Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bản tin Thương vụ Thái Lan ngày 28/4/2016

Chính phủ Thái Lan ủng hộ kế hoạch đầu thầu 11,4 triệu tấn gạo trong kho dự trữ quốc gia; Thái Lan ký thỏa thuận chung MOU bán 150.000 tấn gạo cho Hồng Kông; Ngành đánh bắt cá Thái Lan đứng trước nguy cơ bị cấm nhập khẩu vào EU... là những nội dung chính trong Bản tin Thương vụ Thái Lan ngày 28/4/2016.

 

Chính phủ Thái Lan ủng hộ kế hoạch đầu thầu 11,4 triệu tấn gạo trong kho dự trữ quốc gia

Chính phủ Thái Lan vừa ủng hộ kế hoạch đầu thầu nhằm giải phóng 11,4 triệu tấn gạo trong kho dự trữ quốc gia. Phiên đấu thầu đầu tiên sẽ diễn ra vào tuần tới. Đây là nỗ lực của Chính phủ Thái Lan nhằm giải phóng hoàn toàn lượng gạo dự trữ trong kho quốc gia vào cuối năm 2017.

Đề xuất trên của Bộ Thương mại Thái Lan đã được Hội đồng Chính sách Gạo Quốc gia do Thủ tướng Prayut Chan-o-cha đứng đầu ủng hộ. Giá trị đấu thầu dự kiến sẽ đạt 100 tỉ Bạt (2,8 tỉ USD). Xét về chất lượng gạo. trong số 11,4 triệu tấn gạo hiện có trong kho quốc gia bao gồm gạo loại C - phù hợp với mục đích công nghiệp; gạo loại P đạt tiêu chuẩn của Bộ Thương mại; và gạo loại A và B trong tình trạng cần được phân loại thêm.

Xét về thành phần, dưới 20% trong 7,5 triệu tấn là gạo loại C và trên 20% trong 1,5 triệu tấn là hỗn hợp giữa gạo loại C và các loại gạo khác. Số lượng 2,4 triệu tấn còn lại không đạt chất lượng an toàn phục vụ cho người. Dự kiến, các phiên đấu thầu đối với 3 loại gạo trên sẽ diễn ra theo định kỳ hàng tháng trong khoảng thời gian tháng 3-7/2016. Thời điểm này lượng gạo mới gặt cũng chưa xuất ra thị trường.

Tại thời điểm này, thị trường gạo xuất khẩu đang ghi nhận xu hướng giá tăng cao đối với loại gạo hương Hom Mali thu hoạch từ vụ mùa 2014-15 ở mức 772 USD/tấn trong thời điểm giao dịch 20-26/04/2016 cao hơn mức 762 USD/tấn trong thời điểm giao dịch 08-19/04/2016.

Trong khi đó, giá gạo Hom Mali thu hoạch từ vụ mùa 2015-16 được chào báo ở mức 728 USD/tấn trong thời điểm 20-26/04/2016 cao hơn so với mức giá $721 trong thời điểm 08-19/04/2016. Giá gạo trắng 5% được chào bán với mức giá 397 USD/tấn cao hơn mức 390 USD/tấn cùng với khoảng thời gian đó.

Thái Lan ký thỏa thuận chung MOU bán 150.000 tấn gạo cho Hồng Kông

Các nhà xuất khẩu của Thái Lan vừa ký biên bản thỏa thuận chung (MOU) bán 150.000 tấn gạo chất lượng tốt với 7 công ty nhập khẩu của Hồng Kông. Tổng giá trị của biên bản thỏa thuận chung ước tính đạt 120 triệu USD.

Bộ Thương mại Thái Lan có kế hoạch tăng cường thị phần của gạo Thái Lan tại Hồng Kông ở mức 57% như hiện nay lên mức 65% vào năm 2016. Số liệu này tương ứng với mức không thấp hơn 200.000 tấn gạo Thái Lan xuất khẩu sang Hồng Kông. Bộ Thương mại Thái Lan cũng có kế hoạch tăng số lượng lên mức 300.000 tấn gạo trong vòng 1-2 năm tới.

Ước tính tổng khối lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan trong năm 2016 đạt mức 9-9.5 triệu tấn. Mặc dù thấp hơn lượng gạo xuất khẩu của năm 2015 ở mức 10 triệu tấn. Nguyên nhân của sự sụt giảm này xuất phát từ tình hình hạn hán toàn quốc. Hiện nay, lượng gạo dự trữ trong kho quốc gia ở mức 12 triệu tấn. Với khối lượng như hiện nay, giá gạo trắng của Thái Lan sẽ rất khó có thể tăng trong thời gian tới.

Bộ Thương mại Thái Lan được yêu cầu xem xét lại kế hoạch marketing nhằm tập trung vào các sản phẩm gạo Thái Lan chất lượng cao. Nhóm các thị trường trọng điểm của gạo chất lượng cao chủ yếu tại Châu Á bao gồm Hồng Kông, Singapore, Trung Quốc và Hoa Kỳ do sức mua cao.

Để kế hoạch thành công, Bộ Thương mại Thái Lan sẽ tăng cường hợp tác với khối tư nhân và người nông dân. Riêng đối với loại gạo Berry và gạo hữu cơ, việc gia tăng diện tích gieo trồng được coi là ưu tiên hàng đầu hiện nay của Chính phủ Thái Lan. Trong khi đó, khối tư nhân sẽ tập trung triển khai các chương trình marketing.

Ngành đánh bắt cá Thái Lan đứng trước nguy cơ bị cấm nhập khẩu vào EU

Ngành đánh bắt cá của Thái Lan đang phải đối mặt với nguy cơ bị cấm xuất khẩu vào EU tiếp sau những cảnh báo của Ủy ban Châu Âu về việc tiếp tục duy trì mức phạt thẻ vàng đối với các mặt hàng hải sản nhập khẩu từ Thái Lan do những cáo buộc về hoạt động đánh bắt cá trái phép, không thông báo và không theo quy định.

Việc duy trì mức phạt áp dụng thẻ vàng từ một năm trước đồng nghĩa với mức độ tăng trưởng xuất khẩu chậm đối với mặt hàng thực phẩm đông lạnh trong năm nay và thậm chí là mức giảm xuất khẩu đối với các sản phẩm hải sản trong nhiều năm tới đây. Nếu những quan ngại của Ủy ban Châu Âu về tiêu chuẩn đánh bắt cá của Thái Lan lan truyền đến các nhà nhập khẩu hải sản lớn của Thái Lan, tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn.

Ủy ban Châu Âu đang đặt nặng áp lực lên Chính phủ Thái Lan về việc phải thực hiện nhiều biện pháp cải thiện tình hình sau những cáo buộc về hoạt động đánh bắt cá trái phép, không thông báo và không theo quy định. Xuất khẩu hải sản của Thái Lan chiếm 40% tổng khối lượng xuất khẩu thực phẩm trị giá 1 nghìn tỉ Bạt (28,4 tỉ USD).

Để giữ vững nhịp tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng hải sản, Chính phủ Thái Lan đã đẩy mạnh việc mở rộng và tìm kiếm nhiều thị trường khác như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc và nhóm quốc gia Đông Nam Á để đối phó với mức giảm xuất khẩu vào thị trường EU. Tuy vậy, trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu giảm, mức xuất khẩu đến các thị trường này cũng không nằm ngoài xu hướng chung.

Các cơ quan của Thái Lan cho rằng nhiều biện pháp đã được triển khai nhằm mục tiêu cải thiện tình hình. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nằm ở lòng tin của Ủy ban Châu Âu. Với việc duy trì áp dụng mức độ cảnh cáo thẻ vàng hoặc thẻ đỏ, Ủy ban Châu Âu cần có sự giải thích rõ ràng. Trước những phản hồi của Chính phủ Thái Lan, Ủy ban Châu Âu cho biết những biện pháp của Chính phủ Thái Lan vẫn chưa cho thấy sự cải thiện như kỳ vọng.

Sản lượng xe ô-tô sản xuất của Thái Lan tăng 8% trong tháng 03/2016

Thị trường xe ô-tô nội địa được kỳ vọng sẽ phục hồi trong nửa cuối của năm 2016 sau những tín hiệu khả quan về sản lượng xe sản xuất tăng cao trong tháng 03/2016. Chi tính riêng trong tháng 03/2016, sản lượng sản xuất xe ô-tô ở mức cao nhất trong vòng 30 tháng đạt 192.811 chiếc tăng 8,19% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sản lượng sản xuất nội địa tăng đối với mọi dòng xe bao gồm xe khách, xe bán tải và xe bán tải chở khách (PPVs). Sản lượng tiêu thụ xe tại thị trường nội địa chiếm 43,3% tổng sản lượng xe trong tháng 03/2016 tăng 31,9% so với tháng 01/2016 và 37,1% so với tháng 02/2016. Những số liệu trên cho thấy sự phục hồi của thị trường xe ô-tô nhờ nhu cầu tiêu dùng có dấu hiệu phục hồi. Dự đoán sản lượng tiêu thụ xe sẽ có xu hướng tăng bắt đầu vào tháng 06/2016.

Tuy nhiên, sản lượng tiêu thụ xe tại thị trường nội địa trong tháng 03/2016 giảm 2,3% ở mức 72.404 xe. Sản lượng xe tiêu thụ trong quý I/2016 đạt mức 181.318 xe giảm 8,3%.

So với cùng kỳ năm ngoái, sản lượng xe xuất khẩu giảm 14,33% đạt 109,334 xe với tổng giá trị đạt 163,55 tỉ Bạt tăng 0,39%.

Trong 03 tháng đầu tiên, số lượng xe xuất khẩu giảm 6,24% ở mức 307.760 xe với tổng giá trị đạt 163,55 tỉ Bạt tăng 11,35%. Lượng xe bán tải chở khách (PPVs) đạt giá trị xuất khẩu cao nhất.

Theo dự báo của Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan, dự báo về sản lượng tiêu thụ xe nội địa đạt 750.000 – 780.000 trong năm nay giảm từ 2,5-6,2% so với năm ngoái. Đây là mức giảm trong năm thứ 4 liên tiếp.

Trong Quý I/2016, Thái Lan trở thành nhà xuất khẩu xe ô-tô hàng đầu sang Việt Nam đạt mức 7.800 xe tăng 64,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Thái Lan chỉ đứng sau Hàn Quốc với 3.560 xe và Trung Quốc với 2.260 xe giảm so với cùng kỳ năm ngoái lần lượt ở mức 41% và 56%

Nợ công quý I/ 2016 của Thái Lan tương đương 1,7% GDP

Nợ công của Thái Lan, trong quý I của năm tài chính 2016 tính từ thời điểm tháng 10-12/2015 hiện ở mức 238.53 tỉ Bạt (6,8 tỉ USD) tương đương với 1.7% tổng sản phẩm quốc nội tăng 9,1% so với cùng thời điểm năm tài chính trước.

Tổng doanh thu của khu vực công ở mức 1,59 tỉ Bạt giảm 158,49 tỉ Bạt (4,5 tỉ USD) hay tương đương 9,1%. Việc sụt giảm do nguồn thu từ khối doanh nghiệp nhà nước giảm đặc biệt là các tập đoàn lớn như Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Thái Lan (PTT), Cơ quan Điện lực Thái Lan (EGAT), Công ty Viễn thông Thái Lan (TOT)

Xét về chi tiêu, tổng mức chi tiêu đạt 1,83 nghìn tỉ Bạt (52,2 tỉ USD) giảm 138,68 tỉ Bạt (3,9 tỉ USD) tương đương 7,1% so với cùng kỳ năm ngoái chủ yếu do mức chi tiêu giảm của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Thái Lan và hãng hàng không quốc gia Thái Lan.

Cân bằng của khu vực công, phản ánh kết quả hoạt động và đường hướng chính sách tài chính (không bao gồm thu nhập lãi, chi phí lãi vay và trả nợ), cho thấy mức thâm hụt đạt 171,88 tỉ Bạt tương đương với 1,2% tổng sản phẩm quốc nội GDP.

Trong quý I của năm tài chính 2016, Chính phủ Thái Lan đã áp dụng các chính sách về ngân sách thâm hụt thông qua các chương trình chi tiêu quốc gia và cho vay đối với các dự án ưu tiên như quản lý nguồn nước cũng như hệ thống giao thông nhằm giúp đỡ nền kinh tế địa phương trong dài hạn.

Xuất khẩu Thái Lan hướng tới 16 thành phố trong CLMV

Bộ Thương mại Thái Lan đang hướng đến nhóm quốc gia CLMV bao gồm Cam-pu-chia, Lào, My-an-ma và Việt Nam. Đây là một phần trong kế hoạch xúc tiến các sản phẩm của Thái và dịch vụ tại 16 quốc gia. Các quốc gia CLMV là một trong những thị trường trọng điểm đối với hàng hóa xuất khẩu của Thái Lan.

Việc lựa chọn 16 thị trường quan trọng trong kế hoạch xúc tiến xuất khẩu do đây đều là những thị trường tiềm năng do thu hút khách du lịch và vị trí địa lý gần nhau. Bên cạnh thủ đô thì việc lựa chọn các thành phố khác cũng giúp đẩy mạnh tăng trưởng về xuất khẩu của Thái Lan đến nhóm nước CLMV. 16 thành phố bao gồm Mandalay, Myawwady, Myiek, Hải Phòng, Cần Thơ, Krong Preah Sihanouk, Koh Kong, Siem Riep, Savannakhet, Champasak, and Luang Prabang.

Nằm trong kế hoạch xúc tiến xuất khẩu đến các thị trường này, các kế hoạch và chương trình xúc tiến hàng hóa Thái Lan sẽ được triển khai. Các doanh nghiệp của Thái Lan cũng sẽ tìm kiếm đối tác tại nhóm nước CLMV.

Nhiều chương trình quảng bá cũng sẽ được tổ chức với sự tham gia của nhà nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ, và hệ thống các cửa hàng tại nhóm nước CLMV nhằm tăng cương kết nối giữa nhà sản xuất Thái Lan và khuyến khích họ tổ chức các chương trình khuyến mại trong cửa hàng. Chuỗi sự kiện trên cũng sẽ thu hút thêm khách du lịch và đầu tư tới Thái Lan.

Để giải quyết các vấn đề về cản trở thương mại, Bộ Thương mại Thái Lan sẽ bổ nhiệm vị trí cấp cao tại mỗi nước nhằm tiến tới việc xóa bỏ hoàn toàn những rào cản thương mại.

Thái Lan cắt giảm số lượng cụm công nghiệp trên cả nước

Chính phủ Thái Lan có kế hoạch cắt giảm số lượng cụm công nghiệp ở mức 10 như hiện nay xuống mức 5 do do sự phát triển chậm của khu vực tư nhân. Bộ Tài chính của Thái Lan sẽ tiến hành việc xem xét lại số lượng của các cụm công nghiệp và nghiên cứu các gói xúc tiến hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư.

Các gói xúc tiến thương mại mới sẽ bao gồm ưu đãi về thuế đối với nhà nghiên cứu và giấy phép làm việc đối với người lao động nước ngoài, hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật. 5 cụm công nghiệp bao gồm thực phẩm hữu cơ và nông nghiệp sinh học; y tế và chăm sóc sức khỏe, công nghệ cao, máy móc và robots; nền kinh tế kỹ thuật số; và văn hóa và dịch vụ. Đối với danh sách của các cụm công nghiệp khác sẽ tạm thời bị trì hoãn vô thời hạn.

Kế hoạch về 10 cụm công nghiệp được nội các thông qua vào tháng 11 năm ngoái. Kế hoạch về 10 cụm công nghiệp được nội các thông qua vào tháng 11 năm ngoái. Tiêu chí lựa chọn cụm công nghiệp dựa trên mức độ đầu tư của khu vực tư nhân vào các nhóm công nghiệp giảm mạnh trong vòng 10 năm qua.

Danh sách 10 cụm công nghiệp ban đầu bao gồm thiết bị điện tử thông minh; du lịch nghỉ dưỡng, y tế và cao cấp; nông nghiệp và công nghệ sinh học; thực phẩm; robot trong ngành công nghiệp; hậu cần và hàng không; nhiên liệu sinh học và hóa sinh; kỹ thuật số; và các dịch vụ y tế.

Theo kế hoạch, Bộ Tài chính, Bộ Công nghệ Truyền thông và Thông tin, và Bộ Thương mại sẽ cũng phối hợp để thiết kế các gói xúc tiến. Nhóm công ty lớn và các tổ chức giáo dục cũng sẽ tham gia chương trình phát triển 5 cụm công nghiệp mới.

Thái Lan xem xét tái đàm phán Hiệp định khung về thương mại và đầu tư (TIFA) với Hoa Kỳ

Thái Lan và Hoa Kỳ đang xem xét tăng cường hợp tác thương mại và đầu tư trong khuôn khổ Hiệp định khung về thương mại và đầu tư (TIFA) với Hoa Kỳ sau khi bị gián đoạn trong 13 năm. Hai bên cũng xem xét khả năng Thái Lan sẽ gia nhập Hiệp định TPP.

Thái Lan sẽ tìm kiếm cơ hội để hàng hóa Thái Lan có thể hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Thái Lan cũng sẽ khuyến khích Hoa Kỳ mở rộng việc áp dụng ưu đãi thuế quan tới các sản phẩm của Thái Lan kể từ khi thương hiệu của Mỹ mong muốn Thái Lan trở thành trung tâm sản xuất các sản phẩm phục vụ du lịch và tái xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Hiện có rất nhiều thương hiệu tiềm năng của Hoa Kỳ như Coach, Tumi, Michael Kors và Under Armour.

Thái Lan cũng sẽ khuyến khích Hoa Kỳ mở rộng chương trình ưu đãi thuế đối với mặt hàng nước dừa do nhu cầu tăng cao một phần vì đây là nước uống có hàm lượng dinh dưỡng cao.

Bên cạnh đó, Thái Lan cũng sẽ tăng cường trao đổi thêm thông tin về Hiệp định TPP và những thách thức khi tham gia Hiệp định này.

Một số các vấn đề khác như nâng cao nhận thức về quyền tác giả và vi phạm bản quyền cũng như kế hoạch hành động của Chính phủ nhằm giải quyết các vấn đề về lao động và đánh bắt cá trái phép cũng sẽ được Thái Lan trao đổi với Hoa Kỳ.

Khu vực hợp tác về năng lượng thay thế cũng sẽ được hai Bên thảo luận. Phía Hoa Kỳ muốn sử dụng Thái Lan là trung tâm đầu tư của khu vực ASEAN.

Hoa Kỳ hiện là đối tác thương mại lớn thứ ba của Thái Lan với kim ngạch hai chiều đạt 37,92 tỉ USD vào năm 2015. Trong đó, tổng giá trị xuất khẩu đạt 24,05 tỉ USD và nhập khẩu đạt 13,86 tỉ USD.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website