Ngành dệt, da và quần áo của Ma Rốc
Thị trường Ma Rốc phản ánh những ngành sản xuất của Ma Rốc, đáng chú ý là các ngành dệt vải ,da và may. Đây là những ngànht có tính truyền thống và đang phát triển, giữ vị trí chủ yếu trong nền kinh tế của Vương Quốc Ma Rốc. Hiểu biết tổng quan những ngành này ,sẽ tạo những thuận lợi đưa ngành dệt vải,da và may Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế,tham gia vào việc nhượng quyền Thương hiệu, cũng như mở rộng thị trường và gia tăng giá trị sản phẩm trong chuỗi sản xuất. Hiện nay tại MaRốc đang tồn tại rất nhiều Thương hiệu thời trang và Thương hiệu giày thể thao nổi tiếng trên thế giới như Dolce&Gabbana, Armani, Versace, Gucci, Burberry, Hererrmès, Dior, Prada, Chenel, Gap, Louis Vuitton và Adidas, Reebok, Puma, v.v... Thương vụ Việt nam tại Ma Rốc xin trân trọng giới thiệu với độc giả, tóm lược tổng quan những ngành này của Ma Rốc .
Khu vực dệt vải, sản xuất da và quần Áo tại Ma Rốc
Dệt vải, da và quần áo là một trong những khu vực truyền thống của Ma Rốc. Tính theo từng phần trong những ngành công nghiệp theo giá trị gia tăng của dự phòng trên mức cơ sở tổng giá trị thuế sản phẩm, lần lượt là:
Dệt vải: 15 % Sản xuất da: 41% và quần áo: 41 % .
Tình hình quốc tế của ngành vải dệt và Quần áo của Ma Rốc
Hiệp định qui trình thương mại hướng ngoại đã được thiết lập giữa những năm 80, đã đang đưa công nghiệp dệt vải và sản xuất quần áo Ma Rốc hội nhập vào thị trường Liên Minh Châu Âu. Những hoạt động sản xuất chuyên sâu và lao động đã đang là nguồn cung từ bên ngoài của Ma Rốc, đã phát triển trở thành đối tác thương mại quyết định đối với Liên Minh Châu Âu.
Nói cách khác, trong phạm vi chiều hướng phân khúc thị trường sản xuất, Ma Rốc đã trở thành một phần trong mạng lưới sản xuất của Liên minh Châu Âu.
Phân khúc này đã được chuyển hướng theo những điều khoản của những hiệp định qui trình thương mại, bao gồm tham gia vào thị trường ưu đãi qua giảm thuế, dành hạn nghạch cao hơn cho thành phẩm. Tuy nhiên, việc cung cấp vốn đầu vào cho sản xuất chuyên sâu về những sản phẩm như vải dệt hoặc sợi hãy còn tồn tại trong Liên minh Châu Âu, do những sản phẩm này không đủ phẩm chất tiếp thị tại những thị trường ưu đãi.
Với Hiệp định về hiệp hội có hiệu lực trong năm 2000, những Hiệp định về qui trình thương mại hướng ngoại đã bị đình chỉ và thay thế bởi những quy tắc xuất xứ dựa trên sự áp dụng. Những điều quy định được ghi lại, đã hai lần thay đổi, điều này có nghĩa là nguyên liệu, bán thành phẩm đưa vào phải đảm bảo chất lượng cho đến công đoạn cuối cùng để tiếp thị được những thị trường ưu đãi cũng như là sản phẩm đầu vào, được nhập khẩu qua Liên minh Châu Âu. Tuy nhiên, đã đang đưa vào việc xây dựng nguồn và những cơ cấu sản xuất theo những hiệp định về quy trình thương mại đón sản xuất đầu vào ở mức tương đối thấp. Do một phần những hoạt động vận động hậu trường thuộc ngành công nghiệp quần áo, nhưng quy tắc này đã được nới lỏng từ năm 2005, chuyển thành quy tắc của tất cả các nước bên bờ biển địa trung hải thuộc Liên minh Châu Âu, có thể thành nguồn cho đầu vào như ví dụ về nước Thổ Nhĩ Kỳ và hãy còn đủ tư cách cho tiếp thị thị trường ưu đãi.
Thời hạn của Hiệp định về dệt vải và may quần áo - Thỏa thuận chuyển dịch từ hiệp định đa sợi - Cuối năm 2004 đã không đưa đến suy giảm hàng xuất khẩu vào Liên Minh Châu Âu trong thời kỳ 2005 đến 2008, như đã dự đoán, phần này do có những biện pháp bảo vệ chống lại Trung Quốc. Tuy nhiên, những cạnh tranh mới từ Châu Á đã đưa các nhà sản xuất Ma Rốc suy nghĩ lại về mô hình kinh doanh và cơ cấu sản xuất tương đương. Điều này cũng tạo nên khả năng thông qua được những sự hỗ trợ của chính phủ như đã nêu trong phần trước. Đặc biệt, Ma Rốc đã thành công khi đi vào phân đoạn sản xuất hàng thời trang có vòng quay nhanh trong khoảng thời gian ngắn, giá thành thấp, sự mềm dẻo, năng suất và chất lượng cao. Do vậy, sau thời gian giảm nhẹ xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu năm 2005 đánh dấu bằng mức tăng trưởng xuât khẩu trong ba năm lần lượt là: 7,9% , 17,9 % và 5,4 % .
Năm 2009, hàng quần áo xuất khẩu Ma Rốc bị giảm mạnh tới 19,4%. Việc giảm này đưa đến việc loại bỏ những biện pháp bảo vệ chống lại Trung Quốc, gây hậu quả tăng nhập khẩu hàng của Liên minh Châu Âu vào Ma Rốc, quan trọng hơn dẫn tới khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Cơ cấu và Thực hiện
Những chỉ số chủ chốt
Bảng 1 Tóm lược những chỉ số chủ chốt của ngành công nghiệp may quần áo và da từ năm 2004 đến 2008. Với khoảng 500 nhà máy sản xuất quần áo.
Trong những năm này sản xuất đã tăng hơn 10% đạt tổng giá trị xấp sỉ 2.3 tỷ Euro năm 2008. Có nhiều việc làm nhất trong hai năm 2006 và 2007 tương ứng với mức tăng trưởng xuất khẩu cao trong thời kỳ này. Năm 2008, có hơn 180 000 công nhân được tuyển vào làm trong ngành công nghiệp.Những chỉ số giá trị gia tăng đã phản ánh sự phụ thuộc của ngành công nghiệp Ma Rốc vào nguồn đầu vào trong phân khúc sản xuât, chiếm 1/3 tổng giá trị sản xuất. Tỷ lệ này liên tục duy trì ít nhiều trong những năm xuất hiện, những chỉ số này không làm biến đổi tình hình cơ cấu sản xuất tới nơi có nhiều hoạt động, làm tăng thêm giá trị gia tăng được thực hiện tại Ma Rốc. Cuối cùng, những con số cho thấy rằng hoạt động đầu tư trong hai ngành công nghiệp đã được chọn từ năm 2004, đạt sấp xỉ 140 triệu Euro năm 2008.
Bảng 1
Những chỉ số chủ yếu của ngành da và quần áo
|
Dệt vải
Tính đến năm 2015,Ma Rốc có 1600 nhà sản xuất vải, gồm cả hãng Tây Ban Nha là inditex, có thương hiệu Zara và Bershka.
Giá trị thị trường nội địa 40 tỷ Diham (4,35 tỷ Euro) , trong đó xuất khẩu chiếm 30 tỷ Diham (3,26 tỷ Euro).
Như trên đã nêu, ngay từ khi bắt đầu, ngành công nghiệp dệt vải nhỏ nhất so với ngành sản xuất da và may quần áo. Những mối quan hệ mắt xích đã phát triển theo những hiệp định qui trình thương mại hướng ngoại , cũng như những khoản đầu tư hạn chế trong những năm đó, đưa đến sự phụ thuộc vào nhập khẩu tương đối cao về vải dệt, đó là hành động đưa vào đầu vào ngành công nghiệp may quần áo. Điều này cũng phản ánh về chỉ số việc làm, đã đang giảm xuống còn 80 000 việc làm năm1996, chiếm gần một nửa tổng số việc trong năm 2007.
Các nhà máy dệt hầu hết thuộc sở hữu của Nhà nước, cung cấp đầu vào cho sản xuất hàng tiêu dùng cho thị trường trong nước. Tuy nhiên ,những hoạt động đầu tư tư nhân đã và đang tăng lên trong những năm gần đây, phần nào do việc ký kết hiệp định thương mại tự do giữa Mỹ và Ma Rốc . Điều này đặc biệt liên quan đến hội nhập các nhà sản xuất theo chất lượng sản phẩm, đã tập trung trong ngành sản xuất cho thị trường xuất khẩu. Những khoản đầu tư đã được chính phủ hỗ trợ , đã đưa được vào kênh tài trợ thông qua quỹ Hassan II hoặc qua quy định về đất của Nhà nước.
Sản xuất da
Tương tự như ngành công nghiệp may quần áo, sản xuất da đã có truyền thống từ lâu đời tại Ma Rốc. Chất đầy trên đệm kê hàng, từ hàng da cho cá nhân cho tới túi, va ly, quần áo, giày, bốt rồi sau đó là một loạt loại sản phẩm lớn nhất. Thầu phụ hợp đồng hãy còn giữ vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp sản xuất da. Tuy nhiên, tương tự với việc cung cấp hàng có bao gói đầy đủ trong các ngành công nghiệp dệt vải và may quần áo, người mua ngày càng có nhiều nhu cầu mua hàng rộng khắp toàn cầu, ví dụ những nhà cung cấp hàng hóa, có thứ hạng phẩm cấp cao tham gia hội nhập theo chất lượng. Những công ty Ma Rốc đã đang đáp ứng những nhu cầu này và thậm chí vài công ty cũng đã phát triển được thương hiệu của nó trên thị trường quốc tế. Hơn nữa, thực hiện đơn hàng trên khắp thế giới, những nhà sản xuất hàng da Ma Rốc tập trung hướng tới chào hàng chất lượng cao, ứng phó với chiều hướng giá thành cạnh tranh của các công ty tại châu Á đang tăng lên (sản xuất sản phẩm với giá thành thấp ). Do kết quả, không chỉ sản xuất sản phẩm có phần giá trị gia tăng tăng cao, mà nhãn mác hàng chất lượng cao như Pierre Cardin hoặc Louis Vuitton cũng đã bắt đầu được sản xuất tại Ma Rốc.
Ngành công nghiệp da gồm xấp xỉ 340 doanh nghiệp, tổng số lực lượng lao động khoảng 17500 người và tạo nên giá trị sản xuất đạt 270 triệu Euro. Xếp hạng sản phẩm lớn nhất của ngành công nghiệp da là sản xuất giày, gồm khoảng 230 doanh nghiệp, sử dụng 14500 người. Năm 2010, tổng trị giá giày được sản xuất là 205 triệu Euro. Sản phẩm thuộc phân hạng khác có: xưởng thuộc da, xưởng thuộc da kiểu Ma Rốc và công nghiệp may quần áo da, chiếm ít nhiều, ngang bằng những phần thuộc giá trị sản xuất còn lại. Tương tự, ngành công nghiệp may quần áo da phần lớn tại Casablanca, đã thực hiện tới 67 % công đoạn sản xuất. Lưu ý: Tính theo giá trị sản xuất. Trên các đơn vị sản phẩm, đã được sản xuất tại Casabalanca, chỉ chiếm khoảng 52% giá trị thuộc tổng số sản xuất. Điểm này hướng đến những mẫu tương tự như trong ngành công nghiệp may quần áo, nơi có nhiều lao động lành nghề, kỹ thuật cao trong khu vực, có khả năng sản xuất ra những hàng hóa chất lượng cao, đã bán được hàng ra thị trường với giá cao hơn.
Phần lớn ngành công nghiệp sản xuất da hãy còn hoạt động trong những xưởng sản xuất nhỏ. Tuy nhiên, với việc các công ty ngày càng tập trung tham gia hội nhập quốc tế ngày một nhiều hơn, nên các công ty đang chuyển sang sản xuất thích ứng với các tổ hợp người mua quốc tế phức tạp. Sự chuyển dịch này đã nhận được sự hỗ trợ từ Nhà nước và Liên đoàn những ngành công nghiệp sản xuất da Ma Rốc. Do tầm quan trọng của ngành công nghiệp da , nên người ta đã sử dụng kế hoạch khẩn cấp cho ngành công nghiệp này để đáp ứng tốt hơn. Cùng với những biện pháp đã gia tăng đối với các hoạt động xúc tiến xuất khẩu, người ta đào tạo nhân viên, đưa quy trình hiện đại vào sản xuất. Hơn nữa Trung tâm công nghệ da Ma Rốc còn hỗ trợ phát triển sản phẩm thông qua đào tạo và trợ giúp kỹ thuật. Đầu tư tư nhân ổn định đạt mức cao xấp xỉ 17 triệu Euro năm 2009.
Công nghiệp may quần áo
Có 4 vùng chính sản xuất quần áo :
Xung quanh các thành phố Casablanca , Fes, Ra bat và Tangier. Mỗi vùng, có những đặc điểm riêng hình thành trong nhũng thời kỳ lịch sử, có những người mua và những mô hình nguồn.
Trải qua những thời kỳ lịch sử,thành phố Fes là trái tim của ngành công nghiệp may Ma Rốc. Ngành công nghiệp may thuộc sự kiểm soát của vài gia đình có ưu thế hơn trong cạnh tranh sản xuất với giá thành lao động thấp. Điều này xảy ra cùng trong những công ty đã so sánh có trình độ ở kỹ năng lao động thấp, xuất hiện tương phản với Ra bát, nơi có nhiều người lao động có chuyên môn và kỹ năng cao hơn. Đặc điểm này dẫn đến những sản phẩm sản xuất tại Ra bát có chất lượng cao và môi trường làm việc đạt tiêu chuẩn lao động xã hội. Trong thực tế, qua xem xét thấy đây là một phần của chiến lược kinh doanh tổng hợp của những công ty ở trong vùng. Những điều kiện làm việc không thỏa mãn và mức lương thấp đã gây nên việc di chuyển những lao động chủ yếu từ thành phốFes tới Casablanca và Tangier, nơi các ông chủ các nhà máy hướng tìm đến người lao động tốt hơn và nuôi dưỡng môi trường lao động năng động hơn , bao gồm cả những tiêu chuẩn xã hội cao hơn.
Phương pháp khác, tiếp cận các mặt của nguồn nhân lực cũng được phản ánh trong các loại mô hình kinh doanh, tương ứng với những sản phẩm và thị trường đã được những công ty phục vụ tại các vùng khác nhau.
Trong các hãng tại thành phố Fes đang tập trung vào sản xuất lớn các mặt hàng quần áo truyền thống để bán vào thị trường nội địa . Mặt khác, những công ty tại thành phố Casablanca, Rabat và Tangier có nhiều phương tiện sản xuất và cơ sở hạ tầng hiện đại. Những loại phương tiện đặt trong những vùng đó đang sản xuất cho thị trường xuất khẩu . Tuy nhiên, những thị trường xuất khẩu lại cần những kích thước khác nhau do a) phạm vi địa lý b) Mô hình kinh doanh , hoặc loại dịch vụ / sản phẩm tương xứng .
Cơ bản có 3 loại hiệp định giữa các nhà sản xuất Ma Rốc và Những nhà cung cấp Châu Âu trong ngành công nghiệp. Những loại hiệp định có khác biệt, do mức độ hội nhập theo chất lượng. Các hãng hoạt động truyền thống đang sản xuất theo những hiệp định được gọi là “những hiệp định về gia công”, tại nơi đó vải và những nguyên liệu đầu vào khác do khách hàng cung cấp cho nhà sản xuất (thầu ); Đây là sự hội nhập ở mức thấp nhất cùng với chuỗi giá trị mắt xích. Tuy nhiên, cũng có các trường hợp khách hàng cung ứng vải cắt may, nhà cung cấp chỉ sản xuất và giao hàng đã gia công. Đây là sự sắp đặt thông thường qua thầu phụ. Năm 2010, ước tính từ 50 % đến 70 % hiệp định là gia công. Những Hãng Ma Rốc sản xuất hàng hóa đơn giản không tạo thêm được bất kỳ giá trị dịch vụ gia tăng nào kèm theo. Tương phản, hiệp định về dịch vụ trọn gói bắt đầu từ sản xuất, bao gồm cả sản xuất tấm bệ để hàng , từ khâu thiết kế cho đến khi giao hàng cho tổ chức ở đầu vào thị trường. Hiệp định trung gian giữa hai hình thức chuyên sâu hội nhập này, là hiệp định cung cấp có chọn lựa những “phần mềm cùng gia công“ . Theo sự sắp xếp này nhà cung cấp có thể đóng góp bổ sung thiết kế hoặc đưa ra những đề nghị về vải. Tuy nhiên, những nguồn đầu vào và những rủi ro tài chính vẫn thuộc trách nhiệm Bên mua.
Đối với Bên mua, Liên minh Châu Âu chiếm thị phần lớn nhất trong thị trường xuất khẩu. Theo truyền thống, Ma Rốc có quan hệ tốt với 15 nước thuộc Liên minh Châu Âu, chiếm thị phần xuất khẩu 87% năm 2009. Những thị trường chính là Tây Ban Nha, Pháp, Vương quốc Anh và Đức. Những người mua Pháp và Anh ưa chuộng duy trì sắp xếp nguồn cung ứng liên tục trong sự kiểm soát của phần lớn chuỗi giá trị. Điều này thích ứng với loại hình gia công đã nêu tại phần hiệp định gia công ở trên. Tiếp theo ý nghĩa sản phẩm này đã được lưu kho trong suốt cả năm. Thêm nữa, tập trung hết sức vào chất lượng của những sản phẩm. Những yêu cầu như vậy đòi hỏi phải có lao động lành nghề và những phương tiện sản xuất hiện đại, đặc biệt có thể thấy tại thành phố RaBat, cũng như có tại thành phố Casablanca.
Tương phản, thị trường Tây Ban Nha nổi lên là thị trường xuất khẩu lớn nhất, do người mua tích cực tham gia trong ngành công nghiệp thời trang đang phát triển nhanh chóng. Đây là sự kết nối với mô hình nguồn riêng biệt có những đặc điểm chính về sự ứng phó ở mức cao trên thị trường. Hãng hoạt động chủ yếu trên thị trường này là hãng sử dụng vải từ Ấn độ có thương hiệu cờ tàu mang nhãn Zara. Vải loại không bền này (chu kì vòng đời rất ngắn) yêu cầu quãng đường tiếp thị ngắn, sản xuất đúng lúc,với trình độ sáng tạo thấp. Tương phản với việc thành lập,những mối quan hệ giữa người mua- người cung ứng không sâu sắc, không lâu dài, cần nhiều người buôn bán trung gian giữa hai nhân tố. Các công ty Ma Rốc đang hoạt động tại phân khúc thị trường này ở trong một khu vực lớn vùng Tangier. Việc này chủ yếu do cơ sở hạ tầng khu vực này hoàn hảo, bao gồm có cả cảng biển quốc tế.
Đưa đến kết quả chỉ dùng thời gian tối thiểu, không những chỉ đưa tới nơi sản xuất ”gần hơn” với thị trường mà còn tạo ra những khả năng sáng tạo mức độ thấp .
Năm 2008, có 880 Hãng đang ký sản xuất quần áo. Đây là con số suy giảm từ con số 1200 Hãng từ năm 2002.
Sản xuất qua những năm này đã tăng lên, chỉ ra rằng ngành công nghiệp này đang trong quá trình củng cố. Theo Tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO).
Đại đa số những công ty này thuộc sở hữu Nhà nước. Những Công ty này có quan hệ chặt chẽ với Chính phủ, phản ánh trong các hoạt động đầu tư xảy ra khi đã bị loại khỏi Hiệp định đa sợi. Cùng với hiệp hội công nghiệp dệt may, Chính phủ đã thành lập Quỹ tái cơ cấu tài chính và Quỹ nâng cấp doanh nghiệp. Kế hoạch khẩn cấp và những kế hoạch phụ cho an ninh xã hội, định giá thành điện là những biện pháp bổ sung có ý nghĩa duy trì và phát triển hơn nữa vị trí của những ngành công nghiệp này trên thị trường thế giới.
Vấn đề xã hội và Môi trường
Đề cập một cách rõ ràng đến ngành công nghiệp, là khu vực dệt vải, sản xuất da và may quần áo giữ vai trò có ý nghĩa, tạo việc làm. Tuy vậy, đây không phải là chỉ số về chất lượng việc làm của khu vực này. Tổng quan cho thấy,có bằng chứng về Ma Rốc đạt tiêu chuẩn lao động thấp.Vấn đề này gồm cả những điều kiện, giờ lao động, chế độ sử dụng lao động thời vụ, lao động bất thường, theo giới tính, lương tuần, lương phụ ( Bình quân giá thành lao động, ước khoảng 1, 53 Euro/ giờ, năm 2008 ). Hơn nữa,ước tính khu vực phụ, có nhiều công nhân chỉ kiếm được lương ở mức tối thiểu. Phụ nữ chiếm mức cao hơn sấp xỉ 85 % tổng lực lượng lao động. Mức nghiệp đoàn thấp 3%. Vài hoạt động nghiệp đoàn trong khu vực nổi lên là nam giới. Xét phụ nữ chiếm 85 % lực lượng lao động, cho thấy giới tính đại diện trong những tổ chức này, không có tỷ lệ giới gộp trong lực lượng lao động kết hợp. Còn phân biệt đối xử về đào tạo việc làm liên tục, giờ làm và điều kiện làm việc tồi.
Để ứng phó với những vấn đề này, Hiệp hội công nghiệp dệt may đã thiết kế và thực hiện sản xuất loại sợi được gọi là sợi Citoyen ( FC), đã đặt mã trong ngành dệt vải và may quần áo. Việc này, không chỉ làm gia tốc thúc đẩy những tiêu chuẩn lao động mà còn tiến tới tạo ra được tiêu chuẩn đầy đủ để sản xuất bệ hàng bền vững.Với việc ngày càng tăng sự hiểu biết những vấn đề đòi hỏi bền vững của những Bên mua Châu Âu,năm 2007 những Hãng của Tây Ban Nha đã ký thỏa thuận độc quyền với những nhà cung cấp hàng có nhãn FC.
Vấn đề xã hội đặc biệt quan trọng trên thế giới với mức độ ngày càng tăng lên của phân khúc sản xuất đang nâng cấp xã hội. Điều này được đánh giá trên ba mặt : Qui trình, sản phẩm và nâng cấp chức năng. Nói chung , có sự phụ thuộc ở mức cao giữa ba cấu phần nâng cấp xã hội. Ví dụ , sản phẩm nâng cấp yêu cầu kỹ năng lao động mới đặt ra cho những người lao động cũng như thiết bị mới đạt tiềm năng trong quy trình sản xuất. Vòng quay này có thể tạo cho trục quay đạt toàn bộ hiệu suất của quá trình sản xuất.
Mục đích duy nhất trong quá trình nâng cấp là để đạt được mức độ nâng cấp chức năng cao, tham gia thực hiện nhiều nhiệm vụ hơn cùng với chuỗi giá trị, hoặc nói cách khác, bảo đảm thị phần có giá trị cao hơn trước. Trường hợp này không cần thiết cho sản phẩm và nâng cấp qui trình.
Như vậy,nâng cấp xã hội là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt khi xem xét những nhu cầu gây xung đột trong ngành công nghiệp thời trang đang phát triển rất nhanh. Ví dụ như : Thời gian sản xuất ngắn, chất lượng sản phẩm cao. Cũng vậy, ngành thời trang phát triển nhanh, yêu cầu phải có học vị cao hoặc có khả năng có thể ứng phó được, ở vị trí có đầy tiềm năng đe dọa qui trình nâng cấp xã hội, từ khi có sự mềm dẻo trong sản xuất thường xuyên phản ánh qua lực lượng lao động, không có đủ việc làm thường xuyên. Trong phạm vi ngành công nghiệp thời trang, cho thấy nổi lên hầu hết những quan ngại về những người lao động không lành nghề làm việc tại phân đoạn cuối của chuỗi giá trị, ví dụ như : đóng gói, giữ kho, giao nhận, vận chuyển. Nói cách khác, Những lao động không thường xuyên là những lực lượng “ lao động đệm mềm dẻo “ , khả năng gây nên sự suy giảm liên tục nhu cầu.Những công nhân như vậy, không được hưởng lợi từ nâng cấp xã hội.
Không có vấn đề môi trường riêng được nêu ra tại ngành sản xuất quần áo. Tuy nhiên, ngành sản xuất vải và da liên quan đến việc tạo ra 30 % phế thải độc hại cho đất nước. Thêm nữa, hai ngành công nghiệp này cũng sản ra 16,5 triệu m3 chất lỏng độc hại, chiếm thành phần trong chất thải độc hại. Trong khi đề cập đến những xưởng sản xuất tại địa phương. Đại diện ngành công nghiệp đã nhận thấy, đây thực sự là thách thức lớn nhất đối với ngành công nghiệp sản xuất da. Tuy vậy, vùng Fes đã tích cực xây dựng những nhà máy xử lý nước và quản lý phế thải. Những nhà máy này đã làm giảm nhẹ hậu quả của phế thải xấu .
Thực hiện tại khu vực xuất khẩu
Bảng 8.2 Trình bày, đứng đầu năm mặt hàng xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu năm 2002 , khu vực dệt vải, sản xuất da ,sản xuất giày, may quần áo da và may quần áo. Những sản phẩm này đã được lọc , tái phục hồi theo mức HS-04, cung cấp đầy đủ chi tiết theo phân chia sản phẩm của một trong những ngành công nghiệp đã được phân tích. Do vậy,4 sản phẩm trong công nghiệp sản xuất quần áo, trong đó giày (6403) trong ngành công nghiệp da. Toàn bộ, phần của 5 sản phẩm trong những mặt hàng nhập khẩu vào Liên minh Châu Âu có số lượng tương đối nhỏ, dự định theo cỡ nền kinh tế Ma Rốc. Tuy nhiên, những phần này có ý nghĩa khác hoàn toàn giữa các thành viên của Nhà nước thuộc Liên minh Châu Âu. Ví dụ: Riêng Tây Ban Nha chiếm 20 %, quần áo veston nữ hoặc nữ thanh niên (6204) và quần áo veston nam (6203) chiếm khoảng 11%.
Những giá trị đơn vị được tính toán theo sử dụng trọng lượng tịnh của sản phẩm. Đơn giá cao nhất cũng như tổng trị giá xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu thuộc giá trị của những bộ veston cho phụ nữ (6204). Đây là thành phẩm được ngành công nghiệp may quần áo sản xuất ra. Năm 2012, Ma Rốc đã xuất khẩu hơn 700 triệu Euro trị giá những mặt hàng này sang Liên minh Châu Âu, với giá trị bình quân gần 40 Euro / 1 kg. Chỉ số giá trị của giày xuất khẩu cao tương ứng với con số trên. Trên hết, giá đơn vị giày trong số những mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao nhất. Tính tổng số, giá trị 5 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu sang Liên minh Châu Âu đạt tới 1,6 tỷ Euro năm 2012. Với tổng trị giá xuất khẩu vải dệt , da và mặt hàng quần áo là 3,3 tỷ Euro thuộc vào 5 sản phẩm chiếm nửa khu vực hàng xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu.
Bảng 2
5 Mặt hàng xuất khẩu nhóm 28 Liên Minh Châu Âu năm 2012
|
Nơi đến của 5 mặt hàng xuất khẩu này là Bồ Đào Nha, Vương quốc Bỉ, cũng như là Cộng hòa Czech, đã nổi lên là thị trường đầy hứa hẹn cho sản phẩm.
Toàn bộ, những thị trường xuất khẩu này chiếm 90 % tổng hàng xuất khẩu tính theo chủng loại.
Thị trường xuất khẩu lớn nhất là Tây Ban Nha, đặc biệt là những bộ quần áo phụ nữ, chiếm một nửa trong tổng số. Quần áo nam chiếm 40 % thị trường Tây Ban Nha, tiếp theo Tây Ban Nha là Pháp. Trong khi đó Đức là thị trường xuất khẩu giày và áo Pul đứng đầu, Anh và Ba Lan chỉ giữ vai trò thứ yếu. Ba Nhà nhập khẩu lớn hơn là Tây Ban Nha, Pháp và Đức, chiếm khoảng 10% làm cho Ma Rốc phụ thuộc lớn vào ba nước này, v.v...
Những kết luận và những chính sách nêu lên:
Những kết luận chính:
Khu vực dệt, may và sản xuất da là một trong những khu vực sản xuất chủ yếu của nền kinh tế Ma Rốc, tạo ra khoảng 250 000 việc làm. Theo lịch sử, Ma Rốc đã thiết lập nhiều quan hệ và có nhiều quan hệ rất tốt với các nước thuộc Liên minh Châu Âu. Hiệp định quy trình thương mại hướng ngoại đã tạo thành phương tiện đưa ngành công nghiệp dệt may Ma Rốc hội nhập với ngành công nghiệp dệt may của Liên minh Châu Âu từ giữa những năm 1980, nơi đó những phân khúc sản xuất đã được phân chia tạo ra thành một lối dẫn hướng cho đầu tư tư bản vào nghành sản xuất dệt của Liên minh Châu Âu, nơi có cường độ lao động cao đã đầu tư vào Ma Rốc, thực hiện sản xuất bằng nhiều hoạt động lao động có cường độ cao tại Ma Rốc.
Trong số ba ngành công nghiệp thuộc khu vực này, ngành dệt chiếm số lượng nhỏ nhất, khoảng 15% trong tổng trị giá của trị giá gia tăng trong khu vực so với 41% và 44% của của ngành công nghiệp da và quần áo.Gần như toàn bộ các nhà máy dệt đều thuộc sở hữu của Nhà nước, các nhà máy này sản xuất và cung ứng cho thị trường địa phương. Nói chung, suất đầu tư thấp, mặc dầu, phần kết quả chủ yếu đưa vào hiệp định thương mại tự do giữa Mỹ và Ma Rốc, đưa đến các nhà sản xuất hội nhập theo chất lượng vào các ngành sản xuất tại Ma Rốc .
Gần đây Ma Rốc vẫn còn phụ thuộc vào vài thị trường thuộc Liên minh Châu Âu, trước hết là Tây Ban Nha, Pháp, Đức và Vương quốc Anh.
Những chính sách:
Những chính sách chính nằm trong nội hàm của đàm phán và ứng phó với những thách thức của hiệp định tự do thương mại những mặt hàng dệt may, da và quần áo:
|
Kể từ khi các mặt hàng dệt, may, da giữa Liên minh Châu Âu và Ma Rốc đã được tự do, thì việc giới thiệu chính sách khu vực, chủ yếu chỉ là thông báo những thách thức trực tiếp của hiệp định tự do thương mại, không thuộc hồ sơ thể hiện đầy đủ hiệu quả tiềm năng, giảm nhẹ khả năng tác động xấu .
Đầy đủ chính sách chung, khuyến khích dự toán suy giảm giá trị gia tăng trong những nghành công nghiệp dệt và quần áo. Kết quả, sẽ là quan trọng cho thúc đẩy sử dụng kỹ thuật sản xuất hiện đại, cùng với chính sách đầu tư, hỗ trợ chuyển dịch những nghành công nghiệp này. Hơn nữa, những công ty trực thuộc các nghành công nghiệp này, cần phải hiểu biết đầy đủ thị trường các nước Liên minh Châu Âu. Những biện pháp đặc biệt hỗ trợ, sự hiểu biết đã gia tốc cho những doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ động tham gia buôn bán ở tầm cao giữa hai khu vực thị trường, cũng là kết quả do những thách thức của hiệp định tự do thương mại.