nhất thế giới, Ấn Độ là thị trường có nhu cầu rất lớn đối với hầu hết các mặt hàng cả về số lượng và chủng loại. Mỗi năm, Ấn Độ nhập khẩu lượng hàng hóa khoảng 500 tỷ đô-la Mỹ và dự báo kim ngạch nhập khẩu có tốc độ tăng trưởng 5 đến 10% trong giai đoạn tới.
Về nhập khẩu, còn có nhiều mặt hàng thế mạnh của Ấn Độ mới chỉ nhập khẩu vào Việt Nam với số lượng rất hạn chế như hàng điện công nghiệp nhẹ, viễn thông, phương tiện vận tải, hàng điện tử, phụ tùng máy và thiết bị, sắt thép, phân bón.
Tính đến tháng 11/2013, Ấn Độ có 76 dự án, đứng thứ 30/101 quốc gia có vốn đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký là 254 triệu USD, tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, khai khoáng. Hai nước còn có nhiều tiềm năng to lớn trong các lĩnh vực hợp tác đầu tư như công nghiệp chế tạo, sản xuất dược phẩm, dệt may, công nghiệp phụ trợ, năng lượng, công nghiệp ôtô, xe máy, sản xuất điện tử, máy vi tính và phần mềm.
Một năm với nhiều hoạt động đáng ghi nhận
Nổi bật nhất trong quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam – Ấn Độ năm 2013 là việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Ấn Độ theo lời mời của Thủ tướng Ấn Độ Mammohan Singh. Chuyến thăm Ấn Độ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng diễn ra trong bối cảnh Ấn Độ và Việt Nam tăng cường đẩy mạnh mối quan hệ đối tác chiến lược, hợp tác toàn diện trong nhiều lĩnh vực, trong đó chú trọng đến hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư.
Năm 2013 là năm thứ 4 Hiệp định thương mại hàng hóa AITIG có hiệu lực. Doanh nghiệp hai nước đã tận dụng có hiệu quả lợi thế của việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo lộ trình thực hiện Hiệp định, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sử dụng C/O mẫu AI (theo AITIG) tăng mạnh theo từng năm. Với việc duy trì mức độ tăng trưởng xuất khẩu tốt, cán cân thương mại hai chiều cũng đang có sự cải thiện rõ nét, nhập siêu từ Ấn Độ ngày càng được thu hẹp. Mặc dù vậy, trao đổi thương mại giữa hai nước vẫn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch thương mại của cả Ấn Độ và Việt Nam.
Cũng trong năm 2013, nhằm phổ biến tới cộng đồng doanh nghiệp về Hiệp định AITIG, Nạp Tiền 188bet đã phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Phòng Thương mại Ấn Độ tại Việt Nam (Incham) tổ chức nhiều hội thảo tại các địa phương trên cả nước để giới thiệu các nội dung cơ bản, lợi thế của việc thực hiện Hiệp định đối với xuất nhập khẩu hàng hóa.
Trong thời gian qua, nhiều mặt hàng xuất khẩu mới của Việt Nam thâm nhập vào thị trường Ấn Độ như clinker, sản phẩm hóa chất, linh kiện ô tô, thức ăn gia súc, dược phẩm… là minh chứng cho thấy cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Ấn Độ đang có chiều hướng thay đổi tích cực và bền vững hơn. Về nhập khẩu, với trên 90% kim ngạch nhập khẩu từ Ấn Độ là các nguyên liệu đầu vào cho nền kinh tế, việc thực hiện AITIG góp phần giúp các doanh nghiệp, các nhà sản xuất của Việt Nam tiếp cận nguồn nguyên liệu đầu vào với chi phí thấp hơn, nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam.
Cũng trong năm 2013, bên cạnh Kỳ họp lần thứ 15 Ủy ban Hỗn hợp giữa hai nước, hai bên đã hoàn tất thành lập Tiểu ban thương mại hỗn hợp Việt Nam – Ấn Độ và Kỳ họp đầu tiên của Tiểu ban đã được tổ chức vào tháng 11. Đoàn Nạp Tiền 188bet Việt Nam do Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú làm Trưởng đoàn đã có những buổi làm việc với Trưởng đoàn phía Bạn do Lãnh đạo Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ. Hai bên đã điểm lại tình hình phát triển kinh tế, thương mại của mỗi nước, tình hình quan hệ thương mại, hợp tác công nghiệp và đầu tư giữa hai nước, qua đó đề xuất các biện pháp tháo gỡ vướng mắc trong giao thương, đưa ra chương trình hành động chung nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác trong thời gian tới. Một số vấn đề chính được thảo luận và đưa vào nội dung biên bản Kỳ họp gồm: thực trạng trao đổi thương mại giữa hai nước; kế hoạch tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại; đề ra các cơ chế hợp tác trong lĩnh vực thương mại, biện pháp dỡ bỏ những rào cản thương mại giữa 2 nước; thảo luận về kế hoạch hợp tác trong các lĩnh vực như dược phẩm, may mặc, dầu khí… Việt Nam mong muốn Ấn Độ sẽ đầu tư hơn nữa vào các lĩnh vực ưu tiên như: hóa chất, phân bón và năng lượng. Phía Ấn Độ cũng bày tỏ mong muốn 2 bên sẽ hợp tác chặt chẽ hơn trong các lĩnh vực nông nghiệp và trồng trọt nhằm nâng cao năng suất và giá trị gia tăng. Cũng trong kỳ họp, 2 bên nhất trí sẽ đẩy mạnh việc hợp tác trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng và vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không và đường biển.
Với những kết quả nổi bật như trên, có thể đánh giá năm 2013 tiếp tục là một năm khởi sắc trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ, tạo đà cho những bước chuyển biến mạnh mẽ trong thời gian tới trong quan hệ hai nước.