Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Lào

Trong khuôn khổ chuyến công tác của Đoàn công tác Nạp Tiền 188bet (Tổ công tác về Người Việt Nam ở nước ngoài - Tổ 36) do Thứ trưởng Nạp Tiền 188bet Nguyễn Cẩm Tú dẫn đầu sang làm việc tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, phóng viên Nạp Tiền 188bet đã có cuộc trò chuyện với ông Trần Bảo Giám, Tham tán thương mại Việt Nam tại Lào về tình hình kinh tế thương mại giữa Việt Nam - Lào trong thời gian qua từ đó nhận định cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp, Việt kiều Việt Nam ở nước sở tại.

PV: Xin chào ông Trần Bảo Giám, xin ông có thể cho biết tình hình kinh tế, thương mại giữa Việt Nam – Lào khi Hiệp định thương mại song phương và Hiệp định thương mại biên giới Việt – Lào được ký kết?

 

Ông Trần Bảo Giám: Do có biên giới đất liền chung dài, quan hệ thương mại Việt Nam và Lào mang tính truyền thống bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau và ngày càng được Đảng, Nhà nước và Chính phủ hai Bên luôn quan tâm phát triển. Kim ngạch thương mại luôn tăng trưởng trên dưới 20% trong giai đoạn 2008 – 2014. Về đầu tư, Việt Nam hiện là một trong những nhà đầu tư hàng đầu trong số các nước đầu tư tại Lào với tổng số vốn đầu tư tích lũy vào khoảng trên 5 tỷ USD tại hơn 270 dự án, đa dạng về ngành nghề và trải dài trên nhiều địa bàn khác nhau của Lào. Hai nước Việt Nam và Lào hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Quan hệ thương mại Việt Nam-Lào tuy có phát triển, hai Bên dành cho nhau những ưu đãi về thuế nhập khẩu đối với hàng hóa được sản xuất từ mỗi nước khi nhập khẩu vào nhau, thỏa thuận tạo điều kiện cho người, hàng hóa và phương tiện của hai nước qua lại biên giới, nhưng vẫn chưa tương xứng với quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt. Từ năm 2015 đến nay, kim ngạch thương mại song phương có xu hướng giảm do giá cả trên thị trường thế giới giảm, Lào cấm xuất khẩu gỗ bán thành phẩm và chỉ cho xuất khẩu gỗ thành phẩm. Trong khi đó, kim ngạch mặt hàng gỗ chiếm tới trên 60% kim ngạch xuất khẩu của Lào sang Việt Nam.

 

PV: Tốc độ phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam tại Lào trong thời gian gần đây diễn ra như thế nào?

 

Ông Trần Bảo Giám: Từ những năm 2003 đến nay, đã có nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam đầu tư vào Lào trên tất cả các lĩnh vực như tài chính ngân hàng, thủy điện, khai thác khoáng sản, nông lâm nghiệp, viễn thông, dịch vụ thương mại, bất động sản, v.v… Điển hình như các dự án của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Tổng công ty Cao su Việt Nam, Ngân hàng BIDV, Tập đoàn Than khoáng sản, v.v… Các doanh nghiệp này đã góp phần phát triển kinh tế Lào, là hạt nhân trong việc thu hút các công ty nhỏ và vừa của Việt Nam đầu tư vào Lào.

 

PV: Một trong những nội dung của Hiệp định tự do song phương Việt – Lào đó là sau khi ký kết sẽ có hơn 95% mặt hàng sẽ được xóa bỏ thuế quan. Điều này tạo thuận lợi như thế nào cho các doanh nghiệp Việt Nam?

 

Ông Trần Bảo Giám: Hiệp định Thương mại mới 2015 đã tích hợp toàn bộ nội dung của Bản Thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ nhân Dân Lào về các mặt hàng được áp dụng ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu Việt – Lào ký ngày 01 tháng 12 năm 2011, gia hạn đến hết năm 2015, theo đó các ưu đãi của hai nước giành cho nhau sẽ được hưởng một cách ổn định (5 năm nếu không có những thông báo khác từ các Bên). Ngoài ra, Hai Bên còn kí kết Hiệp định Thương mại Biên giới mà tại đó các ưu đãi riêng có giữa hai nước, đặc biệt đối với hàng hóa được sản xuất ở vùng biên giới, thương nhân biên giới, doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sản xuất hàng hóa tại vùng biên giới Lào. Các ưu đãi đối với hàng hóa, thương nhân, nhà đầu tư được qui định chi tiết tại Hiệp định thương mại biên giới.

 

PV: Các mặt hàng chính của Việt Nam được phân phối tại thị trường Lào là gì? Người dân bản địa có thực sự hào hứng và ưa chuộng những sản phẩm từ Việt Nam?

 

Ông Trần Bảo Giám: Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Lào là xăng dầu, sắt thép, phương tiện vận tải, phụ tùng, máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng, than đá, rau quả, hàng dệt may, dây điện và dây cáp điện. Trong đó, nổi bật là xăng dầu và sắt thép, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Lào, năm 2011 là 42,4%, năm 2012 là 49%, năm 2013 là 45,58%, 9 tháng năm 2014 là 41,51%. Hàng nhập khẩu từ Lào chủ yếu là gỗ và các sản phẩm gỗ, chiếm khoảng 65-70% kim ngạch Việt Nam nhập khẩu từ Lào. Phải nói rằng, người tiêu dùng Lào rất ưa chuộng hàng hóa Việt Nam, chất lượng mẫu mã không thua kém gì hàng hóa của Thái Lan, Trung Quốc. Tuy nhiên, một số mặt hàng chưa được chú trọng in ấn thông tin về hàng hóa trên bao bì.

 

Ông Trần Bảo Giám, Tham tán thương mại Việt Nam tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

PV: Bên cạnh những thuận lợi từ Hiệp định song phương mang lại, doanh nghiệp Việt Nam có gặp phải những khó khăn, vướng mắc gì không?

 

Ông Trần Bảo Giám: Hiệp định thương mại song phương và Hiệp định thương mại biên giới Việt Nam-Lào kí năm 2015 đã tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động của doanh nghiệp ổn định, lành mạnh, xóa bỏ thuế quan và rào cản. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn gặp nhiều cản trở, khó khăn như kết nối giao thông giữa hai nước chưa thực sự thuận lợi, thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu còn mất nhiều thời gian, phiền hà, các doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư tại Lào khó tiếp cận với các nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại, v.v…

 

PV: Trên cương vị Tham tán thương mại tại thị trường Lào, theo ông đánh giá, thị trường Lào còn nhiều tiềm năng để cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng sản xuất, kinh doanh tại đây hay không?

 

Ông Trần Bảo Giám: Theo kế hoạch nhập khẩu của Lào năm 2014-2015 là 4,7 tỷ USD (tăng 10% so với năm trước) và theo các số liệu thống kê về nhập khẩu theo mặt hàng, theo thị trường của Lào, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam chỉ bằng 12,13% kim ngạch hàng hóa nhập khẩu từ các nước, bằng 13,20% kế hoạch nhập khẩu của Lào. Như vậy, tiềm năng đối với hàng hóa Việt Nam là rất lớn. Nhất là những mặt hàng có kim ngạch lớn như xăng dầu, sắt thép các loại, xi măng, clinker, cáp điện và dây điện các loại, phương tiện và phụ tùng.

 

PV: Bằng kinh nghiệm của mình khi công tác tại thị trường Lào, ông có thể đưa ra nhưng lưu ý cho các doanh nghiệp Việt Nam khi muốn mở rộng sản xuất kinh doanh tại Lào?

 

Ông Trần Bảo Giám: Tôi cho rằng, để mở rộng sản xuất kinh doanh tại Lào, doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu, khảo sát , nắm chắc nhu cầu thị trường, luật pháp, phong tục tập quán. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, cần nghiên cứu kỹ Hiệp định thương mại song phương và Hiệp định thương mại biên giới Việt Nam-Lào ký năm 2015 để tranh thủ được những ưu đãi dành cho hàng hóa và doanh nghiệp, tham khảo ý kiến của các cơ quan đại diện của Việt Nam tại Lào (Phòng Thương vụ, Phòng Kinh tế Đại sứ quán Việt Nam tại Lào).

 

Xin cảm ơn ông đã tham gia cuộc trò chuyện!


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website