Bản tin Thị trường Úc tháng Ba năm 2016
Hướng phát triển của quan hệ Việt Nam - Australia
Sau hơn 40 năm thiết lập quan hê ngoại giao, quan hệ Việt Nam – Australia đang phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực. Nhân dịp Tết Nguyên đán Bính Thân 2016, phóng viên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Australia Lương Thanh Nghị về mối quan hệ giữa Việt Nam và Australia.
Quan hệ giữa Việt Nam và Australia đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, vào năm 2009, hai nước đã thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện; năm 2015 đã nâng cấp quan hệ thành Đối tác toàn diện tăng cường. Đại sứ đánh giá thế nào về mối quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa hai nước trong thời gian qua?
Sau hơn 40 năm thiết lập quan hê ngoại giao, quan hệ Việt Nam – Australia đang phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực. Năm 2015, nhân chuyến thăm chính thức Australia của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trên cơ sở các thành tựu đạt được, hai bên đã nhất trí nâng cấp quan hệ thành Đối tác toàn diện tăng cường. Trong số các nước ASEAN, cho đến nay, ngoài Việt Nam, Australia mới thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với Indonesia, Singapore và Malaysia.
Thời gian qua, hai bên duy trì việc trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao cũng như các cấp bộ, ngành và địa phương, qua đó tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, đồng thời mở rộng cơ hội hợp tác. Trong hai năm qua, lãnh đạo cấp cao hai nước thường xuyên có các cuộc tiếp xúc, trao đổi nhằm xây dựng khuôn khổ và phương hướng cho phát triển quan hệ hai nước.
Hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư những năm gần đây khởi sắc. Nếu như năm 1990 thương mại hai chiều chỉ đạt khoảng hơn 32 triệu AUD thì đến năm 2014 đã đạt gần 7 tỷ USD. Năm 2015, tổng kim ngạch hai chiều có phần giảm do biến động của giá dầu thế giới, nhưng dự kiến vẫn ở mức hơn 6,5 tỷ USD. Hiện Úc có khoảng gần 300 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đạt khoảng 1,5 tỷ USD, đứng thứ 21 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Việt Nam cũng bắt đầu đầu tư vào Úc, với khoảng 15 dự án với tổng vốn đầu tư gần 200 triệu USD.
Hợp tác an ninh – quốc phòng và tư pháp có những bước phát triển mới, nhất là trong các lĩnh vực đào tạo quốc phòng, phòng chống tội phạm mạng, tội phạm công nghệ cao, tương trợ tư pháp hình sự, dẫn độ tội phạm...
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Úc năm 2015
Theo số liệu của Cơ quan Thống kê Úc kim ngạch xuất khẩu năm 2015 của nước ta sang Úc đạt 4,468 tỷ đô la Úc (AUD), giảm 9,6%, trong đó hàng hóa thuộc dạng thô và sơ chế đạt 1,227 tỷ AUD, chiếm 27,5%, tổng kim ngạch, giảm 52,7% và hàng hóa chế tạo và chế biến đạt 3,227 triệu, chiếm 72,2%, tăng 39,3% so với năm 2014. Việc xuất khẩu hàng chế tạo, chế biến chiếm tỷ trọng vượt trội so với hàng thô và sơ chế, đồng thời tốc độ tăng trưởng cũng cao hơn nhiều là điểm có ý nghĩa kinh tế rất quan trọng.
Trước hết đối với các sản phẩm thô và sơ chế thì mặt hàng xuất khẩu lớn nhất là (i) Dầu thô đạt 674 triệu AUD, giảm 68% do giá dầu lao dốc, (ii) Thủy sản đạt 233,4 triệu, giảm 5,7%, (iii) Rau quả trong đó chủ yếu là hạt điều đạt 179 triệu, tăng 29,6%, (iv) Cà phê và hạt tiêu đạt 68,4 triệu, tăng 29,7%, (v) Ngũ cốc và chế phẩm từ ngũ cốc trong đó chủ yếu là gạo đạt 16,1 triệu, tăng 14,8%, (vi) Chế phẩm ăn được khác trong đó chủ yếu là mỳ pasta và bột canh đã làm chín và đã nhồi đạt 14,9 triệu, tăng 50,5%, (vii) Đồ uống trong đó chủ yếu là bia đạt 14,6 triệu, tăng 214%.
Đối với các sản phẩm chế tạo và chế biến thì nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất và cũng đạt tốc độ tăng trưởng rất mạnh là (i) Thiết bị viễn thông thu, tái tạo âm thanh, hình ảnh trong đó chủ yếu là điện thoại và linh kiện đạt 1126,6 triệu, tăng 35,3%, (ii) Giày dép đạt 309,6 triệu, tăng 61,2%, (iii) Máy văn phòng và máy tính đạt 303,4 triệu, tăng 49,3%, (iv) Đồ nội ngoại thất, chiếu, thảm, giường, đệm đạt 277,3 triệu, tăng 25,5%, (v) Dệt may đạt 238,2 tăng 39,8%.
Tiếp theo cần phải kể đến mặt hàng (vi) Máy móc thiết bị dụng cụ điện 184,4 triệu, trong đó chủ yếu là vi mạch tích hợp hay IC đạt 102 triệu, tăng hơn 9 lần. Đây là mặt hàng tăng trưởng ấn tượng nhất trong tất cả các mặt hàng, (vii) Sản phẩm chế biến khác trong đó có các mặt hàng như hàng mây tre, đồ thể thao, sản phẩm nhựa, đồ kim hoàn đạt 135 triệu, tăng 27,8%, (viii) Sản phẩm khoáng chất phi kim loại khác, trong đó có clanke, sản phẩm bằng xi măng, đá nhân tạo, sứ đạt 90,7 triệu, tăng 16,4%, (ix) Kim loại màu 75 triệu, tăng 115%, (x) Hàng hóa du lịch, túi và đồ đựng tương tự đạt 58,6 triệu, tăng 56,7%, (xi) Giấy, bìa và sản phẩm từ giấy, bìa và bột giấy 57,5 triệu, tăng 24,5%, (xii) Phương tiện vận tải khác 54 triệu, chủ yếu là tàu thuyền giảm 23,9%.
Cũng cần nêu thêm một số mặt hàng tăng trưởng mạnh là: Sợi dệt, vải dệt, vật liệu nhân tạo khác và sản phẩm liên quan đạt 45 triệu, tăng 58,1%. Sắt thép đạt 27,9 triệu, tăng 89,1%, Nồi hơi tạo ra hơi nước, hơi khác, sản xuất hơi quá nhiệt tuy kim ngạch khiêm tốn hơn so với vi mạch/IC nhưng tăng trưởng rất ấn tượng, đạt 20,7 triệu, tăng 29 lần.
Tóm lại trừ dầu thô và thủy sản, năm 2015 đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh của rất nhiều nhóm hàng, mặt hàng trong đó có những mặt hàng tạo đột biến, v.v ...
Tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Úc trong tháng 1 năm 2016
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong tháng 1 năm 2016, kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và Úc đạt hơn 453 triệu USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Úc đạt 229 triệu USD, giảm 1,9%, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Úc đạt 224 triệu USD, tăng 55,6% so với cùng kỳ, v.v ...
Quy mô, cơ cấu, chủng loại và giá cả thủy sản nhập khẩu của Úc từ Việt Nam, ASEAN, Trung Quốc và Niu-di-lân
Thủy sản Úc nhập khẩu từ Việt Nam
Năm 2014 là năm Úc gia tăng mạnh mẽ việc nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam. Kim ngạch nhập khẩu thủy sản năm 2014 từ Việt Nam đạt 223,4 triệu USD, chiếm tỷ trọng 13,7%, tăng 25,8% so với năm 2013 mặc dù tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Úc chỉ tăng 6,2%. Các mặt chủ lực xuất khẩu sang thị trường này gồm: tôm đông lạnh, tôm chế biến và cá phi lê đều đã tăng rất mạnh trong năm 2014.
Tuy nhiên sang năm 2015, cùng với sự sụt giảm nhập khẩu thủy sản của Úc, giảm 14,9%, kim ngạch nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam đã giảm ở hầu hết các mặt hàng, giảm 21,8% và chỉ đạt 174,6 triệu USD. Khó khăn cho hàng hóa nói chung cũng như hàng tiêu dùng nói riêng trong đó có thủy sản khi thâm nhập vào thị trường Úc năm qua là sự sụt giảm cầu tiêu dùng trong bối cảnh xuất khẩu sụt giảm, thất nghiệp tăng cao, 6,3% vào tháng 7/2015, tốc độ tăng tiền lương theo giờ cả năm 2015 chậm lại, chỉ đạt 2,3% so với 3,5% tại thời điểm tháng 1 năm 2013, kinh tế Úc gặp không ít khó khăn kéo theo và cộng hưởng thêm sự mất giá hơn 20% của đồng AUD so với USD làm cho hàng nhập khẩu của Úc trở nên đắt đỏ hơn so với các thị trường khác.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế cảnh báo nguồn cung dư thừa ảnh hưởng đến giá dầu
Ngày 22/2, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) công bố Báo cáo trung hạn thị trường dầu, theo đó, trong năm nay sẽ vẫn diễn ra tình trạng dư thừa nguồn cung dầu toàn cầu và giá dầu thô tiếp tục giảm.
Theo báo cáo, năm 2016, mức chênh lệch giữa nguồn cung và cầu sẽ là 1,1 triệu thùng/ngày, và chỉ trong năm 2017, cung và cầu mới có thể cân bằng, nhưng lượng dầu tích trữ sẽ tác động làm chậm tốc độ giá dầu tăng trở lại vì khi đó lượng dầu này mới bắt đầu được đưa vào thị trường. Tình hình thị trường hiện nay không có dấu hiệu về việc giá dầu phục hồi trong tương lai gần.
Năm 2015, nhu cầu về dầu toàn cầu tăng 1,6 triệu thùng/ngày, một trong những mức tăng lớn nhất trong những năm gần đây. Nguyên nhân xuất phát từ việc giá dầu giảm nhanh đã kích thích tiêu dùng. Tuy nhiên, lượng dầu sản xuất nhiều hơn lượng tiêu thụ và lượng cung vượt quá cầu 2 triệu thùng/ngày trong cùng một năm. Trong cả năm 2016 sẽ vẫn còn tình trạng dư thừa nguồn cung dầu
Mức tăng cầu từ nay đến năm 2021 khó có thể vượt quá mức trung bình 1,2 triệu thùng/ngày do suy giảm kinh tế toàn cầu. Mặc dù tăng chậm, song lượng cầu sẽ đạt đỉnh 100 triệu thùng/ngày vào năm 2019 hoặc 2020.
Theo báo cáo, tổng nguồn thu từ xuất khẩu dầu của các nước OPEC giảm từ 1,2 nghìn tỷ USD năm 2012 xuống còn 500 tỷ năm 2015. Trong năm 2016, con số này còn có thể giảm tiếp xuống còn khoảng 320 tỷ USD. Với các nước sản xuất dầu như Algeria, Nigeria và Venezuela đang phải đối mặt với kinh tế trong nước suy giảm, IEA cảnh báo nguy cơ thiếu đầu tư tác động xấu đến nguồn cung ổn định. Lượng đầu tư toàn cầu cho sản xuất dầu đã giảm 24% năm 2015 và dự kiến sẽ giảm 17% năm 2016. Ngoài Ả-rập Xê-út và Iran, năng lực sản xuất thêm hầu như không có, do đó, các nước cần duy trì đầu tư vào sản xuất để tránh hiện tượng tăng cầu gây ra tình trạng thiếu cung gâp mất ổn định.
Hiện nay, mức giá chuẩn của Mỹ giao hàng vào tháng 3 tới đang mở mức 30 USD/thùng. Tuần trước, Ả-rập Xê-út, Nga và các nước sản xuất dầu khác đã đồng ý ngừng sản xuất, nhờ đó đẩy giá dầu lên. IEA coi thỏa thuận trên là dấu hiệu của việc OPEC quyết tâm duy trì và mở rộng thị phần. Tuy nhiên, các nhà phân tích tỏ ngoài nghi, cho đây là một thỏa thuận miễn cưỡng. Theo ông Takayuki Nogami, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu Năng lượng tại Công ty Dầu, Khí và Kim loại Nhật Bản, thỏa thuận trên khônng rõ ràng về nhiều vấn đề quan trọng như lập trường đối với Iran và sẽ không có tác động mấy đối với thị trường, và chỉ ra lượng dầu do Mỹ sản xuất bắt đầu giảm và cán cân cung - cầu có dấu hiệu cải thiện. Theo ông này, trong thời gian ba tháng tới giá dầu sẽ dao động trong biên độ từ 25 - gần 50 USD/thùng.
Do ảnh hưởng của giá dầu, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Úc giảm sâu trong năm 2015. Kim ngạch xuất khẩu dầu thô giảm tới 69,4% (giảm gần 1,3 tỷ USD) và lần đầu tiên xuất khẩu dầu thô của Việt Nam chỉ đứng thứ hai trong các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Úc. Trong mấy năm gần đây, xuất khẩu dầu thô chiếm khoảng ½ tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Úc, do vậy với kim ngạch dầu thô giảm mạnh sẽ kéo tổng kim ngạch xuất khẩu giảm. Nếu không tính dầu thô, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng phi dầu thô vẫn tăng 9,5% so với năm 2014.
Giá trị nông sản Úc dự đoán vượt 60 tỉ đô trong năm tới
Theo Bộ Nông sản và Tài Nguyên, Kinh Tế và Khoa học Úc (ABARES), giá trị nông sản Úc sẽ lần đầu tiên vượt mức 60 tỉ đô trong năm tới.
Bò, các sản phẩm sữa và cừu dự đoán sẽ là những nông sản xuất khẩu tăng trưởng trong năm nay.
Trong bản báo cáo hàng năm mới nhất, ABARES dự đoán tổng giá trị của sản phẩm nông nghiệp sẽ đạt 60,3 tỉ đô trong năm 2016-2017, tăng 3% so với năm nay.
Tuy nhiên, viễn cảnh của năm 2016 không đồng nhất đối với các sản phẩm nông sản xuất khẩu.
Giá trị xuất khẩu của các sản phẩm gia súc và các sản phẩm từ gia súc dự đoán sẽ đạt 45 tỉ đô trong năm 2016-2017. Tuy vậy, nếu nhìn kĩ hơn, chúng ta sẽ thấy rằng mặc dù giá nông sản tăng một cách tổng thể, bò và bê lại mất giá 4%, cừu mất 11% và cừu non 3%.
Giá của các loại cây trồng cũng dự đoán giảm nhẹ năm 2016-17 theo xu hướng thị trường thế giới.
Chi tiết bản tin xem tại đây: //dl.dropboxusercontent.com/u/5541112/newsletter/1603v/newsletter.html